Chia sẻ

Tre Làng

MÁY BAY MỸ VÀ TRUNG QUỐC SUÝT VÀ CHẠM TRÊN BIỂN ĐÔNG

Máy bay Mỹ, Trung Quốc áp sát nhau ở Biển Đông

Máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc 

Một máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc và một máy bay tuần tra của hải quân Mỹ trong tuần này có vụ bay sát nhau ở Biển Đông ở cự ly được nói là ‘đối mặt không an toàn’. Đây là một sự cố đầu tiên giữa hai phía vào thời của tân tổng thống Donald Trump.

Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm nay loan báo tin này. Theo tin cho biết thì vụ việc xảy ra hôm thứ tư. Hãng tin Reuter nói rõ chiếc KJ-200 của Trung Quốc và chiếc P-3C của Hoa Kỳ bay sát nhau ở cự ly trong phạm vi 305 mét trên bầu trời gần khu vực bãi cạn Scaborough. Vùng trời nơi hai chiếc máy bay được nói bay ở cự ly sát nhau như thế được Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ khẳng định thuộc không phận quốc tế.

Theo phát ngôn nhân Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Robert Shuford, thì khi xảy ra sự vụ, chiếc P-3C của Hoa Kỳ đang thực hiện nhiệm vụ thường lê và hoạt động theo đúng luật pháp quốc tế. Ông này nói thêm phía Bộ Quốc Phòng và Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ luôn quan ngại về những vụ va chạm với lực lượng quân sự Trung Quốc.

Hãng thông tấn AP cho biết có fax đến Bộ Quốc Phòng Trung Quốc để hỏi về vụ việc mà Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ loan đi hôm nay; thế nhưng AP chưa nhận được trả lời.

Tuy nhiên trên trang chủ tờ Toàn cầu Thời báo của Trung Quốc có trích dẫn của một quan chức quân đội Hoa Lục ẩn danh nói rằng viên phi công của chiếc máy bay cảnh báo sớm của nước này đã phản ứng một cách hợp pháp và chuyên nghiệp.

Vị quan chức ẩn danh này nói thêm là phía Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ sẽ tập trung vào mối quan hệ giữa hai quốc gia và quân đội hai nước trong toàn cục, có những biện pháp cụ thể và loại bỏ mọi nguyên nhân căn bản các sự cố giữa đôi bên trên biển cũng như trên không.

Một số vụ việc từng đôi lần xảy ra tại khu vực Biển Đông nơi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ; mặc dù Bắc Kinh luôn nói tôn trọng quyền tự do hàng hải ở vùng biển chiến lược này và phản đối hoạt động quân sự của Hoa Kỳ; đặc biệt công tác thu thập thông tin tình báo do máy bay Mỹ thực hiện gần vùng biển phía nam tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Đây là nơi có một số căn Bắc Kinh cho đặt một số căn cứ quân sự.

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc có ký hai thỏa thuận nhằm phòng ngừa những vụ đối đầu có thể đưa đến khủng hoảng quốc tế như vụ hồi tháng tư năm 2000 khiến một phi công Hoa Lục tử nạn và phía Trung Quốc bắt giữ 24 thành viên trên chiếc máy bay trinh sát của Mỹ trong vòng 10 ngày.

Vào năm ngoái có 2 vụ đối mặt giữa máy bay Hoa Kỳ và Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.

8 nhận xét:

  1. Đúng rồi, đúng là bọn tàu khựa, biển đông là của nước khác mà chúng tự nhận là của mình rồi yêu cầu các nước khác phải tôn trọng chủ quyền biển đảo, nếu có chính chúng phải tôn trọng trước và cả hai nước đều cần tôn trọng chủ quyền biển đảo mới đúng, mà sao không đánh nhau luôn đi để có kịch hay xem

    Trả lờiXóa
  2. Dù có thế nào chăng nữa, hiệp định này nọ rồi cũng đến lúc 2 con hổ sẽ phải phân thắng thua thôi, ngày trước chỉ có liên xô mới là đối thủ đáng gờm của mỹ, bày giờ thì có thêm cả trung quốc, có thế là đến lúc nào đó sẽ xảy ra xung đột mà thôi, cần biết tranh thủ cơ hội nắm bắt thời cơ để giữ chủ quyền biển đảo

    Trả lờiXóa
  3. tình hình căng thẳng là điều chúng ta dễ dàng nhận thấy qua những sự việc vừa rồi có thể nói hai quốc gia này bằng mặt chứ không bằng lòng, mỗi nước đều có những tính toán của riêng mình trên biển đông nhưng trên tất cả vẫn là lợi ích của quốc gia mình khi mà họ là 2 cường quốc hàng đầu thế giới ở thời điểm hiện tại

    Trả lờiXóa
  4. Quan hệ giưa Mỹ và Trung Quốc giường như đang có dấu hiệu trở nên căng thẳng, trong tương lai có lẽ hai con hổ này sẽ có động thái nào đó để phân thắng thua. Ngày trước chỉ có liên xô mới là đối thủ đáng gờm của mỹ, bày giờ thì có thêm cả trung quốc.

    Trả lờiXóa
  5. Vụ việc một máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc và một máy bay tuần tra của hải quân Mỹ trong tuần này có vụ bay sát nhau ở Biển Đông ở cự ly được nói là ‘đối mặt không an toàn’. Đây là một sự cố đầu tiên giữa hai phía vào thời của tân tổng thống Donald Trump. Tương lai chắc sẽ có những diễn biến kịch tính hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  6. Hai con hổ gặp nhau xem chừng thời gian tới thế giới sẽ được chứng kiến những pha đáp trả chính trị đầy kịch tính của hai nước này. Mình thì không ủng hộ chiến tranh nhưng trước những hành vi bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên biển đông mình cũng thực sự bức xúc.

    Trả lờiXóa
  7. Hai con hổ trên biển đông. Hy vọng thế giới sẽ có những biện pháp nhằm lấy lại hòa bình trê biển đông không cho Trung Quốc tiếp tục phát triển quân sự trên khu vực này tránh dẫn đến những biến động về mặt quân sự trong khu vực.

    Trả lờiXóa
  8. Theo tôi đây chỉ là một động thái thăm dò của hai quốc gia, thời gian qua quan hệ hai nước Mỹ Trung đang căng thẳng đặc biệt là liên quan đến vấn đề biển đông khi Mỹ tiến hành thăm dò tuần tra trong khu vực này, phía Trung Quốc phản đối về hành động của Mỹ, tất cả chỉ là động thái chính trị của hai nước.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog