Chia sẻ

Tre Làng

LẠM DỤNG QUYỀN ƯU TIÊN LÀ TỰ ĐƯA MÌNH VÀO VÒNG NGUY HIỂM


Cách đây hơn chục năm, một chiếc xe biển ngoại giao của một đại sứ quán lớn bị anh em phú lít cẩu về bãi vì tội đỗ trên đường cấm. Mới đầu thì anh em phú lít cũng nhẹ nhàng nhắc nhở xe di chuyển, nhưng tay lái xe cậy biển ưu tiên rất ngông ngênh cứ ì ra rồi lại còn lên giọng thách thức. Tay đội trưởng phú lít ngứa mắt hô anh em cẩu mẹ xe về bãi và lập biên bản.

Mọi việc bỗng hóa ra ầm ĩ khi đại sứ quán kia đánh công hàm phản đối. Họ dựa vào công ước về quyền miễn trừ ngoại giao và kiên quyết không nhận xe về. Mọi việc được dàn xếp êm xuôi khi bộ phú lít phải chi tiền ăn ở và vé mái bai cho 2 nhân viên an ninh nước nọ sang kiểm tra xe trước khi nhận lại. Tay đội trưởng phú lít bị kỷ luật và tay lái xe ngoại giao thì bị về chại tắc xi và vĩnh viễn không có cơ hội xin việc tại bất kỳ sứ quán nào.

Sau vụ đó, cánh lái xe ngoại giao vểnh râu oai vệ. Chúng nó ỉa mẹ lên mọi loại luật lệ và biển cấm. Anh em phú lít nhìn thấy bọn nó là tránh như tránh tà. Và bỗng nhiên, mọi việc hóa ra tồi tệ vì sau đó, các vụ tai nạn va quệt ở xe ngoại giao bỗng gia tăng chóng mặt. Rồi đến khi một tay lái cho sứ quán mễ tây cơ tông chết người thì các đại sứ quán bắt đầu giật mình. Họ nhóm họp với nhau và phát hiện ra rằng các lái xe của mình đã cậy quyền thế để chạy ẩu khi không có nhân viên ngoại giao trên xe. Một loại các biện pháp giám sát lái xe được âm thầm thiết lập. Thư cảnh cáo và nhắc nhở được gửi tới từng người lái xe vi phạm. Nhân viên ngoại giao được khuyến khích sử dụng tắc xi và hạn chế tối đa việc dùng xe công vụ. Nhiều các lái xe bị chấm dứt hợp đồng.

Kể từ đó, các tài lái xe ngoại giao bỗng ngoan như cún. Họ hiểu rằng luật giao thông là để bảo vệ chính họ. Việc lạm dụng quyền ưu tiên ỉa lên luật là tự đưa mình vào vòng nguy hiểm. 

Sự trả giá cho việc cậy quyền cậy thế chạy ẩu nhiều khi cay đắng và thảm khốc. Một cậu xe ôm từng là lái xe sứ quán than thở với tôi như vậy.

15 nhận xét:

  1. Cái này là họ đã không tôn trọng công ước quốc tế về ngoại giao lãnh sự rồi. Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao không dành cho tất cả, các nhân viên lái xe chỉ có cái quyền ấy khi họ không phải công dân nước sở tại và họ đang thực hiện công việc thôi. Cũng may là đại sứ quán kia còn nhận ra tính chất nghiêm trọng của vụ việc, còn biết đóng cửa bảo nhau.

    Trả lờiXóa
  2. Ưu tiên thì cũng phải tuân thủ đúng luật pháp không chỉ thế cũng cần phải tuân thủ cả nguyên tắc, đạo đức nữa, không thể lạm quyền mà muốn làm gì thì làm được.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là chưa nhìn thấy quan tài thì chưa biết đổ lệ là gì. Nói gì thì nói, luật pháp là dựa vào tình hình thực tế của một quốc gia để soạn thảo ra chứ có phải thích là ra, không thích là hủy bỏ đâu. Vì vậy tốt nhất là nên tuân thủ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

    Trả lờiXóa
  4. Nhiều lúc thấy mấy quyền ưu đãi ngoại giao thật là bất cập. Bất cập ở chỗ nó không được phổ biến đúng đắn, chi tiết đến những người có liên quan. Họ quyền được bãi miễn ngoại giao nhưng họ cũng có nghĩa vụ phải tôn trọng luật pháp của nước sở tại. Bởi chấp hảnh nghiêm chỉnh chả mất cái gì cả ngược là để bảo vệ chính sự an toàn của họ.

    Trả lờiXóa
  5. Không phải cứ được cái mác miễn trừ ngoại giao, được có cái quyền ưu tiên gì gì đó mà làm tướng ở đây, muốn làm gì thì làm đâu. Ông có thể tự do tự tại nhưng ông không được xâm hại đến tính mạng, tài sản công dân và cơ sở vật chất nước tôi. Mà tóm lại chỉ cần đơn giản là chấp hành luật lệ, luật pháp của cả đôi bên thì lợi cho cả cả 2 rồi, có mất gì đâu mà các anh cứ phải vênh lên rồi giờ lại lùi lũi như cún con thế

    Trả lờiXóa
  6. Hoabinh03020020:32 9/1/17

    Tình trạng lạm dụng xe công để sử dụng vào mục đích cá nhân hay chuyên lấy danh xe công để được hưởng một số đặc quyền ưu tiên không phải là ít. Việc làm này thực sự rất nguy hiểm khi nó tạo tâm lý coi thường pháp luật cho cánh lái xe. Chính vì lẽ đó mà chúng ta cần thắt chặt hơn trong việc quản lý và sử dụng xe công, để những chiếc xe được sử dụng đúng mục đích và chức năng của nó

    Trả lờiXóa
  7. Thaibinh02340020:35 9/1/17

    Chấp hành luật giao thông là chách để mỗi người tham gia giao thông tự bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Bất kể là ai, một khi đã tham gia giao thông thì cần phải có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật, không thể mượn cớ này khắc để đòi quyền ưu tiên mà coi thường luật pháp được

    Trả lờiXóa
  8. Thaibinhquetoi23420:37 9/1/17

    Không thể mượn cái mác miễm trừ ngoại giao mà muốn làm gì thì làm, coi thường pháp luật như mấy cánh lái xe cho ngoại giao đoàn được. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho những người xung quanh mà còn cho chính cá nhân người tài xế. Vì vậy, dù là đặc quyền gì thì cũng phải dựa trên cơ sở tôn trọng và chấp hành luật

    Trả lờiXóa
  9. Hagiang83620:40 9/1/17

    Bất ky quyền ưu tiên hay quyền miễn trừ khi tham gia giao thông đều chỉ có hiệu lực khi mà người tài xế đảm bảo sự an toàn cho những người tham gia giao thông khác. Còn việc anh lợi dụng đặc quyền của mình để mặc nhiên phạm luật, gây nguy hiểm cho những người xung quanh thì điều đó là phạm pháp, và thiết nghĩ cần phải xử phạt thật nặng bởi họ biết luật mà cố tình phạm luật, quyền ưu tiên thì cũng chỉ ở một giới hạn cho phép nào đó mà thôi

    Trả lờiXóa
  10. Bacgiang19020:43 9/1/17

    Song song với những quyền ưu tiên thì bao giờ cũng có những ràng buộc về trách nhiệm đi kèm. Nhưng hình như hầu hết cánh tài xế của ngoại giao đoàn đều bỏ qua vế sau mà chỉ biết vế trước. Điều đó mới dẫn tới những bất cập và tồn tại khi họ tham gia giao thông, mới dẫn tới những tình huống dở khóc dở cười khi CSGT làm nhiệm vụ mà gặp phải mấy ông này

    Trả lờiXóa
  11. Luật pháp được tạo ra là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.Đúng , đồng ý việc Chính quyền cũng như các cơ quan chức năng phải tôn trọng và thực hiện các điều khoản , công ước về quyền ngoại giao , nhưng cũng không có nghĩa là những người đó , cụ thể ở đây là những anh lái xe đại sứ quán , được phép lạm dụng những quyền đó , gây nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà cả cho xã hội.Hy vọng , câu chuyện kể trên sẽ là một bài học cho những anh lái xe nói riêng cũng như các nhân viên đại sứ quán nói chung . Luật pháp đã được tạo ra thì nên tuân theo , có như vậy mới đảm bảo lợi ích, an toàn cho tất cả mọi người .

    Trả lờiXóa
  12. luật pháp đưa ra là để bảo vệ con người, mà tiêu biểu nhất là luật giao thông, mọi việc khi tham gia giao thông nếu cứ tuân thủ theo luật thì sẽ chẳng có điều gì xảy ra cả. những vụ tai nạn xảy đến cũng chỉ là do những người tham gia giao thông đã tự ý đi theo cách riêng của mình mà không tuân thủ luật đã ban hành. không chỉ mấy người lái xe cho đại sứ quán vì có quyền miễn trừ ngoại giao, và chính người dân chúng ta cũng vậy, phải nên nhớ rằng luật đưa ra là để bảo vệ chính chúng ta chứ không phải ai khác, luật là để mọi việc tốt đẹp hơn, chứ không phải kìm hãm sự phát triển của đất nước. những tên cậy quyền cậy thế, lạm dụng quyền ưu tiên thì sớm muộn cũng sẽ mang vạ vào thân

    Trả lờiXóa
  13. Khi các nhà ngoại giao và thành viên cq ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao thì đổi lại họ cũng phải có nv tôn trọng pl của quốc gia sở tại. Đó là nt có đi có lại, một trong những ng tắc cơ bản trong ngoại giao. Việc nhân viên lái xe kia vp luật giao thông và cq đại sứ kia phản đối đã cho thấy sự thiếu tôn trọng của họ với Việt Nam. Như vậy là họ cũng chẳng tuân thủ công ước về ngoại giao lãnh sự.

    Trả lờiXóa
  14. Có rất nhiều người cậy thế mình làm thế này thế nọ mình được quyền ưu tiên nên coi thường pháp luật không tuân thủ pháp luật, nhưng đến lúc chính họ vi phạm pháp luật và bị xử lý thì lúc đó họ mới nhận thức ra tầm quan trọng của pháp luật, tôi mong rằng chúng ta dù ở cương vị nào đi nữa hãy luôn tuân thủ pháp luật.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog