Chia sẻ

Tre Làng

MÓC ĐÍT - VĂN HÓA & VĂN HÓA ĐỌC

Móc Đít - Văn Hóa & Văn Hóa Đọc

Thật, nói ra thì ngại, nhưng không thể không nói bởi nó có liên quan. Thẳng là tính tôi vốn dâm dê các anh chị ạ, vì dâm dê nên tôi hay nhìn gái. Gái trẻ càng hay bị tôi nhìn. Vì gái trẻ xinh đẹp mà. Cũng liu ý luôn với các gái trẻ rằng, các nàng xinh vì trẻ chứ bản thân các nàng chưa hẳn đã xinh. Tuổi trẻ, tự thân nó là một vẻ đẹp rồi.

Sáng qua ngồi cafe thấy một gái trẻ vào quán nhưng chưa vào ngay mà vẫn đứng cửa như chờ ai đó. Kể luôn, kế quán cafe là quán phở, và có vẻ như gái trẻ vừa dùng phở. Như tất cả mọi người, gái móc xì mát phôn ra lướt trong lúc chờ đợi. Trong khi chăm chú lướt phôn, gái cho tay vào mồm móc răng, sau một hồi ngoác mồm cho bàn tay khua khoắng, gái lôi bàn tay ra, dùng móng ngón cái check móng các ngón còn lại, rồi gái búng búng, rồi gái đưa lên mũi hít hít, khúc coda huy hoàng là gái chùi chùi lau lau mấy ngón tay của mình xuống mông. Mông gái, dĩ nhiên được che phủ bằng chiếc váy cùng họa tiết rất đẹp.

Một loạt thao tác đáng yêu của gái được thực hiện trong khi chăm chú dán mắt vào phôn. Sự hồn nhiên duyên dáng đến kinh ngạc.

Sáng thì ngắm gái ở cafe, trưa về, trong thang máy, đứng ngay trước mặt cũng là gái. Gái trẻ nên cũng xinh, dĩ nhiên. Gái này không móc răng nhưng liên tục gãi đầu. Gãi rồi cũng dùng móng ngón cái check ngón giữa và ngón áp út, là những ngón vừa gãi. Check, rồi búng búng, rồi cũng duyên dáng đưa lên mũi hít hà...

Thích mùi khắm, thối, hôi của bản thân không phải là cái gì xấu xí, mà nó là một niềm vui nguyên thủy bản năng, nhưng niềm vui ấy không nên hồn nhiên trình diễn nơi công cộng. Nếu ỉa đái phải chui vào toilet thì móc bựa răng, móc đít móc nách ngửi cũng nên kín đáo. Đó là văn hóa tối thiểu vậy. 

Văn hóa, như đã từng biên, là một hệ thống thói quen. Thói quen của cả cộng đồng được hình thành qua hàng ngàn năm, trở thành thứ mà hàn lâm gọi là "kí ức cộng đồng". Thông thường, những thói quen tốt thì phải tập luyện, tuyên truyền, kỉ luật, trong khi thói quen xấu thì hình thành cách vô thức. Tóm lại, thói quen (văn hóa) tốt thì khó hình thành, trong khi hình thành thói quen xấu lại rất dễ.

Văn hóa không hình thành trong thời gian ngắn, như vài năm hay thậm chí, là một đời người, mà văn hóa hình thành bởi, ít nhất, vài thế hệ. Gustave le bon cho rằng, cá tính dân tộc quyết định số phận dân tộc, còn tôi cho rằng cá tính dân tộc làm nên văn hóa dân tộc ấy.

"Văn hóa đọc" là câu chuyện chúng ta nghe rát tai trong chừng hai chục năm đổ về đây. Chung qui, người ta đang than vãn về cái "văn hóa lười đọc" của tông dật. Người ta than thở, lo lắng cho thế hệ trẻ lười đọc. Thế rồi người ta phát động "sách hóa nông thôn" (chương trình này dĩ nhiên nhắm tới trẻ em), rồi vừa qua, người ta phát động phong trào lì xì (mừng tuổi) bằng sách...

Là kẻ biên khá nhiều về chủ đề văn hóa đọc, nên để cho khỏi lạc đàn, xin có nhời góp thêm.

Cần khẳng định ngay, không phải lớp trẻ của chúng ta lười đọc, mà toàn dân tộc chúng ta cùng đéo đọc (dĩ nhiên, nếu "đọc" loại trừ việc đọc status fb). Gọi là "văn hóa đọc" bởi việc đọc phải là một thói quen hình thành qua nhiều thế hệ. Các bậc phụ huynh đừng có tham vọng con mình ham đọc trong khi bản thân mình đéo đọc.

Ngày nay, cùng với đời sống vật chất khấm khá, các bậc phụ huynh đã chú ý mua sắm sách báo cho con, nhưng chắc chắn con các vị sẽ không có hứng thú gì với sách nếu bản thân các vị không có niềm hứng thú đó. Cảm hứng với sách vở cũng hệt như mọi cảm hứng khác, nó phải được lan truyền, thẩm thấu, nhưng khác với vài cảm hứng khác, truyền cảm hứng đọc không thể tức thời, mà nó cần rất nhiều thời gian.

Nếu muốn trẻ con hứng thú với sách, các bậc phụ huynh phải tạo ra một kỉ luật cho chính mình trong việc đọc. Phải dành chút thời gian để đọc cùng, chém gió với chúng về những cuốn sách mua về..., ít nhất là như vậy. 

Tạo ra thói quen đọc cho bản thân rồi truyền sang con trẻ, chỉ như thế, qua vài thế hệ, may ra dân tộc này mới trở thành một tông dật không mù chữ.

Cổ vũ việc đọc bằng những phong trào mang tính bề nổi như "sách hóa nông thôn", "mừng tuổi bằng sách" cũng tốt, và dĩ nhiên cũng nên làm, nhưng nó sẽ không thể thay đổi cái "văn hóa lười đọc", cùng lắm, phong trào ấy sẽ trở thành một cái gì đó vui vẻ, kiểu tấu hài hạng sang.

Thành thị đầy sách cũng có ai đọc đâu, vậy nông thôn được "sách hóa" không lẽ nông thôn sẽ chăm đọc? Bọn trẻ con, được/bị mừng tuổi lì xì bằng sách, chúng nó sẽ chửi thầm, sure! "Sách hóa nông thôn" sẽ mang lại niềm vui cho người thực hiện chương trình ấy cũng như mừng tuổi lì xì cho trẻ con sách sẽ mang lại niềm vui cho người lớn mà thôi.

Trở lại với hehe mệnh đề ở đầu bài "Gái xinh vì trẻ chứ tự thân gái chưa hẳn đã xinh". Tuổi trẻ là một thế mạnh, nhưng thế mạnh ấy sẽ chẳng là gì nếu các gái (zai) vứt bỏ đi thế mạnh ấy bằng những biểu hiện xấu xí, dị mọ, bẩn bựa, vô văn hóa (hay nói chính xác là văn hóa mõm vuông). 

Để hoàn thiện vẻ đẹp của mình, dĩ nhiên là "tự nhận thức", trong đó không thể không có việc quan sát, học hỏi, và quan trọng, kỉ luật đọc.

Chép về từ Bác Văn Vương lừng danh

12 nhận xét:

  1. Có nhiều những thói quen đã thành nếp ăn xâu vào tâm thức cả một thế hệ rồi, để sửa được nó không phải là chuyện một sớm một chiều mà làm được, nhưng cũng không phải là việc gì quá khó khăn cả.

    Trả lờiXóa
  2. giới trẻ bây giờ có gu ăn mặc chẳng giống ai. Nhiều em ra đường ăn mặc lố lắm, có em thì hở đầu, hở đuôi, có em thì chỗ cần kín chẳng kín, chỗ cần hở thì lại kín cổng cao tường. Nói chung là các em ấy giờ lố lắm. Ăn mặc lố bịch, mà đầu óc nghĩ thì càng chán nữa, chẳng đâu vào đâu

    Trả lờiXóa
  3. Tôi nghĩ đây được coi là vấn đề về nhận thức của con người. Mà vấn đề này thì không chỉ riêng giới trẻ mà ngay cả giới già, giới có tuổi cũng vậy thôi. Người ta gọi là ngu thì đến già cũng không cải thiện được. Cho nên để giải quyết vấn đề này thì tôi nghĩ phải giải quyết vấn đề về nhận thức của con người thôi.

    Trả lờiXóa
  4. vấn đề ý thức con người hiện nay không phải được nhắc đến ngày một ngày hai mà đã được bàn tán như một chuyên đề, một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay với những hệ lụy mà nó mang lại, phải chăng chúng ta hiện nay đang thờ ơ với những điều giản dị nhất mà chạy theo những xu thế được xem là hiện đại là thời thượng, những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc đang bị phai nhạt dần và nhiệm vụ của thế hệ trẻ chúng ta là giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó

    Trả lờiXóa
  5. Đọc cách miêu ta của tác giả mà thấy sinh động quá! Trong khi chăm chú lướt phôn, gái cho tay vào mồm móc răng, sau một hồi ngoác mồm cho bàn tay khua khoắng, gái lôi bàn tay ra, dùng móng ngón cái check móng các ngón còn lại, rồi gái búng búng, rồi gái đưa lên mũi hít hít, khúc coda huy hoàng là gái chùi chùi lau lau mấy ngón tay của mình xuống mông. Mông gái, dĩ nhiên được che phủ bằng chiếc váy cùng họa tiết rất đẹp.

    Trả lờiXóa
  6. Mình cũng đồng tình là nếu muốn trẻ con hứng thú với sách, các bậc phụ huynh phải tạo ra một kỉ luật cho chính mình trong việc đọc. Phải dành chút thời gian để đọc cùng, chém gió với chúng về những cuốn sách mua về..., ít nhất là như vậy.

    Trả lờiXóa
  7. Chúng ta suốt ngày nghe về đạo đức ở bên tai nhưng chưa chắc ai cũng hiểu hết được. Hy vọng ở trong nhà trường hay ở nhà hay cơ quan làm việc chúng ta nên chú trọng hơn nữa giảng dạy vẫn đề đạo đức cho giới trẻ.

    Trả lờiXóa
  8. Chúng ta suốt ngày nghe về đạo đức ở bên tai nhưng chưa chắc ai cũng hiểu hết được. Hy vọng ở trong nhà trường hay ở nhà hay cơ quan làm việc chúng ta nên chú trọng hơn nữa giảng dạy vẫn đề đạo đức cho giới trẻ. Bác Hồ nói rồi, tiên học lễ, hậu học văn.

    Trả lờiXóa
  9. Để hoàn thiện vẻ đẹp của mình, dĩ nhiên là "tự nhận thức", trong đó không thể không có việc quan sát, học hỏi. Hy vọng giới trẻ sẽ nhận thức được điều này để không ngừng củng cố và hoàn thiện bản thân, làm cho mình trở thành một người có văn hóa.

    Trả lờiXóa
  10. Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy.Chúng ta cứ kêu con trẻ lười đọc sách nhưng bản thân chúng ta là những người làm cha, làm mẹ đã thực sự làm gương cho con e mình hay chưa? Người lớn cũng bị những chiếc điện thoại mê hoặc thì trách gì đến con trẻ. Muốn xây dựng một xã hội văn minh thì bản thân những người làm cha làm mẹ phải là những người văn minh đi đầu các bạn ạ.

    Trả lờiXóa
  11. Bọn "chửi thuê" chúng mày thì biết địt gì về văn hóa mà cùng ngoác cái mõm thối ra mà bàn. Tao lại tống cho mỗi đứa một bãi cứt lên mặt bây giờ. Địt cụ chúng mày, ngứa cả lỗ đít tao!

    Trả lờiXóa
  12. giới trẻ bây giờ có gu ăn mặc chẳng giống ai. Nhiều em ra đường ăn mặc lố lắm, có em thì hở đầu, hở đuôi, có em thì chỗ cần kín chẳng kín, chỗ cần hở thì lại kín cổng cao tường. Nói chung là các em ấy giờ lố lắm. Ăn mặc lố bịch, mà đầu óc nghĩ thì càng chán nữa, chẳng đâu vào đâu

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog