Chia sẻ

Tre Làng

Hay: GIẢM 1,5% BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC, BIÊN CHẾ SỰ NGHIỆP ĐƯỢC GIAO NĂM 2015

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 02/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.

Về rà soát chức năng, nhiệm vụ; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc theo nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì; chuyển một số nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước không cần thiết phải trực tiếp thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả sang các tổ chức ngoài nhà nước đảm nhận.

Rà soát, sắp xếp, kiện toàn mô hình tổ chức của Bộ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; xoá bỏ các tổ chức trung gian. Xem xét hợp nhất các vụ, cục chưa đáp ứng được tiêu chí thành lập. Không đưa cơ quan đại diện tại miền Trung và miền Nam vào cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; hạn chế đề xuất thành lập mới tổng cục, cục, vụ, chi cục, phòng; hạn chế thành lập phòng trong Vụ, bảo đảm tinh gọn bộ máy, hiệu lực, hiệu quả, cải cách hành chính.

Rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức cấu thành của cơ quan, đơn vị theo hướng thu gọn đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Các Bộ, ngành tập trung hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực.

Các địa phương tập trung rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn; sắp xếp lại mạng lưới các trường, lớp, bảo đảm bố trí đủ sỹ số học sinh trên lớp theo các cấp, bậc học; sắp xếp lại mạng lưới các đơn vị sự nghiệp y tế theo hướng tinh gọn, hiệu quả đúng quy định.

Chỉ thị nêu rõ, từ nay đến năm 2021, mỗi năm Bộ, ngành, địa phương thực hiện giảm 1,5 đến 2% biên chế công chức, biên chế sự nghiệp được giao năm 2015. Các Bộ, ngành, địa phương chưa giảm được biên chế sự nghiệp năm 2016 so với biên chế được giao năm 2015 thì năm 2017 phải giảm tối thiểu 3% của biên chế được giao năm 2015.

Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới thì Bộ, ngành, địa phương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế công chức hoặc biên chế sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao.

Riêng đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trường hợp thành lập mới trường, tăng số lớp và tăng số học sinh, Bộ, ngành, địa phương tự cân đối trong tổng số biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được cấp có thẩm quyền giao; nếu không thể tự cân đối được thì có đề xuất gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đối với lĩnh vực y tế, trường hợp thành lập mới cơ sở y tế, tăng số giường bệnh thực tế sử dụng, Bộ, ngành, địa phương tự cân đối trong tổng số biên chế sự nghiệp y tế đã được cấp có thẩm quyền giao; nếu không thể tự cân đối được thì có đề xuất gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Nguồn: TTCP


(Ảnh minh họa)

11 nhận xét:

  1. Ngọc Sơn19:06 8/1/17

    Việc giảm biên chế như vậy là một việc làm rất đúng đắn và tích cực của Chính phủ, nó sẽ giúp làm tinh gọn bộ máy công chức nhà nước, đem lại hiệu quả tích cực hơn trong công việc.

    Trả lờiXóa
  2. Chính phủ Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình hoàn thiện mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, trở thành một "Chính phủ hành động". Việc giảm biên chế chính là một cách kiện toàn nhất bộ máy các cơ quan của Chính phủ, từ đó tạo ra hiệu quả làm việc tối ưu nhất cho đất nước, cho nhân dân.

    Trả lờiXóa
  3. Giảm biên chế dần dần sẽ giúp thu gọn bộ máy nhà nước vốn dĩ đã rất cồng kềnh. Đây là việc làm tốt, cho thấy sự thay đổi, hoàn thiện của nhà nước của Chính phủ trong việc cải thiện bộ máy nhà nước, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, bộ ngành. Tinh giảm thế này, thì tiến tới thủ tục hành chính các thứ cũng giảm sẽ tiện hơn rất nhiều.

    Trả lờiXóa
  4. Phải công nhận một điều là giảm biên chế dần dần sẽ giúp thu gọn bộ máy nhà nước vốn dĩ đã rất cồng kềnh. Đây là việc làm tốt, cho thấy sự thay đổi, hoàn thiện của nhà nước của Chính phủ trong việc cải thiện bộ máy nhà nước, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, bộ ngành. Tuy nhiên song song với việc tinh giảm thì đầu vào cũng nên hạn chế.

    Trả lờiXóa
  5. Muốn giảm được cần phải rà soát lại xem những cơ quan, tổ chức nào chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ với cơ quan, tổ khác thì phải sáp nhập lại, thậm chí xóa bỏ. Thu gọn đầu mối không chỉ giảm gánh nặng cho NSNN, mà còn thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao được hiệu lực, hiệu quả, tăng sự giám sát của xã hội.
    Bởi với bộ máy chồng lấn, trùng lắp, chồng chéo, khi xử lý, giải quyết công việc không biết ai chịu trách nhiệm, bên nọ đùn đẩy trách nhiệm cho bên kia, khiến tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc khi phải đến cơ quan công quyền.

    Trả lờiXóa
  6. Với biên chế viên chức chiếm hơn 90% tổng số biên chế, cần phải giảm ngay bằng cách đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công. Nhà nước chỉ trả lương cho biên chế viên chức thực hiện những công việc mà Nhà nước buộc phải làm, còn lại đẩy mạnh xã hội hóa, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy và tài chính, NSNN chỉ trả một phần chi thường xuyên và tiến tới chấm dứt đối với những loại dịch vụ công mà có thể xã hội hóa được, đồng thời xây dựng phí dịch vụ công phải tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.

    Trả lờiXóa
  7. Toàn giải pháp cũ rích, Nghị quyết TW nêu ra bao nhiêu năm nay rồi nhưng có thực hiện được đâu. Ngay việc thí điểm không tổ chức HĐND cấp huyện (với 713 đơn vị hành chính cấp huyện, mỗi huyện có ít nhất 5 đại biểu chuyên trách) tiết kiệm được 3.565 biên chế, đồng thời giúp cho chính quyền địa phương tinh gọn, giảm chi phí hành chính.. cuối cùng không thực hiện.
    Tại các trường học, trạm y tế vùng sâu, vùng xa đang oằn mình vì thiếu biên chế, trong khi đó bộ máy hành chính và các đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan trung ương và cấp tỉnh thì vẫn tiếp tục phình ra. Nay chỉ cần mạnh dạn giao tự chủ các đơn vị sự nghiệp (bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu..) ở các thành phố lớn cũng đã tinh giản được hàng chục nghìn người và cái được lớn nhất là hoạt động của hệ thống này sẽ hiệu quả hơn và người dân thì được lợi muôn phần

    Trả lờiXóa
  8. Nhân dân rất thắc măc và dẫn tới việc nghi ngờ mất niềm tin ! Thực ra làm giảm biên chế không khó ! Chỉ cần hàng năm tổ chức thi sát thạch nghiệp vụ thật KHÁCH QUAN thì sẽ loại ra được rất nhiều công chức yếu kém ! Bện pháp khác là công chức chỉ có HỢP ĐỒNG không có biên chế! Làm được như vậy bộ máy sẽ tinh gọn rất nhiều giảm được quỹ lương và lương của cán bộ làm tốt công việc rất cao ! Đảng và chính phủ nên coi đây là một cuộc CÁCH MẠNG thì mói thành công !

    Trả lờiXóa
  9. Nghe chủ trương tinh giảm bộ máy hành chính đã nhiều rồi, qua các năm rồi tới các kỳ đại hội thì số liệu bộ máy hành chính càng phình to. Tất cả do cơ chế, quản lý yếu nên bị nhóm người cơ hội, lợi ích nhóm lợi dụng. Việc đó Đảng biết, chính phủ biết, nhân dân biết nhưng tại sao không điều chỉnh được, có lẽ phải xem lại từ thượng tầng

    Trả lờiXóa
  10. Câu chuyện này tồn tại đã lâu nhưng cuộc sống vẫn từ từ trôi qua mà không có cách giải quyết .Bàn tinh giản cứ bàn nhưng bộ máy thì vẫn cứ ngày càng phình to.Ván đề cải cách tiền lương bàn cũng nhiều năm nhưng hỏi rằng lương tằng gấp hai lần đời sống người làm có thật được cải thiện.Thật ra lương tăng không bù được giá tăng kể cả mặt hàng nhà nước quản lý như Xăng Dầu Điện Nước không ngừng tăng >Mới đay bộ công thương còn quy định EVN được quyền tăng giá điện 20 % /năm .Hỏi rằng những người làm công ăn lương,không có thu nhập gì ngoài lương thì sống ra sao ?Đặc biệt là ác cụ hưu đã từ 1990 trở về trước lương rất thấp ,mỗi lần tàng chỉ một hai trăm ngàn đời sống không ngèo đói mới lạ .Nói tóm lại bàn mà không có giải pháp lúc đầu thì có phấn khởi vì được quan tâm .Nhưng mãi không thấy đời sống cải thiện thì chỉ mang lại thất vọng và làm mất lòng tin

    Trả lờiXóa
  11. Bộ Máy nhà nước của ta hiện nay quá cồng kềnh còn thừa nhiều nhân sự năng suất lao động của cán bộ nhân viên trong bộ máy Nhà Nước còn quá thấp, tôi rất hoan nghênh chỉ đạo của Thủ Tướng là cắt giảm nhân sự để cắt giảm chi phí đầu tư công tập trung đầu tư phát triển đất nước.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog