Chia sẻ

Tre Làng

VIỆT NAM CÓ QUYỀN NGĂN CHẶN THÔNG TIN XẤU TRÊN MẠNG XÃ HỘI

VN có quyền ngăn chặn thông tin xấu trên mạng xã hội

TTO - Việt Nam có quyền yêu cầu dỡ bỏ hoặc trực tiếp ngăn chặn những thông tin xấu độc được quy định theo pháp luật.

Trong phạm vi điều chỉnh của thông tư 38 bao gồm cả các website, mạng xã hội như Facebook, Google, YouTube đang có lượng lớn người sử dụng tại VN - Ảnh: T.T.D.

Đó là một trong những nội dung được quy định trong thông tư 38 về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới vừa được Bộ Thông tin và truyền thông công bố.

“Văn bản này được xem là cơ sở pháp lý để loại bỏ các nội dung có thông tin xấu độc trên môi trường Internet tại Việt Nam” - ông Lê Quang Tự Do, phó cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông), đánh giá.

Theo ông Do, trên thực tế hoạt động cung cấp thông tin công cộng qua biên giới đã diễn ra từ rất lâu.

Tuy nhiên, lý do thông tư 38 ra đời vào thời điểm này bởi đây là vấn đề phức tạp, khi ban hành phải mang tính khả thi, phù hợp thông lệ quốc tế và các điều ước Việt Nam đã tuân thủ, đặc biệt đối với lĩnh vực Internet.

Thông tin xấu, độc hại: xử lý như thế nào?

Các đối tượng chịu sự điều chỉnh của thông tư 38 gồm các trang web, mạng xã hội, ứng dụng trên mạng ở nước ngoài cung cấp nội dung vào Việt Nam, có người Việt truy cập, sử dụng dịch vụ; doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ đặt máy chủ ở trong nước.

Ông Lê Quang Tự Do cho biết thông tư 38 khẳng định hai việc: Một là Việt Nam có quyền yêu cầu dỡ bỏ hoặc trực tiếp ngăn chặn những thông tin xấu độc được quy định theo pháp luật.

Hai là với những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cung cấp thông tin công cộng qua biên giới vào Việt Nam phải tuân thủ quy định pháp luật của Việt Nam.

Cụ thể hơn, đối với những trang web, mạng xã hội có lượng truy cập lớn từ 1 triệu lượt sử dụng mỗi tháng trở lên hoặc những trang web đặt máy chủ tại Việt Nam phải cung cấp đầu mối liên hệ cho Bộ Thông tin và truyền thông và thực hiện việc phối hợp ngăn chặn xử lý thông tin xuyên tạc, bịa đặt, xấu độc khi có yêu cầu.

Như vậy, trong phạm vi điều chỉnh của quy định này bao gồm cả các website, mạng xã hội như Facebook, Google, YouTube đang có lượng lớn người sử dụng tại Việt Nam.

“Tuy các đơn vị này chưa có văn phòng đại diện ở Việt Nam nhưng vẫn có đầu mối tư vấn pháp lý. Chúng tôi đã thông qua đại diện đó để làm việc với các tổ chức này và hợp tác trong nhiều trường hợp” - ông Do cho hay và khẳng định “thông tư 38 là văn bản quy phạm pháp luật nên những yêu cầu, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới được quy định rõ ràng và điều này cũng phù hợp với mong muốn của các tổ chức trên”.

Xử lý thông tin xấu trong vòng 48 giờ

Theo ông Lê Quang Tự Do, quy trình xác định và xử lý thông tin xấu sẽ được thực hiện trong 24 giờ.

“Sau khi xác định nội dung thông tin vi phạm cần gỡ bỏ hoặc chặn, không cho người sử dụng tại Việt Nam truy cập, cơ quan quản lý sẽ gửi đề nghị phối hợp bằng văn bản hoặc phương tiện điện tử tới các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đề nghị xử lý.

Sau khi nhận được đề nghị, trong thời gian 24 giờ tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin công cộng qua biên giới xác định thông tin vi phạm và thực hiện việc xử lý thông tin theo đề nghị” - ông Do thông tin.

Ông Do khẳng định: “Quá thời hạn nói trên, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài không xử lý thông tin vi phạm theo yêu cầu và cũng không phản hồi, chúng tôi sẽ gửi thông báo lần 2.

Sau 24 giờ tiếp theo nếu các tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn tiếp tục không xử lý thông tin vi phạm theo đề nghị và cũng không phản hồi, cơ quan quản lý sẽ thực thi các biện pháp kỹ thuật cần thiết”.

Theo ông Do, một quy trình đặc biệt sẽ được áp dụng cho các trường hợp phát hiện thông tin vi phạm đe dọa đến lợi ích quốc gia Việt Nam.

Trong trường hợp đó, cơ quan chức năng sẽ thực thi ngay lập tức các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn thông tin vi phạm không được cung cấp tới người sử dụng tại Việt Nam, đồng thời gửi yêu cầu xử lý thông tin vi phạm theo quy trình.

Biện pháp chặn kỹ thuật chỉ được gỡ bỏ sau khi các thông tin vi phạm đã được tổ chức, cá nhân nước ngoài xử lý theo yêu cầu của Bộ Thông tin và truyền thông.

Thế nào là thông tin xấu độc?

Khoản 1, điều 5 nghị định 72/2013/NĐ-CP đã quy định các hành vi bị cấm cụ thể là lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: chống lại Nhà nước; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;

Phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

Tiết lộ bí mật nhà nước, quân sự; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống; quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin sai sự thật...

Thanh Hà

17 nhận xét:

  1. "Việt Nam có quyền yêu cầu dỡ bỏ hoặc trực tiếp ngăn chặn những thông tin xấu độc được quy định theo pháp luật."
    Đây là điều hiển nhiên trên tất cả các quốc gia, không riêng gì ở Việt nam mới như vậy đâu

    Trả lờiXóa
  2. Văn bản này được xem là cơ sở pháp lý để loại bỏ các nội dung có thông tin xấu độc trên môi trường Internet tại Việt Nam” - ông Lê Quang Tự Do, phó cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông), đánh giá.

    Trả lờiXóa
  3. “Văn bản này được xem là cơ sở pháp lý để loại bỏ các nội dung có thông tin xấu độc trên môi trường Internet tại Việt Nam” - ông Lê Quang Tự Do, phó cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông), đánh giá.
    Đồng tình với quan điểm này của ông Lê Quang Tự Do

    Trả lờiXóa
  4. Việc ban hành những quy định về quản lý các hoạt động trên các trang mạng xã hội là việc làm thực sự rất cần thiết.Từ trước đến nay các hoạt động trên mạng xã hội được buông lỏng quản lý để tự do phát triển.Nhưng thực tế lại cho thấy sự phát triển của cộng đồng mạng xã hội đang theo chiều hướng xấu đi khi mà các trào lưu các luồng tư tưởng xấu đang thực sự chiếm phần đa số!

    Trả lờiXóa
  5. Việt nam là nước có số người sử dụng mạng internet và mạng xã hội rất nhiều. Số người truy cập vào mạng để đọc thông tin chiếm đa số. Tuy nhiên, việc đọc thông tin lại không có chọn lọc và ở những bài mang tính xuyên tạc, thì lại hùa theo. Nên việc ban hành quy định về quản lý các hoạt động trên các trang mạng xã hội là việc làm cần thiết.

    Trả lờiXóa
  6. ngày nay thì những thông tin xấu, thông tin độc tràn lan trên mạng xã hội, chính vì vậy nhà nước chúng ta cần phải ngăn chặn chúng vì những thông tin độc đó trên mạng xã hội có sức lan tỏa rất nhanh. chúng ta có quyền ngăn chặn và đủ khả năng ngăn chặn, xử phạt những ai tung ra những nguồn thông tin độc đó. những ai tham gia vào mạng lưới xã hội thì sẽ cần phải nắm rõ và chấp hành theo đúng quy đinh của pháp luật về những nguồn thông tin độc hại khi dựng lên hoặc phát tán

    Trả lờiXóa
  7. một quy định theo tôi thấy là cần thiết và phù hợp với thực tế hiện nay khi mà trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều những thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng, nhà nước và gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời những thông tin xấu này giúp hướng lái dư luận, tạo môi trường lành mạnh hơn

    Trả lờiXóa
  8. Ở các quốc gia khác cũng vậy thôi, họ làm điều này lâu rồi, kiểm soát thông tin mạng xã hội, chưa kể như Mỹ có khi là nghe lén vs đặt thiết bị theo dõi ông nào có ý định xấu. Bây giờ VN cũng cần quan tâm hơn vđ thông tin mạng vì nó có ảnh hưởng rất nhiều đến người dùng mạng, mấy trang thông tin phản động thì tất nhiên cần kiểm soát rồi, hiện nay còn nổi lên mấy cái clip phản cảm mà bọn trẻ con xem ý. Vì vậy càng cần phải rà soát và lọc các thông tin mạng ấy.

    Trả lờiXóa
  9. Ngọc Sơn22:03 18/1/17

    Đây sẽ là những cơ sở pháp lí vững chắc cho các cơ quan chức năng trong việc giám sát và thanh lọc những thông tin độc hại, sai sự thật ra khỏi đời sống thông tin của đất nước. Hiện nay sự phát triển của khoa học công nghệ đã kéo theo mặt trái là thông tin trở thành một bãi rác khổng lồ, đủ các loại nếu không có sự thanh lọc sẽ trở nên độc hại với con người.

    Trả lờiXóa
  10. Việt nam là nước có số người sử dụng mạng internet và mạng xã hội rất nhiều. Số người truy cập vào mạng để đọc thông tin chiếm đa số. Tuy nhiên, việc đọc thông tin lại không có chọn lọc và ở những bài mang tính xuyên tạc, thì lại hùa theo. Nên việc ban hành quy định về quản lý các hoạt động trên các trang mạng xã hội là việc làm cần thiết. Việc làm này là việc làm rất cần thiết vì nó góp phần bảo vệ nhà nước ta, chống lại những thế lực thù địch, phản động.

    Trả lờiXóa
  11. Thời đại công nghệ phát triển, các trang mạng xã hội cũng như internet nó mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi người nhưng bên cạnh đó nó cũng gây nhiêu rắc rối. Điển hình là lũ rận chúng coi đây là một công cụ hữu ích để đăng tải các thông tin sai lệch xuyên tạc sự thật, xuyên tạc nhà nước ta. Vì vậy việc ban hành quy định về quản lý các hoạt động trên các trang mạng xã hội là việc làm cần thiết. Nó góp phần bảo vệ đất nước ta.

    Trả lờiXóa
  12. Công nghệ phát triển, nó mang lại rất nhiều lợi ích song nó cũng mang lại không ít những nguy hiểm. Đó là những thông tin xấu, thông tin độc tràn lan trên mạng xã hội, chính vì vậy nhà nước chúng ta cần phải ngăn chặn chúng vì những thông tin độc đó trên mạng xã hội có sức lan tỏa rất nhanh. chúng ta có quyền ngăn chặn và đủ khả năng ngăn chặn, xử phạt những ai tung ra những nguồn thông tin độc đó. những ai tham gia vào mạng lưới xã hội thì sẽ cần phải nắm rõ và chấp hành theo đúng quy đinh của pháp luật về những nguồn thông tin độc hại khi dựng lên hoặc phát tán.

    Trả lờiXóa
  13. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin. Phần lớn thông tin chúng ta tiếp nhận hàng ngày đều qua môi trường mạng. Một môi trường mạng trong sạch sẽ cho chúng ta các thông tin tốt, tích cực có ích. Ngược lại một môi trường mạng bẩn sẽ khiến chúng ta bị nhiễm độc thông tin, khiến cho chúng ta có những phản ứng và hành động sai trái, tiêu cực.

    Trả lờiXóa
  14. Thông tin hiện nay ,đặc biệt là thông tin trên các mạng xã hội đang ngày càng phức tạp , đến từ rất nhiều nguồn , trong đó có rất nhiều nguồn không chính thống , thông tin sai sự thật , gây ảnh hưởng rất xấu đến dư luận xã hội , làm phương hại đến lợi ích quốc gia , dân tộc . Bởi vậy , việc ban hành thông tư 38 kể trên là một trong những điều kiện quan trọng , là một trong những văn bản pháp lý có vai trò tiên quyết trong việc góp phần sàng lọc thông tin , đưa các thông tin chính xác , phản ánh khách quan đúng sự thật đến với đông đảo quần chúng nhân dân , phòng tránh các mặt trái , sự phá hoại của các thế lực thù địch thông qua hệ thống thông tin

    Trả lờiXóa
  15. Ông Do khẳng định: “Quá thời hạn nói trên, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài không xử lý thông tin vi phạm theo yêu cầu và cũng không phản hồi, chúng tôi sẽ gửi thông báo lần 2.

    Trả lờiXóa
  16. Kiểm soát thông tin trên mạng là việc cần thiết, và đó là quyền của mỗi qg ko riêng gì VN. Những thông tin trôi nổi, thiếu xác thực đã gây nên những sự cố đáng tiếc gần đây cần phải đk ngăn chặn. Trong sạch thông tin mạng cần sự vào cuộc của cả nn và người dân.

    Trả lờiXóa
  17. Bộ Văn Thông Tin và Truyền Thông có quyền ngăn chặn những thông tin trái chiều thông tin sai sự thật được đăng tải trên mạng xã hội vì những thông tin đó sai sự thật sẽ gây hậu quả xấu cho xã hội và đất nước.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog