Chia sẻ

Tre Làng

Phạm Thanh Nghiên bị cấm xuất cảnh là đúng

Ong Bắp Cày

Trang mạng có tên Dân Làm Báo đang oa oa lên rằng, Phạm Thanh Nghiên lại bị cấm xuất cảnh. 

Hôm 13/1/2017, Huỳnh Anh Tú là chồng của Phạm Thanh Nghiên tru tréo lên rằng, vợ của y "đang bị an ninh câu lưu tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài – Tây Ninh và bị cấm xuất cảnh sang Thái Lan". 

Huỳnh Anh Tú cho biết thêm, Phạm Thanh Nghiên đưa bố chồng sang Thái Lan "chữa bệnh" và "thăm thân nhân", nhưng "bị an ninh câu lưu" và "bị cấm xuất cảnh". Tất nhiên, các tổ chức và cá nhân thì địch với Việt Nam không bỏ qua cơ hội này để lớn tiếng dạy bảo, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Ơ hay, làm báo mà không hiểu tại sao Phạm Thanh Nghiên lại bị cấm xuất cảnh thì chết mẹ hết đi. Đơn giản là cô ta, vì những hành động chống lại đất nước, chống lại dân tộc, phản bội lại nhân dân và bị liệt vào danh sách bị cấm xuất cảnh. 

Ở Việt Nam "quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước", nói cách khác là quyền xuất cảnh, nhập cảnh của công dân lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946: "Công dân Việt Nam có quyền tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài". Các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980 và năm 1992 tiếp tục ghi nhận quyền xuất cảnh, nhập cảnh của công dân.

Chưa bao giờ những người tử tế lại xuất nhập cảnh dễ dàng như bây giờ, mọi công dân có nhu cầu đều được cấp hộ chiếu, không cần chứng minh mục đích xuất cảnh, thời gian xuất cảnh, nước đến. Những công dân ra nước ngoài, có nguyện vọng ở lại làm ăn, sinh sống lâu dài nhưng không được phía nước ngoài cho cư trú, Nhà nước ta sẵn sàng hợp tác với các nước liên quan ký kết thỏa thuận về việc nhận trở lại công dân, trên cơ sở bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân. Với những người do bị kích động, xúi giục, từ bỏ quê hương, đất nước, vượt biên trái phép đến các trại tạm cư ở các nước trong khu vực, nhưng không thể đến được “miền đất hứa”, Việt Nam cũng sẵn sàng hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước liên quan tổ chức đưa họ trở về, giúp đỡ họ sớm ổn định cuộc sống ở trong nước. Đối với đồng bào định cư ở nước ngoài, Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo các cơ quan chức năng cụ thể hóa và hoàn thiện các quy định về xuất nhập cảnh theo hướng thông thoáng, giải quyết thuận lợi, nhanh chóng thủ tục cho người Việt Nam ở nước ngoài hồi hương hoặc về làm ăn, sinh sống có thời hạn ở trong nước. Theo các quy định hiện hành, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài được cấp giấy miễn thị thực theo Quy chế của Chính phủ. Có thể khẳng định, những đổi mới về chính sách, pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập cảnh là những thành tựu to lớn của Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền xuất cảnh, nhập cảnh của công dân.

Tuy nhiên, cũng giống như những quy định của các quốc gia khác, ở Việt Nam, sẽ có một số công dân Việt Nam bị cấm xuất cảnh và sẽ có những công dân nước ngoài bị cấm nhập cảnh Việt Nam vì lý do an ninh quốc gia và Phạm Thanh Nghiên là trường hợp như vậy. Việc Phạm Thanh Nghiên bị cấm xuất cảnh là phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế

Tương tự như các quốc gia khác, quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam luôn đảm bảo nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Khoản 2, điều 14 Hiến Pháp quy định: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng" và điều này hoàn toàn phù hợp với khoản 2, Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc. 

Điều 12 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc nêu quyền tự do đi lại của mỗi người không bị hạn chế, "trừ những hạn chế do luật định do cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội". 

Điều đó cho thấy, quyền xuất cảnh, nhập cảnh không phải là một quyền tuyệt đối mà có tính giới hạn, không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết pháp luật các nước đều thực hiện để bảo vệ lợi ích quốc gia và công dân. 

Luật Hộ chiếu Hoa Kỳ quy định chính quyền có thể từ chối hoặc thu hồi hộ chiếu vì chính sách đối ngoại hoặc các lý do an ninh quốc gia bất cứ lúc nào. 

Như vậy, pháp luật quy định những trường hợp công dân Việt Nam chưa được xuất cảnh do đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội...; hoặc, những trường hợp người nước ngoài chưa được nhập cảnh Việt Nam vì lý do phòng chống dịch bệnh, bảo vệ an ninh quốc gia Việt Nam... là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc.

Trường hợp Phạm Thanh Nghiên

Phạm Thanh Nghiên sinh năm 1977, trú tại số 17 đường Liên Khu, Phương Lưu 2, phường Đông Hải 1, quận Hải An, Hải Phòng, hiện theo chồng là Huỳnh Anh Tú vào Nam sinh sống. Phạm Thanh Nghiên là đối tượng từng đi tù 4 năm và 3 năm quản chế về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự.

Chồng của Nghiên là Huỳnh Anh Tú từng bị kết án 14 năm tù giam, 7 năm quản chế về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự.

Điều đáng chú ý, từ khi chấp hành xong án phạt tù, vợ chồng Phạm Thanh Nghiên vẫn tiếp tục có các hành vi chống phá nhà nước, bằng cách viết hoặc dẫn lại các bài viết có nội dung xuyên tạc, bịa đặt và vu khống đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, cố tình hạ uy tín của những lãnh đạo cấp cao, kích động một bộ phận người dân chống chính quyền và xuyên tạc tình hình đất nước. 

Với lý do trên, Phạm Thanh Nghiên sẽ không được pháp xuất cảnh.

Trong Biên bản của Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài ghi rõ lý do thì chưa được xuất cảnh: "Căn cứ công văn của Công an Thành phố Hải Phòng ngày 30/4/2015 và Thông báo số 041/CCK-KTNV của Cục cửa khẩu ngày 13/5/2015 về việc: Thông báo danh sách đối tượng quản lý nghiệp vụ (chưa được xuất cảnh)".

Như vậy, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài có đủ cơ sở pháp lý và làm đúng chức năng trong việc từ chối yêu cầu xuất cảnh sang Thái Lan của Phạm Thanh Nghiên.




20 nhận xét:

  1. Cái giọng điệu kêu gọi rồi lôi cái gọi là nhân quyền ra của mấy thế lực chống phá thù địch dường như đang trở thành con bài quen thuộc mà mấy tay rận chủ sử dụng để phá hoại sự ổn định cảu đất nước. Nếu chúng thực sự hiểu thế nào là nhân quyền thì sẽ không bao giờ dám mở mồm ý kiến về trường hợp cấm xuất cảnh của Phạm Thanh Nghiên

    Trả lờiXóa
  2. Với những hành vi và thủ đoạn chống phá chính quyền, đi ngược lại những lợi ích dân tộc của Phạm Thanh Nghiên thì ả ta đã bị liệt vào danh sách những cá nhân bị cấm xuất cảnh ra nước ngoài. Điều này là hoàn toàn phù hợp và đúngtheo những quy định hiện hành của Việt Nam,chẳng có gì đáng phải thắc mắc ở đây cả

    Trả lờiXóa
  3. Bangtuyetnhietdoi14:10 18/1/17

    Vợ chồng Phạm Thanh Nghiên đã có các hành vi chống phá nhà nước, bằng cách viết hoặc dẫn lại các bài viết có nội dung xuyên tạc, bịa đặt và vu khống đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, cố tình hạ uy tín của những lãnh đạo cấp cao, kích động một bộ phận người dân chống chính quyền và xuyên tạc tình hình đất nước. Với những việc làm trên, Phan Thanh Nghiên từng có thời gian phải chịu án trong trại giam và chịu sự quản thúc của địa phương. Đó là lý do tại sao ả ta không được phép xuất cảnh và điều này là đúng theo quy định hiện hành nước ta, không có gì gọi là vi phạm nhân quyền ở đây cả

    Trả lờiXóa
  4. Hungyen363614:18 18/1/17

    Nếu là người tử tế, sống và làm việc theo đúng hiến pháp và pháp luật thì chẳng có lý do gì Phạm Thanh Nghiên bị cấm xuất cảnh cả. Đằng này Phạm Thanh Nghiên lại thường xuyên có những hành vi chống lại đát nước, chống lại dân tộc, phản bội lại nhân dân thì chuyện bị cấm xuất cảnh chẳng lạ.

    Trả lờiXóa
  5. Hoabinh023414:27 18/1/17

    Trong Biên bản của Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài ghi rõ lý do Phạm Thanh Nghiên chưa được xuất cảnh: "Căn cứ công văn của Công an Thành phố Hải Phòng ngày 30/4/2015 và Thông báo số 041/CCK-KTNV của Cục cửa khẩu ngày 13/5/2015 về việc: Thông báo danh sách đối tượng quản lý nghiệp vụ (chưa được xuất cảnh)". Đây chính là những căn cứ đầy đủ và xác thực nhất cho thấy rằng Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đã làm đúng và làm đủ chức năng nhiệm vụ của mình

    Trả lờiXóa
  6. Con lợn viên @ abc xyz lại giở giọng đầu đường xó chợ rồi . Với tư cách của hạng người như chú mày làm sao nói với ai tử tế được phải không ? Ở nhà quen nói với ông bà cha mẹ như thế hả, tên cặn bã abc xyz ?

    Trả lờiXóa
  7. Bài viết phân tích quá rõ ràng và đúng rồi. Bất cứ nước nào cũng đặt vấn đề an ninh quốc gia của họ lên hàng đầu. Bản thân Phạm Thanh Nghiêm và chồng nằm trong số đối tượng đó và so với nhiều nước khác, kể cả Mỹ, cách xử lý của chính quyền đối với Phạm Thanh Nghiên là còn chiếu cố. Không biết tỉnh ra, khả năng Nghiên nhập kho khóa nữa là rất cao.

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh17:27 18/1/17

    Lê trọng thắng từ google tien lang nhảy qua tre làng. Giọng lưỡi cũng vẫn như xưa ấy nhỉ. Đúng là bản chất khó dời

    Trả lờiXóa
  9. Phạm Thanh Nghiên đang là đối tượng thuộc diện quản lý của cơ quan an ninh thì làm sao xuất cảnh đi đâu được. Đối tượng nào thuộc diện quản lý thì đều không được xuất cảnh mà. Điều này nhóm nhà rận, hay bất cứ người nào ở Việt nam đều hiểu chuyện này. Chẳng qua bọn chúng cố tình tru tréo lên thế thôi.

    Trả lờiXóa
  10. Những công dân ra nước ngoài, có nguyện vọng ở lại làm ăn, sinh sống lâu dài nhưng không được phía nước ngoài cho cư trú, Nhà nước ta sẵn sàng hợp tác với các nước liên quan ký kết thỏa thuận về việc nhận trở lại công dân, trên cơ sở bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân

    Trả lờiXóa
  11. Đối với đồng bào định cư ở nước ngoài, Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo các cơ quan chức năng cụ thể hóa và hoàn thiện các quy định về xuất nhập cảnh theo hướng thông thoáng, giải quyết thuận lợi, nhanh chóng thủ tục cho người Việt Nam ở nước ngoài hồi hương hoặc về làm ăn, sinh sống có thời hạn ở trong nước

    Trả lờiXóa
  12. Hoabinh03020020:49 18/1/17

    Sau khi mãn hạn tù, Phạm Thanh Nghiên vẫn tiếp tục có các hành vi vi phạm pháp luật, chống phá chế độ, bịa đặt, đặt điều nhằm mục đích xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, cố tình hạ uy tín của những lãnh đạo cấp cao, kích động một bộ phận người dân chống chính quyền, xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Việc Phạm Thanh Nghiên bị cấm xuất cảnh là phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế, lũ rận có hiểu luật không mà còn tru tréo ăn vạ như vậy

    Trả lờiXóa
  13. Thaibinh02340020:53 18/1/17

    Việc Phạm Thanh Nghiên vi phạm pháp luật và bị đưa vào diện cấm xuất cảnh là hoàn toàn phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế, vậy nhưng sau đó, dù đã được cán bộ Đồn biên phòng tạo điều kiện tốt nhất, đó là chủ động ra đón xe cho bố con trở về nhà khi chưa được xuất cảnh, Phạm Thanh Nghiên còn giở thói trở tráo, “ăn cháo đá bát” khi vu vạ các cán bộ ở Đồn biên phòng nếu bố con nhà thị “xảy ra bất cứ tai nạn hay sự cố đáng tiếc nào”. Đúng là bản chất trơ tráo, thủ đoạn và vô đạo đức của bọn rận chủ, những kẻ luôn mồm tự xưng là “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”

    Trả lờiXóa
  14. Thaibinhquetoi23420:56 18/1/17

    Phạm Thanh Nghiên và Huỳnh Anh Tú là cặp đôi mèo mả gà đồng, cả hai kẻ đều là lũ lưu manh, vào tù ra tội vì hành vi chống phá Đảng, nhà nước, vậy mà chấp hành xong án phạt tù, chúng không hề tỏ ra ăn năn, hối lỗi mà càng trượt dài trên vết xe đổ, tiếp tục làm tay sai cho lũ ngoại bang để phản bội Tổ quốc, chúng thường xuyên đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc, bịa đặt và vu khống đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, cố tình hạ uy tín của những lãnh đạo cấp cao, kích động một bộ phận người dân nhẹ dạ cả tin biểu tình, chống phá chế độ. Làm gì có ai đi tin mấy lời lẽ bịa đặt của Phạm Thanh Nghiên và chồng của ả cơ chứ

    Trả lờiXóa
  15. Hagiang83620:59 18/1/17

    Phạm Thanh Nghiên là gương mặt quen thuộc trong làng rận, ả là đối tượng từng đi tù 4 năm và 3 năm quản chế (về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Sau khi ra tù ả lại tiếp tục ngựa quen đường cũ, tiếp tục các hành vi chống phá Đảng, nhà nước, kích động nhân dân chống phá chính quyền và bị đưa vào diện cấm xuất cảnh. Vậy có thể khẳng định rằng, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài có đủ cơ sở pháp lý và làm đúng chức năng trong việc từ chối yêu cầu xuất cảnh sang Thái Lan của Phạm Thanh Nghiên.

    Trả lờiXóa
  16. Bacgiang19021:05 18/1/17

    Cặp đôi Phạm Thanh Nghiên và Huỳnh Anh Tú - có thể gọi là hai nhà “rận” chủ có số có má, đã từng vào tù ra tội về hành vi chống phá chế độ, đến đám cưới của mình chúng cũng tranh thủ sự kiện để biến đám cưới của mình thành liveshow để diễn kịch vu cáo, bịa đặt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Giờ việc Nghiên bị cấm xuất cảnh do có các hành vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, nhà nước cũng bị chúng lợi dụng để ăn vạ, vu khống chính quyền, đúng là lũ rận thủ đoạn, vô đạo đức

    Trả lờiXóa
  17. nhập cảnh không phải là một quyền tuyệt đối mà có tính giới hạn, không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết pháp luật các nước đều thực hiện để bảo vệ lợi ích quốc gia và công dân. Phạm Thanh Nghiêm bị cấm xuất cảnh là hoàn toàn chính xác với những sai phạm của ả ta. với cái mồm chua ngoa, thì ả đã viết nhiều bài xuyên tạc, bôi nhọ danh dự Đảng, danh dự cán bộ nhà nước. không thể bỏ qua ả này được

    Trả lờiXóa
  18. Theo Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 94/2015/NĐ-CP) cùng với những hành vi của Phạm Thanh Nghiên thì ả bị cấm xuất cảnh là đúng rồi. Xuất nhập cảnh là quyền của công dân, thế nhưng, vì an ninh quốc gia thì nước nào cũng có thể tạm hoãn xuất cảnh với một số người, trong một số trường hợp cụ thể.

    Trả lờiXóa
  19. Cái giọng điệu kêu gọi rồi lôi cái gọi là nhân quyền ra của mấy thế lực chống phá thù địch dường như đang trở thành con bài quen thuộc mà mấy tay rận chủ sử dụng để phá hoại sự ổn định cảu đất nước. Nếu chúng thực sự hiểu thế nào là nhân quyền thì sẽ không bao giờ dám mở mồm ý kiến về trường hợp cấm xuất cảnh của Phạm Thanh Nghiên

    Trả lờiXóa
  20. Quy định của pháp luật Việt Nam rất rõ công dân có quyền tự do đi lại nhưng vì lý do an ninh Nhà Nước Việt Nam có quyền cấm xuất cảnh nhập cảnh với một số cá nhân, Phạm Thanh Nghiên có những hành vi ảnh hưởng đến an ninh Việt Nam nên bị cấm xuất cảnh là hoàn toàn đúng pháp luật.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog