Chia sẻ

Tre Làng

BRT VÀ NHỮNG LỐI THOÁT


BRT và những lối thoát

Không có một đất nước nào như Việt Nam mình mỗi khi tắc đường thì đến con kiến cũng khó lọt qua. Nếu không may sự cố xảy ra giữa chốn đường tắc, đơn giản như có người buồn tiểu, có người bị đột quỵ, có xe cứu thương hoặc xe cứu hỏa... thì họ sẽ được giải thoát thế nào nhỉ. Đáng buồn hơn là không thấy ai lên tiếng phản đối thực tế này, chỉ nhăm nhăm đả kích nạn nhân.

Tuy nhiên, thật may mắn rằng hệ thông BRT đã nhen nhóm hình thành, thậm chí ngành giao thông còn làm rào ngăn cách để tạo thuận cho BRT và cũng đồng nghĩa rằng đây chính là những lối thoát mang tính nhân văn và khoa học. Nhưng cũng thật không may rằng cộng đồng đã và đang quá ích kỷ, liên tục đăng đàn phản đối, đả kích giải pháp hữu ích này thì quả thật là đáng lo ngại.

Đọc thêm: 

23 nhận xét:

  1. Thực sự thì hệ thống BRT là một bước tiến lớn của giao thông Hà Nội nói riêng cũng như giao thông cả nước nói chung .Đây có thể coi là một trong những biện pháp hữu hiệu và thực tế nhất góp phần giảm tải ách tắc giao thông. Thiết nghĩ , nếu chính quyền đã thực sự tích cực trong việc phát triển giao thông với BRT (đặt làn phân cách cứng) thì mỗi người dân cũng nên thể hiện sự tôn trọng , góp một phần ủng hộ của mình bằng cách ý thức tuân thủ làn đường , phần đường dành cho mình khi tham gia giao thông

    Trả lờiXóa
  2. TẠI SAO TÔI BỎ CỜ ĐỎ ĐỂ ĐI VỚI CỜ VÀNG.
    Đặng Xương Hùng
    16/1/2017

    Quan sát những tranh luận xung quanh vụ Mai Khôi, tôi muốn viết đôi chút về quá trình nhận thức của một người từ bên cờ đỏ nay ủng hộ cờ vàng. Tôi muốn chia sẻ với cả hai bên, cả bên cộng đồng hải ngoại và cả bên nhen nhúm đấu tranh, tức bắt đầu từ chối cờ đỏ.

    Sao cho cả hai bên đều có cách tiếp cận bao dung hơn và thấu hiểu nhau hơn. Tôi cho rằng vụ Mai Khôi không phải là đầu tiên mà cũng không phải là cuối cùng, sẽ tiếp tục có những vụ tương tự. Tranh luận qua lại là cần thiết, nhưng làm sao sau mỗi lần tranh luận, hai bên càng thông hiểu và gần lại với nhau hơn, tránh được sự trục lợi của cộng sản.

    Cách đây khoảng mười lăm - hai mươi năm trở về trước, người Việt trong và ngoài nước chúng ta rõ ràng bị chia rẽ bởi một làn ranh rạch ròi : cờ đỏ - cờ vàng. Hoặc anh đứng bên này, hoặc anh đứng bên kia. Hiện nay tình trạng này đã khác đi rất nhiều. Đã có rất nhiều người dân trong nước công khai chối bỏ cờ đỏ. Nhiều người đã bước hẳn sang với cờ vàng, nhưng cũng còn không ít người, tuy họ đã bước ra khỏi cờ đỏ nhưng cũng chưa muốn bước vào với cờ vàng. Hoặc là do họ chưa dám, còn sợ phiền nhiễu của cộng sản, hoặc do họ chưa thực sự sẵn sàng. Cho nên số này thường có khuynh hướng chờ đợi một lá cờ mới.

    Số người này rất dễ gây ra câu chuyện cờ đỏ - cờ vàng, khi họ bước vào những sinh hoạt chung cùng với những người bên cờ vàng. Nếu họ khéo ứng xử thì có thể chỉ dừng ở mức tranh luận. Nhưng cũng có người vụng về hoặc thiếu mềm dẻo, thì rất dễ gây ra nhưng cuộc tranh cãi lớn.

    Nhưng có một thực tế đáng mừng là người dân trong nước khước từ thẳng thừng cờ đỏ ngày càng nhiều và số người dân nằm trong lòng cờ đỏ, hiểu ra vấn đề, bắt đầu yêu mến và ủng hộ cờ vàng, ngày càng đông. Chưa bao giờ đồng bào hải ngoại và đồng bào trong nước chia sẻ thương yêu và đùm bọc nhau hơn như lúc này. Đồng bào trong nước đã công khai tri ân chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, đây đó cờ vàng đã xuất hiện ở trong nước. Đồng bào hải ngoại ngày càng ghi công và biết ơn người dân trong nước, nhất là những người đã đứng lên đấu tranh, phải chịu đè nén và tù đầy của cộng sản.

    Lời tâm sự mà tôi muốn chia sẻ cùng với đồng bào hải ngoại phía cờ vàng là cách tiếp cận theo dạng, nếu anh không chấp nhận cờ vàng tức anh vẫn còn ở phía cờ đỏ cộng sản, có lẽ không còn phù hợp trong lúc này nữa. Tôi không tin những chỉ trích gay gắt theo dạng này, đến từ đồng bào hải ngoại mà phần lớn đến từ sự chọc ngoáy của dư luận viên cộng sản. Làm như thế không những họ vừa làm mờ đi hình ảnh thân thiện của cờ vàng, mà còn nhân cơ hội đó, lôi kéo ngược trở lại số người mới chập chững bước vào cuộc đấu tranh.

    Tôi không dám trách, nhưng cũng thấy cần phải nói rõ tâm trạng của mình khi cũng từng bị coi là « cộng sản nằm vùng ». Những lúc đó đau lắm lắm, đồng bào ơi. Nó như một lưỡi dao cắt ngang lòng nhiệt huyết. Lúc đó, phải cố kìm lòng để tự nhủ, thời gian sẽ là thước đo, chứng giám cho mình.

    Những con người vừa mới dấn thân vào đấu tranh, cần lắm một sự bao dung và thân thiện. Với tấm lòng bao dung và những cử chỉ thân thiện con người sẽ sáng suốt hơn để dễ phân định giữa cảnh giác và nghi ngờ. Bao dung và thân thiện có thể làm biến đổi người khác. Kinh nghiệm của tôi là khi tôi đã tin và yêu những con người bên cờ vàng, thì mới là lúc tôi chọn cờ vàng.

    Đối với đồng bào còn trong lòng cờ đỏ và những người bắt đầu ghét cờ đỏ, tâm sự của tôi là cần luôn luôn tự tìm hiểu để thay đổi nếp nghĩ. Cộng sản mong muốn xóa bỏ cờ vàng trong lòng người dân. Cả bằng đe dọa, cả bằng tuyên truyền cộng sản đã cố tạo ra nếp nghĩ của người dân : cờ vàng là xấu, phải xa lánh.

    (Xin xem tiếp phần KẾT dưới)

    Trả lờiXóa
  3. Với nhận thức cộng sản toàn làm những điều trái khoáy, nên tôi thấy cần có thói quen lật ngược lại vấn đề, tự đi tìm hiểu, đặt câu hỏi « tại sao ? », nhất là với những gì mà cộng sản muốn tuyên truyền.

    Có tìm hiểu chúng ta sẽ dễ nhận ra rằng cuộc chiến đẫm máu tại Việt Nam là do tham vọng của cộng sản gây ra. Việt Nam Cộng Hòa cũng chỉ mong muốn sống trong hòa bình, để phát triển như Hàn Quốc hiện nay. Có tìm hiểu chúng ta sẽ nhận ra rằng cái ác đã thắng cái thiện, bên tiểu nhân đã thắng bên quân tử, bên chính nghĩa đã bị thua bên hoang dã, phi nghĩa. Xóa Việt Nam Cộng Hòa là xóa đi một chế độ dân chủ còn non trẻ để rồi cộng sản đã áp đặt một chế độ độc tài, những kẻ mu muội, bất tài lên lãnh đạo đất nước, đưa đất nước tụt hậu quá nhiều so với thế giới văn minh.

    Có tìm hiểu chúng ta mới trả lời được câu hỏi tại sao đồng bào tị nạn hải ngoại lại chân trọng lá cờ vàng. Để rồi thấu hiểu, thông cảm hơn với những đòi hỏi, đôi khi đến mức hơi khắt khe về thái độ với cờ vàng.

    Trước đây, tôi vẫn cứ nghĩ những câu chuyện về những đầy đọa của cộng sản với công chức, quân nhân của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ; những thảm họa thuyền nhân vượt biển trốn chạy cộng sản tìm tự do, có phần hơi nói quá lên. Nhưng sau này, khi được trực tiếp nói chuyện, tôi mới thấu hiểu những mất mát mà người dân miền Nam phải hứng chịu khi họ bị cộng sản « giải phóng ». Mỗi cá nhân, mỗi gia đình là một câu chuyện bi thương. Họ đã mất quá nhiều, để có thể dễ dàng dị ứng với những gì liên quan đến cờ đỏ, đến từ cờ đỏ.

    Có tìm hiểu chúng ta mới thấy, chỉ có lá cờ vàng mới thực sự chống Trung Quốc để bảo vệ giang sơn. Trái lại, cờ đỏ đang làm chư hầu cho kẻ thù phương Bắc. Chính vì thế mà cách đây không lâu, những nhóm như No U, con đường Việt Nam … khi đi biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa, vẫn trương cờ đỏ. Nay họ đã nhận thức ra, không mang cờ đỏ nữa.

    Có tìm hiểu chúng ta mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Cờ đỏ là cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Trung Quốc, đã bị Hồ Chí Minh rước về Việt Nam. Cờ vàng đã có từ thời Vua Thành Thái. Cờ vàng đã được Nhà nước Quốc Gia Việt Nam của ông Trần Trọng Kim, treo tại Hà nội trước năm 1954. Thậm chí trong cái ngày 19/8/1945, người dân đã mang cờ vàng để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng đã bị Việt Minh giật xuống để cướp chính quyền.

    Một trong những yếu tố làm cho các nước phương Tây phát triển, văn minh đó là tính kế thừa, bảo quản và gìn giữ truyền thống. Cộng sản đã quá ngu muội, tưởng rằng xây dựng được một chế độ mới bằng cách phủ nhận hoàn toàn các chế độ trước. Đó chính là nhân tố tạo ra sự thất bại của các chế độ cộng sản. Điều trân quý của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và của cờ vàng là biết kế tục những lựa chọn của các chế độ phong kiến Việt Nam.

    Nhận thức là một quá trình, tôi tin rằng, cùng với thời gian người dân trong lòng cờ đỏ sẽ khắc phục được nếp nghĩ mà họ đã bị cộng sản cài đặt, đối với cờ vàng. Và rồi họ sẽ dần dần nhận ra rằng cờ vàng là biểu tượng của dân chủ, nhân quyền và tự do.

    Nước Nga, sau khi cộng sản bị sụp đổ, cũng đã lựa chọn cờ Sa Hoàng. Vậy nên, xin cho tôi chia sẻ một niềm tin rằng, sau này khi cờ đỏ bị phế bỏ, một chế độ dân chủ tại Việt Nam cũng sẽ lựa chọn tiếp nối cờ vàng, thông qua một cuộc bỏ phiếu của toàn dân.

    Đặng Xương Hùng

    Trả lờiXóa
  4. Tắt đường, là nỗi khủng khiếp của người tham gia giao thông. Cái cảnh xe nhích từng tí, từng tí một, tậm chí dậm chân tại chỗ mới thấy nản làm sao. Tăc đường làm trì trệ mất bao công việc, làm tốn mất bao tiền bạc của dân. Hy vọng rằng Xe buýt nhanh sẽ khắc phục được tình trạng này.

    Trả lờiXóa
  5. BRT là một bước tiến lớn trong giao thông thủ đô, là một nỗ lực lớn của chính quyền thành phố trong việc giảm tải ách tắc giao thông. Chúng ta cần ghi nhận nỗ lực này dù nó chưa thực sự phát huy được hết tính hiệu quả nhưng cũng đã có những bước tiến rõ rệt. Thay vì lên án thì tại sao mọi người không cố gắng có những ý kiến xây dựng tích cực hơn nữa nhằm cải thiện tình hình? Tại sao lại để thói vị kỉ cá nhân ảnh hưởng tới lợi ích chung của tập thể?

    Trả lờiXóa
  6. BRT là một sản phẩm tiến bộ của giao thông. Điều này không phải bây giờ mới được chứng minh mà nó đã đạt được những thành tựu nhất định ở một số nước phát triển. Việt Nam đang có những sự tiếp thu và triển khai từ dự án này, điều này đã đạt được những hiệu quả ban đầu. Chúng ta hãy cùng cố gắng để BRT cũng sẽ đạt được những kết quả nhất định khi triển khai ở Việt Nam

    Trả lờiXóa
  7. dịp tết này BRT đã đưa bao hành khách miễn phí di chuyển ra các cửa ngõ của Thủ đô một cách nhanh chóng, an toàn

    Trả lờiXóa
  8. Bangtuyetnhietdoi14:42 23/1/17

    Tắc đường luôn luôn là nỗi ám ảnh của người dân Thủ đô trong giờ tan tầm. Nhờ có tuyến bus BRT chạy thử nghiệm mà tình hình đã cải thiện một cách đáng kể. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người dân thiếu ý thức khi điều khiển phương tiện cá nhân chạy lấn vào làn của xe bus, gây ra những nguy hiểm cho chính bản thân họ cũng như cản trở sự lưu thông của xe bus. Tình trạng này cần sớm được khắc phục chứ không thể để tiếp tục tái diễn được

    Trả lờiXóa
  9. Hungyen363614:45 23/1/17

    Tắc đường luôn là nỗi kinh hoàng của mỗi người tham gia giao thông. Cái cảnh đứng chôn chân giữa làn khói xe, bụi đường, nhích từng ly trên đường quả là điều khủng khiếp. Việc xây dựng một làn đường riêng cho xe bus BRT không phải chỉ là phương án giúp giảm thiểu ách tắc giao thông mà nó còn như một phương án hỗ trợ cho những xe ưu tiên trong trường hợp có sự cố hay tai nạn giao thông xảy ra. Việc làm này cần được ủng hộ và nhân rộng chứ sao lại lên án?

    Trả lờiXóa
  10. Hoabinh023414:48 23/1/17

    Chúng ta đầu tư kinh phí để đưa vào vận hành tuyến bus BRT không phải chỉ là một cách đưa phương tiện công cộng vào tham gia trong hệ thống giao thông. Đây còn là cách tiết kiệm chi phí cho nhà nước khi làm giảm thiểu tình trạng tắc đường, kẹt xe, làm giảm đi mức độ ô nhiễm của bầu không khí khi lượng phương tiện cá nhân tham gia giao thông giảm. Chính vì thế nên dự án xây dựng làn đường riêng cho xe BRT cũng như việc lắp dải phân cách cứng là điều nên làm, cần được ủng hộ

    Trả lờiXóa
  11. Có lẽ chính quyền vẫn không thể tưởng tượng nổi cái tư duy của dân tộc bần nông này, dù có là BRT, TRB hay RBT đi nữa thì ý thức của dân ta vẫn cứ như thế, vẫn cứ động đến lợi ích cá nhân là phải kêu, phải chửi. Dầu sao thì việc đó cũng là tốt khi mà từ cái tức đó lên BRT mà đi, khỏi phải chửi nữa, sau cùng là tắc đường giảm, người người vui. Hỗi ôi mong chính quyền cứ phạt nặng những thằng không chấp hành, chả khác gì cái vụ mũ bảo hiểm ngày xưa, đâu vào đấy hết. Một xã hội muốn phát triển, một cộng đồng muốn bằng nước người ta, muốn hóa rồng hóa phượng ở cái đất Á Châu này nhưng không chịu thay đổi, cứ chửi, chửi cho đã cái mồm và cái bộ óc hạn hẹp ngu si.

    Trả lờiXóa
  12. BRT là một ý tưởng tốt, nhưng ý tưởng tốt cần có sự thực hiện tốt và cả sự vận hành tốt. T ủng hộ sự có mặt của BRT nhưng nghi ngại về việc lắp rải phân cách cứng, vì thực sự thực sự đường VN rất nhỏ, và làm như vậy t nghĩ mất diện tích quá. Giờ các bác làm đk cái dải phân cách tự động nhô lên hạ xuống thì tốt, đường mà vắng thì cho xe thường đi chung vs ko lại tắc hết cả ngày bây giờ.

    Trả lờiXóa
  13. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  14. Đường VN tắc đến cỡ nào ai cũng biết rồi, BRT cũng là một trong những giải pháp cho vấn nạn này. NHưng để BRT có hiệu quả cần có sự ủng hộ của người dân, hy sinh một chút lợi ích cá nhân cho lợi ích chung sau này. BRT chưa hạ nhiệt giờ lại đến dải phân cách của BRT, thôi thì t hy sinh tý lợi ích của mình vậy.

    Trả lờiXóa
  15. Việc Sở giao thông vận tải Hà Nội phải lắp dải phân cách cứng cho xe bus nhanh BRT chính là một hành động cứng rắn nhằm vào ý thức tham gia giao thông của người dân thủ đô. Người ta chê bai ý tưởng này là không hợp lý, cản trở giao thông vào giờ cao điểm.
    Nhưng nếu người dân không cố ý đi vào làn của BRT thì lắp thêm một cái rào chắn làm gì? Đó là vấn đề. Lối thoát là ở cái đầu người dân và cái đầu của nhưng nhà quy hoạch

    Trả lờiXóa
  16. Tôi hàng ngày đi làm dọc trục đường Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương và ngày nào cũng chứng kiến tình trạng: Ngay cả vào thời điểm giao thông cực kỳ thuận lợi, đường vắng, xe duy trì tốc độ ổn định, người dân vẫn hồn nhiên chạy trong làn của BRT, cả xe máy lẫn ô tô cá nhân. Đối với tôi, cái ranh giới giữa làn BRT và làn hỗn hợp là một bài test cho ý thức giao thông của người Việt, và nó cũng là ranh giới giữa tắc đường và không tắc đường

    Trả lờiXóa
  17. Giao thông Hà Nội là một mớ hỗn độn và ở trong đó, có hàng trăm lý do được sử dụng hàng ngày để bao biện cho sự vô ý thức của mình.
    Muộn giờ làm, muộn giờ họp, muộn giờ đón con, muộn giờ nhậu, muộn giờ đá bóng, muộn trận tennis… Có hàng trăm thứ muộn và phải chăng cứ muộn là được phép vượt đèn đỏ, được ngược chiều, được chạy trong làn của BRT ngay cả khi đường xá thông thoáng?
    Nếu tất cả mọi người đều ra đường với chữ "Tôi" được đặt lên hàng đầu thì dù thành phố có thêm cầu vượt, dù chúng ta có đường tàu điện ngầm, đường tắc vẫn sẽ cứ tắc mà thôi

    Trả lờiXóa
  18. Thực ra cả giao thông Hà Nội có thể được thu nhỏ chỉ bằng một cái ngã tư thôi. Ở đó, nếu người ta chủ động cho nhau một lối thoát, chủ động nhường nhịn để ý thức lên ngôi, thì ai rồi cũng sẽ thoát khỏi ngã tư đó mà chẳng cần một giải pháp cao siêu gì. Đường còn tắc khi những cái đầu chưa thông…

    Trả lờiXóa
  19. Vào giờ cao điểm và đường quá tắc, thành phố đã bật đèn xanh cho phép các phương tiện lưu thông chung làn với BRT. Tuy nhiên, vào giờ thấp điểm, việc bạn kiên nhẫn di chuyển trong làn cho phép của mình, nhường làn BRT cho BRT hoạt động không chỉ chứng tỏ bạn là người tôn trọng pháp luật, mà còn cho thấy bạn sẵn sàng tạo ra một lối thoát cho giao thông Hà Nội. Đôi khi tôi tự hỏi: Tắc đường có nghĩa là gì? Là những con đường bị ken đặc tới mức không có lối thoát, hay những con người không chịu cho nhau lối thoát cùng chui vào một con đường?

    Trả lờiXóa
  20. Ở những nga tư lớn, một chiếc xe vượt cố khi đèn xanh chỉ còn 1, 2 giây có thể ngay lập tức tạo ra một đám đông hỗn loạn giữa ngã tư: Đám đông của một kẻ cố vượt và những kẻ đèn xanh chưa bật đã vội lao đi. Họ đều là những con người không chịu nhường cho nhau lối thoát. Sự nhường nhịn ở đây không có nghĩa là chúng ta phải nhường đường cho một chiếc xe vượt đèn đỏ, mà chúng ta nhường cho ý thức lên ngôi.

    Trả lờiXóa
  21. phương tiện gt cá nhân mới là nguyên nhân gây tắc đường nhé, sinh viên hầu hết chúng nó đi bằng xe bus rồi, thử hỏi ngần ấy sinh viên mà mỗi đứa 1 cái xe máy hay ô tô riêng như mấy bác thì còn nghiêm trọng như thế nào. xong rồi chưa kể bây giờ các bác hội nhập quá 2 vợ chồng trẻ mỗi người 1 cái ô tô. học sinh đứa nào cũng xe đạp điện lượn vèo vèo trên phố

    Trả lờiXóa
  22. đấy bây giờ đồng loạt bỏ xe riêng đi rồi đi phg tiện công cộng đi xem nào xem có tắc đường nữa không, nói thật chứ nếu mà đc thế khéo nhà nc đầu tư cho hẳn 5 phút 1 chuyến xe bus mà chạy vù vù ấy chứ, chỉ tội đông thôi.đầu tư ptcc thì kêu phí tiền, cho đi ptcn thì kêu k phát triển. công nhận là quản lý thiếu sót nhưng dân nhà mình mồm cũng to lắm cơ, kêu la nhiều lắm cơ và kbh chịu thiệt thòi vì cộng đồng đâu

    Trả lờiXóa
  23. Ta ko thể so với nhật hay sinh hay cả lào campuchia đc. Cái quan trọng là tầm nhìn của các lãnh đạo đến đâu, ý thức là chính nhưng mn thử xem, kể cả có ý thức thì cái đường lê văn lươngg sang đến láng hạ, đường như cái mắt muỗi thì ý thức kiểu gì cho hết tắc. Ý kiến riêng của e, nếu ko đưa các trương đh ra khỏi nội thành, vĩnh viễn hà nội và sg ko bao h hết tắc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog