Chia sẻ

Tre Làng

NGU VÀ LƯỜI THÌ NGHÈO CHỨ ĐÂU PHẢI TẠI TẾT?


Lập luận phổ biến nhất trong việc bỏ Tết cổ truyền, là vấn đề phát triển kinh tế.

Thật lạ, tất cả những ông chủ tư nhân thành đạt của VN, những người mà đáng nhẽ Chính phủ ta nên mời họ làm cố vấn kinh tế thực sự, đều rất háo hức ngày Tết.

Cần dẫn chứng không? Trên mạng đâu khó khăn để đọc từ Trịnh Văn Quyết qua Khaisilk?

Tư duy làm giàu của họ đâu có chỗ cho việc bài trừ các giá trị văn hóa truyền thống? Toàn đội chuyên gia đểu và dái khô tự nghĩ ra chứ bọn doanh nhân thực sự đang làm giàu cho đất nước nó có nghĩ thế đâu?

Ngu thì nghèo, lười thì nghèo chứ đâu phải vì ăn tết mà nghèo hả các bố?

Nhớ cho kỹ một điều, những cái gọi là "chuyên gia kinh tế" như bà Phạm Chi Lan chưa và chắc chắn không bao giờ có cửa làm cố vấn cho các doanh nghiệp cỡ bự. Nếu thi thoảng họ có dùng bà, thì chỉ là có thể lợi dụng hình ảnh truyền thông để lobby chính sách mà thôi, nhưng đến nay chưa có, hehe.

Dùng đám này có mà sạt nghiệp sớm, cho ngồi hội thảo chém gió thì được!

31 nhận xét:

  1. dân đen chỉ mong cái tết ta này để đc nghỉ nghơi sum họp gia đình bạn bè,cả năm dân đen chúng tôi chỉ mong tết đến để kiếm miếng cơm manh áo cho gia đình thôi.muốn bỏ tết cổ truyền thì thay đổi bộ mặt đất nước từ trên mà xg trc đi,sao cho dân bớt khổ.ng dân cặm cụi cả năm trời nuôi con lợn với trồng cây mà bị bọn thương gian tq nó làm giá cho bỏ đi k xong,lãnh đạo như bù nhìn k mở đường lối cho nhân dân có đầu ra ổn định

    Trả lờiXóa
  2. Cứ ăn vung nói vãi đến lúc bị dân tộc chửi cho lại thế này thế nọ . Nếu sai tòa soạn đã đính chính rồi vì như nếu tòa làm sai kiện lên thì dm tòa soạn ăn đủ .Đừng bao giờ đổ cho kinh tế phát triển chậm vì Tết, và cũng đừng nói Tết mất hồn, tại mình mải mê chạy theo đồng tiền, phụ thuộc dịch vụ thôi !

    Trả lờiXóa
  3. tết đến tôi k fai lo gì về khoản kinh tế nhưng tôi chả thấy thích thú gì.bận bcm lên đc,chỉ bận cúng bái,biếu xén,chúc tết hết bố nó tết.vừa cúng ông công ông táo,lại chuyển sang cúng tất niên,rồi sang cúng giao thừa,ròi cúng đầu năm và cuối cùng là hoá vàng cho các cụ.ăn thì chả ăn đx,nấu 1 đống lên rồi đổ ra thùng rác.nói thật chứ các cụ mà có linh thiênh cũng chả thích con cháu mình lãng phí vậy đâu,cụ nào chả mong con cháu tiết kiệm tích góp.cúng đc cho tí thì bắt phù hộ hết cái này đến cái kia.trẻ con thì bố mẹ bận rộn 3 ngày tết,ăn uống ,ngủ ngỉ vô tổ chức.ngày thì k có mà ăn,ngày thì bừa phứa cả ra.tốt nhất là văn minh lên thì fai đơn giản,cắt bớt lễ ngi đi .cứ tiền đầy túi,quần áo đẹp,người thơm phức,thích làm gì thì làm thì ngày nào chả là tết.tôi lạy tết.các ông các bà cứ ném gạch thoải mái.tết cả nhà tôi đi du lịch khám phá chân trời mới,thưởng thức nền văn hoá khác

    Trả lờiXóa
  4. Một công ty nếu làm tốt 350 ngày thì dù có nghỉ tết 20 ngày cũng sẽ không ảnh hưởng. Ngược lại một công ty nếu không làm tốt ngày nào thì cho dù cố nốt 15 ngày tết kết quả cũng chẳng khá hơn.Hàng ngày người ta đang phải đối mặt với dòng chảy thời gian, chạy đua với thời đại cũng chỉ mong cha mẹ già có một cái tết ấm hơn, con trẻ đủ đầy hơn, gia đình đầm ấm sum vầy.
    Vậy hà cớ gì phải bỏ tết để hội nhập.

    Trả lờiXóa
  5. Tết ngày càng "nhạt" :) ừ thì càng lớn càng có nhiều cái phải suy nghĩ lo lắng nên ko vui vẻ hồn nhiên được. Nhưng bố mẹ chúng ta còn đi trước chúng ta cả mấy chục năm mà còn chưa thấy nhạt kia kìa Cứ ôm cái đt cả ngày ngồi sống ảo nc trên mạng thì chả nhạt người ta đi làm xa làm gần quần quật cả năm chỉ chờ có cái tết về với gia đình, xum vầy nói chuyện, ăn bữa cơm đầy đủ thành viên, đưa nhau đi chơi thăm họ hàng. Cá nhân em thấy tết tây ko thể mang lại cảm giác như tết ta được. Ảnh hưởng kinh tế ? Tết nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, nhu cầu mua sắm đồ đón tết tăng cao, các nơi sản xuất vàng mã cũng cháy đơn hàng. Nhiều doanh nghiệp chả mong tết quá ý lại.1 nét văn hóa làm ơn hòa nhập chứ đừng hòa tan

    Trả lờiXóa
  6. Tết cổ truyền là cái tết để con cháu sum họp, để nhớ đến ông bà tổ tiên, là nét riêng của dân tộc.Bỏ tết thì bỏ cả gđ, ae, bạn bè vì tết mới có dịp gặp gỡ ,mới có dịp sum vầy, đéo biết nghĩ gì nữa,học lắm học cao rảnh háng rồi ngĩ ra nhiều điều luật, nhiều cái trái ngược với thuần phong mỹ tục

    Trả lờiXóa
  7. tết thì em ngĩ cứ tiết kiệm khoog nên mua sắm quá nhiều. đây ở VN cứ kiểu đến tết là phải sắm toàn bộ mới. bao nhiêu thứ phải mua. mà tiền kiếm được thì ít mình chạy làm sao được với nhà giàu . tiều ít mua bộ quần áo đón tết là được rồi, tết là lúc gia đinh sum họp mà là lúc đoàn viên . cần đủ gia đinh là vui rồi cần gì đồ mới đồ đpẹ những thứ đấy chỉ là hào nháo bên ngoài thôi ta cần cái bên trong cơ mà nhỉ . tết là hạnh phúc với cả người nghèo và giàu ko nên phân biệt

    Trả lờiXóa
  8. phải thay đổi cái tác phong làm việc, cái đầu, cái suy nghĩ của mỗi người thì mới có thể phát triển lên được, Tết đúng là chẳng ảnh hưởng gì đến cái này cả, có đầu óc, chăm chỉ thì nghỉ vài ngày tết chẳng là gì cả.

    Trả lờiXóa
  9. Tết Nguyên Đán là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên. Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền, là văn hóa từ ngàn đời của ông bà ta từ xưa, nét đẹp văn hóa này ta phải giữ chứ việc gì mà phải bỏ. Tây là Tây mà Ta là Ta. Ta có văn hóa riêng, chữ viết riêng, tiếng nói riêng. Ừ thì thời đất nước mở cửa, ừ thì toàn cầu hóa giao lưu buôn bán với nước ngoài. Nhưng Việt Nam ta hòa nhập chứ không hòa tan

    Trả lờiXóa
  10. Vâng vẫn đồng ý rằng đây là thời kì toàn cầu hóa, đất nước đang ngày càng hội nhập sâu và rộng ta cần có những chuẩn bị, những thay đổi để vừa với thời cuộc, để chiến đấu cho tốt, biến thách thức thành cơ hội. nhưng chuyện gì đi chuyện đấy. Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của nhân dân Việt Nam từ bao đời nay. Nét đẹp văn hóa của nó đã ăn sâu bén rễ vào đời sống của người dân rồi thì không thể nào đòi bỏ là bỏ được đâu ạ. Vả lại Ta là Ta còn Tây là tây. Không thể hòa nhập là một thế được

    Trả lờiXóa
  11. Đúng là bây giờ chúng ta giao lưu buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới. Xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng. nhưng khẳng định người Việt Nam ta hòa nhập chứ không hề hòa tan. Người Việt có văn hóa riêng của người Việt. Tết của người Việt có ý nghĩa rất lớn. Ngày Tết đối với người dân Việt mang một ý nghĩa thiêng liêng, làm mới lại mọi việc. Vào ngày này, mọi người dù ở bất kì đâu, dù bận bịu như thế nào, cũng dừng hết lại, thu xếp về đoàn tụ vui vầy với gia đình, làng xóm. Đối với mỗi người dân Việt, Tết Nguyên Đán mang nhiều ý nghĩa niềm tin, biểu trưng cho ngày đoàn tụ, ngày làm mới, ngày tạ ơn và ngày của hi vọng.

    Trả lờiXóa
  12. Tết cổ truyền là dịp mọi người sum họp bên gia đình, bên người thân, cảm nhận sự ấm áp của tình cảm, được có thời gian nghỉ ngơi sau một năm cố gắng làm việc chăm chỉ. Vậy có lý do gì mà lên án việc nghỉ lễ vào dịp tết? Nghỉ ngơi mấy ngày không làm ai giàu lên cũng chẳng ai nghèo đi cả, đừng lấy Tết ra làm lý do biện minh cho cái sự nghèo.

    Trả lờiXóa
  13. Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì Tết chính là một dịp để kích thích sự tiêu dùng trong người dân, làm tăng lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tại sao ư? Cứ nhìn thói quen tieu dùng của người Việt Nam thì biết. Cả năm có thể tiết kiệm căn cơ nhưng mấy ngày tết nhà nào cũng cố gắng sắm sah mọi thứ cho đầy đủ, để con cháu sum họp. Làm thì làm cả năm rồi, giàu nghèo đâu quyết định ở mấy ngày tết. Vậy nên đừng đổ lỗi cái nghèo là do tết, nghe nực cười lắm

    Trả lờiXóa
  14. Bangtuyetnhietdoi20:27 15/1/17

    Nói thẳng ra những kẻ mà tới thời điểm này vẫn còn có thời gian để ngồi nghiên cứu rồi tìm đủ lý do bao biện cho cái sự nghèo của mình là do Tết đến thì những kẻ đó muôn đời nghèo, dù có Tết hay không. Bởi thời điểm này, mọi người còn đang tất bật lo hoàn thành nốt công việc đang dang dở để có thể yên tâm về nghỉ tết, quây quần bên gia đình thì lại có những kẻ rỗi việc, không lo làm mà chỉ lo ngồi nghĩ xem Tết tiêu hết bao nhiêu tiền, làm chúng giàu lên hay nghèo đi. Những kẻ lười biếng và ngu dốt như vậy thì nghèo cũng chẳng có gì là lạ

    Trả lờiXóa
  15. Hoabinh023420:31 15/1/17

    Vẫn biêt rằng đất nước ta đang trên đà hội nhập toàn cầu, mọi thứ phải có sự thay đổi để phù hợp với xu thế chung nhưng không thể nhập nhèm chuyện hội nhập với chuyện giữ vững những giá trị truyền thống được. Tết là một dịp lễ cổ truyền của người Việt Nam, nó mang những giá trị tinh thần và giá trị tâm linh mà không gì có thể thay thế được.

    Trả lờiXóa
  16. Hungyen363620:34 15/1/17

    Cứ mỗi năm cận kề dịp tết nguyên đán lại có những thành phần vô công rỗi việc bắt đầu ngồi bốc phét, ra vẻ ta đây hiểu biết thế này mà. Kẻ nào dám nói dịp nghỉ lễ tết là dịp mà chúng ta đang đánh mất các cơ hội làm ăn, rồi thì trong khi cả thế giới vẫn đang làm việc thì chúng ta nghỉ ăn chơi, bla bla rồi bịa ra đủ lý do để đổ lỗi cái sự nghèo của bản thân là do tết thì có lẽ kẻ đó nên xem lại nhận thức của mình đi. Đã ngu thì phải biết ngậm mồm lại, đưng nói ra để người ta chửi cho vào mặt thì chẳng ra gì đâu

    Trả lờiXóa
  17. Tết cổ truyền là cái hồn của dân tộc, mà đã là cái hồn thì chúng ta phải giữ được bằng được, những phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói là cái để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, là cái bản sắc của dân tộc. cha ông ta bao đời đã không đánh mất đi bản sắc đó và chẳng có lí lẽ gì mà chúng ta lại không gìn giữ được cả. phải giữ được cái hồn thì dân tộc ta mới tồn tại mãi được

    Trả lờiXóa
  18. Bạn có phải là người con tha phương mới thấy nghỉ dài ngày có giá trị, vấn đề ở đây là ý thức trong cách sống, hành sử và làm việc. Đừng đổ lỗi cho tết truyền thống mà hãy đỗ lỗi chính chúng cứ cái gì không làm được hoặc không giám làm thì tìm cách bỏ đi, rồi có khi nhìn lại không biết mình là ai. Buồn thật đôi khi nghĩ làm dân đen như tôi đây lại hay. Nghĩ mãi không ra cái cách phát triển đất nước nên cứ vơ bừa lý do.

    Trả lờiXóa
  19. Nếu cho nghỉ tết ngắn lại thì các bạn thậm chí là con cháu chúng ta sẽ không bao giờ biết được nấu bánh chưng, bánh tét, dọn dẹp nhà cửa, hay trang trí ngày tết, thăm viếng ông bà họ hàng là như thế nào. Những người tha hương nơi phương trời xa mất rất nhiều thời gian đế về sum vầy cùng gia đình vì đây là dịp duy nhất mà họ gặp được gia đình, những ngày còn lại phải làm việc ở nơi xa xôi. Bản thân tết không có lỗi, con người chúng ta ăn tết không đúng, tết nhậu nhẹt bê tha cờ bạc rồi gây tai nạn giao thông, đánh nhau gây mất trật tự... Chung qui di nhậu nhiều. Sao chúng ta không danh thời gian và tiền bạc đó đi thăm họ hàng xa gần, đi chúc tết bà con láng giềng, đi trẩy hội như ngày xưa các cụ vẫn thường làm thì giá trị truyền thống của tết sẽ đẹp biết bao. Giá trị truyền thống không thể đem so sánh dưới góc nhìn kinh tế vì nó thuộc dạng phi vật thể.

    Trả lờiXóa
  20. thời buổi hòa nhập, chúng ta phải thay đổi thế này, thay đổi thế kia... , đồng ý có nhửng điều chúng ta phải thay đổi để bắt kịp thời cuộc, nhưng có những cái thuộc văn hóa dân tôc thì buộc họ - những người đến Việt nam làm ăn - cũng phải thay đổi (không nhiều đâu) để thích nghi chứ, sao cứ phải ta thay đổi mà bạn thì không, hơn nữa, bạn đến đây làm ăn, nhà nước ta cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi và có rất nhiều ưu đãi đi kèm mà. Chúng ta cứ hãy nêu cao tình thần làm việc ra làm việc, chơi ra chơi, thưởng phạt nghiêm minh thì mọi việc sẽ tốt đẹp, kinh tế sẽ phát triển, vấn đề làm điều này được hay không chứ không nhất thiết phải giảm, bỏ ngày nghỉ Tết ta. Trước một vấn đề có tính "hội nhập" mà luôn mang tư tưởng phải thay đổi mọi thứ mọi điều dù những điều đó làm nên sự văn hóa dân tộc thì xét ở một góc độ nào đó ta thấy nhu nhược quá...

    Trả lờiXóa
  21. Toàn lấy lý do tiền bạc ra để biện minh và chỉ thấy mặt hạn chế mà không thấy được những ý nghĩa vật chất và phi vật chất của tết. Tui thấy trước tết cả tháng thì nền kinh tế nước ta cực kỳ sôi động. Các doanh nghiệp sx, kinh doanh bán được biết bao nhiêu hàng hóa, quán xá tấp nập làm không hết việc, lương nhán viên tăng gấp bội,... Còn vấn đề hội nhập không có nghĩa là tây sao ta vậy. Nếu vậy còn gì là ta nữa. Cả thế giới này bộ nước nào cũng phải theo tây hết sao. Gộp kiểu này chẳng khác nào ta bắt người khơ -me ở vn phải gộp tết chôm chnamthmay của họ vào tết nguyên đán của người việt, rồi tây theo đạo thiên chúa mình cũng theo luôn và nghỉ noel linh đình luôn cho nó hội nhập. Thật nực cười.

    Trả lờiXóa
  22. Thật là sai lầm cho ông khi đưa ra những ý kiến này thưa ông. Xét về góc độ kinh tế thì ông hoàn toàn có lý. Nhưng xét về phông tục tập quán tín ngưỡng của dân ta, thì ông có chịu được sức ép từ dư luận không. Nó quá sai đi, đừng đổ thừa cho cái tết thiêng liêng của dân tộc. Cái chính ở đây chỉ là ý thức của mõi người khi đón tết thôi. Có thay đổi ngày nghỉ thì ý thức thay đổi không? Xin thưa là không.

    Trả lờiXóa
  23. Đừng bảo "Tết ta" mang đáng những điều tiêu cực cho xã hội. Mà hãy mở rộng tầm nhìn hơn là con người ở đất nước ta chưa tiến bộ, có làm theo Nhật gộp chung 2 cái Tết lại cũng không thể giống như Nhật đuợc đâu. Chọn cái gương nào hợp lý, chứ không phải cứ thấy người ta làm được là mình cũng làm được đâu.

    Trả lờiXóa
  24. Hậu trách nhân16:49 16/1/17

    Tại sao đất nước ta mãi nghèo? Tại sao Việt nam mãi mãi thua kém các đất nước khác kể cả các nước có cùng điều kiện khí hậu, địa lý trong khu vực như Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia, hilippines...? Thậm chí gần đây nhiều mặt cả Cambodia và Laos đều đã vượt Việt Nam.
    Hiện này rất nhiều bạn đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho chính quyền, các bạn cho rằng thể chế, chính quyền đã kéo đất nước tụt hậu, nhưng các bạn cứ bình tĩnh, bởi trong suốt 4000 năm lịch sử, dù ở bất cứ thể chế nào, chính quyền nào, chưa bao giờ Việt Nam phát triển hơn các dân tộc khác. Đấy là một thực tế. Nếu bất cứ thể chế nào, bất chứ chính quyền nào, trong giai đoạn lịch sử nào Việt Nam cũng thua kém các dân tộc khác thì nguyên nhân hiển nhiên phải từ những điểm yếu cố hữu của dân tộc Việt. Theo tôi dân tộc Việt có 4 điểm yếu cố hữu sau đã cản trở sự phát triển:
    - Lười biếng - Dễ hài lòng
    - Tư duy nhỏ - Quanh quẩn xó nhà
    - Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác
    - Nền tảng triết học yếu lại không chuẩn
    nếu nhiều người Việt Nam nhận thức ra, nhiều người đồng tình, nhiều người chia sẻ, đặc biệt là quyết tâm thay đổi chính mình thì tôi tin tưởng tình hình sẽ thay đổi nhanh chóng, tốc độ phát triển kinh tế của đất nước sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Chúng ta vẫn còn nhiều khiếm khuyết, thế mà 15 năm qua tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã cao nhất khu vực Asean, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước đã thu hẹp đáng kể, nếu chúng ta cùng đồng lòng, tự nhận thức, tự hành động thay đổi chính mình để NÂNG CAO DÂN TRÍ của chính mình, của gia đình mình, của người thân mình, của bạn bè, đồng nghiệp mình thì tôi tin tưởng sâu sắc rằng NHẤT ĐỊNH VIỆT NAM SẼ THỊNH VƯỢNG.

    Trả lờiXóa
  25. Tết nguyên đán là một nét văn hóa của dân tộc ta. Đây cũng là dịp để người thân đoàn tụ lại sau một năm lao động vất vả. Đây cũng là cơ hội để mọi người trong gia đình ngồi bên nhau, chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những thành công,những gì làm được và những gì chưa làm được trong một năm qua. Điều này không đong đếm bằng tiền được.

    Trả lờiXóa
  26. Nhiều người trẻ bây giờ sợ tết, họ thích tết cả nhà đi du lịch, đi nghỉ ngơi. Nhưng tôi nghĩ đó là quan niệm ích kỷ. Cả năm họ đi làm vất vả, không có thời gian bên bố mẹ, gia đình. Có mấy ngày tết đoàn viên mà họ lại còn không muốn. Họ sợ phải làm cái nọ, cái kia, họ sống không biết nghĩ đến người khác. Đó là những con người ngu dốt và ích kỷ!

    Trả lờiXóa
  27. Nghèo đâu phải là tại mấy ngày nghỉ tết đâu. Tết có làm cho nhà người ta nghèo đi đâu. Tết làm cho mọi gia đình ấm cúng hơn, vui vẻ đầm ấm hơn. Đó là một điều tốt mà. Cả năm làm quần quật, chỉ mong có mấy ngày tết anh em, người thân gặp nhau thôi. Vừa là nghỉ ngơi, vừa là hàn huyên tâm sự. Đấy cũng là nét văn hóa riêng mà.

    Trả lờiXóa
  28. Những người có ý kiến gộp tết tết và tết ta thì tôi nghĩ đấy là những người ích kỷ, và có đầu óc thiển cận. Họ chỉ biết nghĩ cái trước mắt, chứ không nghĩ sâu xa được. Họ không hiểu được giá trị của tết trong trái tim mỗi người dân việt như thế nào, cho nên chỉ phát biểu bừa, phát biểu vớ vẩn thôi.

    Trả lờiXóa
  29. Chẳng hiểu những người đưa ra lập luận gộp tết âm vào tết dương thì họ có đầu óc để suy nghĩ hay không nhỉ? hay họ nhiễm thói tư bản nửa mùa rồi chăng, lai căng tí sao? Họ không hiểu giá trị của tết âm là sao à mà lại đi nói như vậy? Chẳng lẽ vài ngày tết mà làm con người ta nghèo đi sao? Nói thì phải biết nghĩ chư?

    Trả lờiXóa
  30. dân đen chỉ mong cái tết ta này để đc nghỉ nghơi sum họp gia đình bạn bè,cả năm dân đen chúng tôi chỉ mong tết đến để kiếm miếng cơm manh áo cho gia đình thôi.muốn bỏ tết cổ truyền thì thay đổi bộ mặt đất nước từ trên mà xg trc đi,sao cho dân bớt khổ.ng dân cặm cụi cả năm trời nuôi con lợn với trồng cây mà bị bọn thương gian tq nó làm giá cho bỏ đi k xong,lãnh đạo như bù nhìn k mở đường lối cho nhân dân có đầu ra ổn định

    Trả lờiXóa
  31. Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả, chúng ta không phải vì ăn tết mà nghèo mà đói, chúng ta ăn tết để tô đậm bản sắc văn hóa dân tộc và tết là thời gian mọi người trong gia đình tụ họp, có những người họ vẫn ăn tết và vẫn giàu có vì họ biết cách làm ăn họ không lười biếng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog