Chia sẻ

Tre Làng

KẾT QUẢ KIỂM TOÁN DỰ ÁN NHÀ MÁY NƯỚC THẢI YÊN SỞ - RẤT ĐÁNG LO NGẠI

Cuteo@

Nếu đây là sự thật phải tôn vinh Kiểm toán Nhà nước. 

Thú thật, đọc xong bài tôi chưa dám tin, vì đây là bài trên Dân Trí. Xem link:

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/kiem-toan-du-an-nha-may-nuoc-thai-yen-so-nop-tra-hang-chuc-trieu-dola-my-20170202064555166.htm

Theo Dân Trí, Báo cáo Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện kiểm toán phần nội dung chi phí đầu tư cho thấy, có sai số trong việc quyết toán các khoản chi phí này. Chi phí đầu tư chênh lệch sau khi kiểm toán lên tới gần 147,8 triệu đô la Mỹ và hơn 20,6 tỷ đồng.

Nhà máy nước thải Yên Sở được thực hiện theo phương thức BT do nhà đầu tư là Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) tổ chức thực hiện thông qua doanh nghiệp dự án là Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam. Tập đoàn Gamuda Berhad vừa là nhà đầu tư trong hợp đồng BT, vừa là chủ đầu tư khi thực hiện dự án.

Dự án này ban đầu là một hạng mục của Công viên Yên Sở được đầu tư bằng 100% vốn nước ngoài của Tập đoàn Gamuda Berhad. Sau đó được tách riêng ra đầu tư theo hình thức BT giữa UBND thành phố Hà Nội và Tập đoàn Gamuda Berhad.

Báo cáo Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện kiểm toán phần nội dung chi phí đầu tư cho thấy, có sai số trong việc quyết toán các khoản chi phí này. Chi phí đầu tư chênh lệch sau khi kiểm toán lên tới gần 147,8 triệu USD và hơn 20,6 tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước đã:

- Kiến nghị Tập đoàn Gamuda Berhad giảm giá trị quyết toán dự án thành hơn 61,9 triệu USD, trong đó yêu cầu nộp trả UBND thành phố Hà Nội hơn 22,1 triệu đô la Mỹ, tương đương 484,2 tỷ đồng quy đổi theo tỷ giá ngày 31/12/2015. Đồng thời kiến nghị giảm số được UBND thành phố Hà Nội thanh toán so với giá trị quyết toán nhà đầu tư lập 39,8 triệu đô la Mỹ, tương đương hơn 872 tỷ đồng.

- Đề nghị UBND thành phố yêu cầu Gamuda Berhad nộp trả ngân sách nhà nước số tiền chênh lệch giữa giá trị quyết toán hợp đồng BT với số tiền sử dụng đất phải nộp lên tới hơn 22,1 triệu đô la Mỹ, tương đương 484,2 tỷ đồng như đã nói ở trên. "Hoặc thu hồi diện tích đất có giá trị tiền sử dụng đất tương ứng, hoặc cả 2 hình thức. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan liên quan có trách nhiệm đôn đốc thu nộp số tiền trên tránh thất thoát ngân sách, tài sản công”.

- Đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, kết luận theo quy định các nội dung kiến nghị xử lý tài chính khác số tiền hơn 86,8 triệu USD để quyết toán và thanh lý hợp đồng với nhà đầu tư theo đúng quy định tránh thất thoát ngân sách, tài sản công.

- Yêu cầu nhà đầu tư nộp trả ngân sách đối với giá trị các trường hợp UBND thành phố Hà Nội không chấp nhận quyết toán cho dự án, trong đó lưu ý, giá trị 6,77 triệu đô la Mỹ của 5 hồ Yên Sở không có trong quyết định đầu tư, thi công trước khi có phê duyệt dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.

- Kiến nghị chỉ đạo Cục thuế Hà Nội thực hiện thanh tra về việc kê khai nộp thuế của Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam và đối với dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở do việc kê khai thuế chưa đảm bảo quy định.

Đáng chú ý:

- Kiểm toán Nhà nước đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam trong việc không kịp thời quyết toán hợp đồng BT, chậm thu hồi số tiền nộp ngân sách 22,1 triệu đô la Mỹ.

- Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật trong việc tham mưu cho UBND thành phố chấp thuận ký hợp đồng BT khiến thành phố Hà Nội phải tự bỏ chi phí để vận hành dự kiến 450 tỷ đồng.

Với kết quả kiểm toán nêu trên, tình hình quản lý kinh tế của Thủ đô là rất đáng lo ngại.

9 nhận xét:

  1. Tình hình này là không được, cái gì chứ tiền nong là phải quản lý chặt, hơn nữa lại là những số tiền lớn, tiền thuế của người dân.

    Trả lờiXóa
  2. Chỉ 1 dự án Yên Sở mà thất thoát đến hàng trăm triệu đô thì hỏi bao dự án khác thế nào? Sao tiền thuế của dân họ tiêu pha dễ thế và ai sẽ phải chịu trách nhiệm đây, liệu có thu hồi được không hay lại bay theo gió?
    Bảo sao đất nước ta mạt kiếp vẫn nghèo và bây giờ thì thua cả lào cà campuchia.

    Trả lờiXóa
  3. Kiểm toán là "nguyên tắc bắt buộc" nhưng vấn đề là kiểm như thế nào và trách nhiệm ra sao? Chỉ một nhà máy mà chênh lệch hàng chục triệu USD (150 triệu USD/250 triệu USD) để biết rằng thất thoát khũng khiếp đến mức nào(thất thoát 3/5 giá trị công trình). Điều quan trọng là phải xử lý trách nhiệm những kẻ "cướp ngày" thật nghiêm túc.

    Trả lờiXóa
  4. Gọi sao nói thẳng ra là thất thoát, tham nhũng mà cứ vòng vo hoài vậy, cần xem xét trách nhiệm của người đứng đầu TP Hà nội trong giai đoạn thi công dự án này, một số hoạt động kinh tế kể cả quản lý nhà nước mà có sai sót cũng không thấy kỷ luật, cách chức hay bị truy tố gì cả, trong khi đó người đi xe vi phạm là phạt, thu giữ phương tiện. Thật không bình đẳng trước pháp luật.

    Trả lờiXóa
  5. Năm ngoái tới năm nay khui ra không biết bao nhiêu sự việc tham ô tham nhũng lớn làm thất thoát tới hàng trăm nghìn tỷ của ngân sách nhà nước, bộ công thương thành bộ công nợ, tiền đi vay nước ngoài thì ngày càng tăng, đến nỗi tính theo đầu người mỗi người phải trả tới 30tr mà cơ sở hạ tầng thì vẫn không có, đời sống thì khó khăn, còn tiền thì cứ "thất thoát" rồi lại vào túi mấy ông cho cả dòng họ tiêu vài kiếp không hết cả thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Có công trình nào của việt nam ta làm mà không chậm tiến độ, đội vốn, đến cái công trình đường sắt kia đội vốn từ 370tr lên tới cả tỷ đô la kia thì biết, nhưng cũng có làm được gì, khi mà người dân thấp cổ bé họng nói không ai thấu, không thay đổi, không chống tham nhũng mạnh mẽ thì sớm muộn gì đất nước này cũng mục ruỗng mà thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Không phải mỗi quản lý kinh tế thủ đô đáng quan ngại mà khắp đất nước ra vấn đề phát triển kinh tế, nói không với tham nhũng tiêu cực là vô cùng cấp thiết, đất nước ta giờ đây như ở cái đáy của sự phát triển, tham nhũng, chính quyền trì trệ, bao che, hệ thống ngân hàng liêu xiêu, môi trường biển thì chết dần chết mòn.

    Trả lờiXóa
  8. Chi phí đầu tư chênh lệch sau khi kiểm toán lên tới gần 147,8 triệu USD và hơn 20,6 tỷ đồng. Qủa là một con số không hề nhỏ và thực sự đáng lo ngại. Đúng là phải chống tham nhũng mạnh mẽ để tránh cho đất nước này bị mục ruỗng.

    Trả lờiXóa
  9. Kiểm toán là "nguyên tắc bắt buộc" nhưng vấn đề là kiểm như thế nào và trách nhiệm ra sao? Chỉ một nhà máy mà chênh lệch hàng chục triệu USD (150 triệu USD/250 triệu USD) để biết rằng thất thoát khũng khiếp đến mức nào(thất thoát 3/5 giá trị công trình). Điều quan trọng là phải xử lý trách nhiệm những kẻ "cướp ngày" thật nghiêm túc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog