Chia sẻ

Tre Làng

TRƯỜNG CHINH - NHÀ LÃNH ĐẠO KIỆT XUẤT

Nhà lãnh đạo kiệt xuất để lại nhiều dấu ấn với đất nước

Báo Hà Nội Mới

1. Tròn 20 tuổi, gia nhập tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, tham gia cuộc vận động thành lập Đảng và trở thành một trong những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Trường Chinh bắt đầu đi vào con đường hoạt động cách mạng chuyên nghiệp. 

Trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng ở tuổi 44, tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí có công lớn trong việc chuẩn bị nội dung Hội nghị Trung ương tám khóa I (5-1941), “thay đổi chiến lược” với những “chính sách mới” trong việc xác định nhiệm vụ cách mạng, giải quyết mối quan hệ dân tộc - giai cấp. Được sự dẫn dắt bởi tư tưởng Hồ Chí Minh, Nghị quyết Hội nghị Trung ương tám với sự đóng góp to lớn về trí tuệ của đồng chí Trường Chinh, là một sự kiện đặc biệt quan trọng, ghi dấu ấn vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. 

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vắng mặt, Tổng Bí thư Trường Chinh đã để lại dấu ấn trên nhiều phương diện quan trọng như tổ chức, phát triển lực lượng chính trị trong Mặt trận Việt Minh; xây dựng “an toàn khu”; tổ chức lực lượng vũ trang… Dự báo được việc Nhật - Pháp đụng độ, đồng chí Trường Chinh đã chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương, ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đồng chí có công lớn trong việc tổ chức Hội nghị toàn quốc của Đảng, Đại hội quốc dân Tân Trào, thành lập và phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện khác để khi thời cơ đến, cùng lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do. 

Khi thực dân Pháp tái xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh đã cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cả nước tiến hành cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính” với niềm tin “kháng chiến nhất định thắng lợi”. Đồng chí đã để lại dấu ấn trong việc thực hiện sách lược “hòa để tiến”, củng cố, bảo vệ và xây dựng nền dân chủ cộng hòa, tạo nên sức mạnh chính trị to lớn, đặc biệt là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, ngay trong giai đoạn kháng chiến, đồng chí đã phác họa con đường phát triển của dân tộc qua Luận cương về cách mạng Việt Nam năm 1951, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta khẳng định: “Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, từ năm 1941, cùng với Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, đồng chí Trường Chinh đã có nhiều quyết sách đúng đắn, sáng tạo, nhất là trong những bước ngoặt của cách mạng, vai trò của đồng chí nổi bật là một trong những đồng chí lãnh đạo kiệt xuất đã đưa cuộc Cách mạng Tháng Tám đến thành công và đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi cuối cùng” (Báo Nhân Dân, ngày 6-10-1988).

2. Sau 9 năm, cuộc kháng chiến thần thánh đã thắng lợi, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hơn 20 năm tiếp theo, đồng chí đã cùng Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo nhân dân cả nước lãnh đạo hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Những năm sau ngày giải phóng, khi đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, đồng chí sớm nhận ra con đường tất yếu phải đi của đất nước là đổi mới. Theo đồng chí, đổi mới là xu thế của thời đại, bản chất sâu xa của chủ nghĩa Mác - Lênin, là đòi hỏi tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa; đổi mới là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa sống còn đối với đất nước và dân tộc. Hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nhiều đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã khẳng định đồng chí Trường Chinh là “một trong những người đề xướng công cuộc đổi mới".

Những dấu ấn của đồng chí Trường Chinh để lại trong đổi mới cách đây hơn 30 năm vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta giành thắng lợi. Trước hết là trí tuệ và bản lĩnh dám đổi mới và biết đổi mới phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Nhận thức đổi mới là đòi hỏi bức thiết của dân tộc và thời đại nhưng phải biết cách làm mang chất lượng khoa học và cách mạng. Phải biết khai thác sức mạnh của nhân dân, lấy dân làm gốc; xuất phát từ thực tế, tôn trọng, vận dụng đúng đắn và hành động theo quy luật khách quan, tránh rập khuôn, áp đặt chủ quan, duy ý chí. Đồng chí Trường Chinh cho ta một bài học lớn về tầm nhìn và cách nhìn đổi mới, luôn luôn giữ vững nguyên tắc, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời phải sáng tạo.

Thứ hai, thái độ của đổi mới là “dám nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật”; thật sự, nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, không giấu giếm khuyết điểm. Là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh thấm nhuần sâu sắc tư tưởng “tự chỉ trích” của Người và thực hành tư tưởng đó hiệu quả. Hồ Chí Minh dạy rằng “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. 

Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Sai lầm, khuyết điểm là phản giá trị, nhưng dũng cảm “tự chỉ trích”, thấy rõ những khuyết điểm, sai lầm và sửa chữa bằng được những sai lầm đó chính là một giá trị của đổi mới. Đó là một bài học lớn của những ngày đầu và qua 30 năm đổi mới, được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Thứ ba, đổi mới phong cách và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Bước vào đổi mới, đồng chí Trường Chinh rất quan tâm đến đổi mới phong cách. Đồng chí nhận thức sâu sắc rằng để đánh giá một đảng, mỗi cán bộ, đảng viên có thật sự là chiến sĩ cách mạng chân chính hay không thì không chỉ dựa vào tuyên ngôn, nghị quyết mà còn phải căn cứ vào lập trường, thái độ chính trị, hành vi của họ trong đấu tranh cách mạng. Đổi mới phong cách bao gồm phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách ứng xử… Những quan điểm và tấm gương của đồng chí Trường Chinh rất gần với Chỉ thị 05-CT/TƯ ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc kiên trì, kiên quyết triển khai quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. 

Là một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh để lại nhiều dấu ấn quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới của chúng ta.

PGS.TS Bùi Đình Phong

25 nhận xét:

  1. Tổng Bí thư Trường Chinh, người cộng sản kiên cường mẫu mực, nhà lý luận tài năng, nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trong những học trò xuất sắc và cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tấm gương sáng về tính nguyên tắc và tổ chức kỷ luật, một trí tuệ lớn của cách mạng Việt Nam, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  2. Tám mươi mốt tuổi đời, sáu mươi ba năm hoạt động cách mạng liên tục, sôi nổi và phong phú của đồng chí Trường Chinh gắn liền với những chặng đường đấu tranh vô cùng gian khổ, nhưng rất đỗi tự hào của nhân dân ta. Hơn bốn mươi sáu năm giữ các trọng trách Quyền Tổng Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Đồng chí đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào cách mạng Việt Nam;

    Trả lờiXóa
  3. Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh đã xây dựng và lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối, chiến lược, sách lược với phương pháp và nghệ thuật chỉ đạo linh hoạt, lập nên những kỳ tích vẻ vang trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tên tuổi và sự nghiệp của Đồng chí mãi mãi được khắc ghi vào lịch sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc, được thể hiện rõ nhất trong những bước ngoặt lịch sử của đất nước đòi hỏi có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.

    Trả lờiXóa
  4. Ngay từ năm 1930, khi bị giam cầm trong các nhà tù thực dân, đồng chí Trường Chinh luôn thể hiện bản lĩnh kiên trung, bất khuất trước đòn roi tàn bạo của kẻ thù, biến nhà tù thành trường học lý luận để học tập văn hóa, chính trị, trau dồi lý tưởng cách mạng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn”

    Trả lờiXóa
  5. Từ năm 1939, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những chuyển biến hết sức nhanh chóng, Ban lãnh đạo Đảng chưa lập lại được, vượt qua sự truy lùng gắt gao của kẻ thù, đồng chí Trường Chinh đã có công lao to lớn trong việc tổ chức lại Ban Chấp hành Trung ương và được bầu làm Quyền Tổng Bí thư tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11-1940) và sau đó làm Tổng Bí thư tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5-1941). Dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và đồng chí Trường Chinh là người khởi thảo văn kiện, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết lịch sử, hoàn chỉnh chủ trương cách mạng giải phóng dân tộc, phát triển lý luận về cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc - giai cấp, dân tộc - quốc tế, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược rất cơ bản của cách mạng Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  6. Thời kỳ này, cùng với việc lãnh đạo củng cố toàn diện phong trào cách mạng, với các tác phẩm Đề cương về văn hóa Việt Nam (năm 1943), Chủ nghĩa Mác về văn hóa Việt Nam (năm 1943), đồng chí Trường Chinh đã có những đóng góp to lớn trong việc hình thành cơ sở lý luận cho việc xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ cách mạng Việt Nam theo phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng và lãnh đạo tổ chức thực hiện đường lối văn hóa của Đảng. Đồng chí còn chỉ đạo thành lập và trực tiếp viết bài cho Tạp chí Cộng sản - Cơ quan lý luận chính trị của Trung ương Đảng; Báo Cứu quốc - Cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh; Báo Cờ Giải phóng - Cơ quan tuyên truyền, cổ động của Trung ương Đảng... nhằm truyền đạt đến cán bộ, đảng viên, nhân dân về những biến đổi mau chóng của tình hình và đường lối, chủ trương của Đảng, Mặt trận Việt Minh; vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân vùng lên đấu tranh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật...

    Trả lờiXóa
  7. Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền cách mạng non trẻ của ta ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, đồng chí Trường Chinh là một trong những cộng sự gần gũi và tin cậy của Bác Hồ, đã cùng tập thể Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giữ vững chính quyền nhân dân, tranh thủ thời cơ, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh đã góp phần định hướng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kiên cường kháng chiến, vượt lên mọi gian khổ, hy sinh và vững tin vào thắng lợi cuối cùng.

    Trả lờiXóa
  8. Năm 1951, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những biến chuyển mới có lợi cho cách mạng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh đã cùng Trung ương Đảng tập trung công sức, trí tuệ chuẩn bị tốt Đại hội lần thứ II của Đảng, nhất là chuẩn bị các văn kiện quan trọng. Giá trị lý luận và thực tiễn của các văn kiện Đại hội cũng như vai trò lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị tổ chức Đại hội của Tổng Bí thư Trường Chinh là rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thành công của Đại hội đánh dấu bước phát triển vượt bậc và toàn diện về đường lối cách mạng và kháng chiến trong giai đoạn mới.

    Trả lờiXóa
  9. Thời kỳ trước đổi mới, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra ngày càng trầm trọng, sản xuất trì trệ, lạm phát phi mã, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, đồng chí Trường Chinh là một trong những nhà lãnh đạo kiên trì khảo nghiệm thực tiễn, chỉ đạo từng bước thực hiện đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, đặt nền móng cho việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa V), trên cơ sở phân tích, làm rõ những sai lầm, khuyết điểm trong việc duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, đồng chí Trường Chinh đã rút ra kết luận: “Chúng ta phải triệt để xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Song về sách lược, trong mỗi bước đi cần có tính toán, cân nhắc thận trọng”

    Trả lờiXóa
  10. Đồng chí Trường Chinh đặc biệt quan tâm công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh khi cho rằng: “Làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác xây dựng Đảng, chỉ có như vậy thì Đảng ta mới đủ sức lãnh đạo cách mạng nước ta trong thời gian tới. Khôi phục, giữ vững và nâng cao tính chiến đấu của Đảng là yêu cầu bức thiết hiện nay. Công tác cán bộ phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng”

    Trả lờiXóa
  11. dưới màu cờ lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng cùng với Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, đồng chí đã có nhiều quyết sách đúng đắn, sáng tạo, nhất là trong những bước ngoặt của cách mạng. Vai trò của đồng chí là một trong những người lãnh đạo kiệt xuất đã đưa cuộc cách mạng tháng Tám đến thành công và đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi cuối cùng.

    Trả lờiXóa
  12. Đối với sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung cũng như trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói riêng, quan điểm mà đồng chí Trường Chinh nêu lên nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật vẫn giữ nguyên giá trị, chẳng những thế còn có tính thời sự nóng hổi. Tại sao đồng chí Trường Chinh lại có thể đưa ra được một quan điểm đúng đắn như vậy? Vì đồng chí nghe tất cả tình hình, ý kiến người này, người khác một cách nghiêm túc và nghe để tiếp thu, điều chỉnh hành động của mình.

    Trả lờiXóa
  13. Tổng Bí thư Trường Chinh, người cộng sản kiên cường mẫu mực, nhà lý luận tài năng, nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trong những học trò xuất sắc và cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tấm gương sáng về tính nguyên tắc và tổ chức kỷ luật, một trí tuệ lớn của cách mạng Việt Nam, tên tuổi và sự nghiệp của Đồng chí mãi mãi được khắc ghi vào lịch sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc, được thể hiện rõ nhất trong những bước ngoặt lịch sử của đất nước đòi hỏi có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.

    Trả lờiXóa
  14. Việc ông thôi chức Tổng bí thư rồi lại phấn đấu tới chức Tổng bí thư bằng chính những năng lực, đóng góp của mình, trở thành tấm gương tiên phong trong Đổi mới làm cho mọi người có lòng tin vào chính mình, vào sự phấn đấu, cống hiến của mình; đồng thời qua đó cho thấy thể chế cần cần tạo ra môi trường để mọi người dám dấn thân, phát huy tất cả năng lực, đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước.ông đúng là 1 người tài của đất nước 1 .1 nhân cách lớn của VN . cta hay loi guownng ông

    Trả lờiXóa
  15. Sao bè lũ bán nước lại đi bôi xấu hình ảnh của một người lãnh động kiệt xuất của dân tộc thế k biết. K có con người giản dị ,bình dị hết nấc này liệu Việt Nam có trên bản đồ thế giới k hay nó phải mang cái tên khác! Nhìn ảnh này và nghĩ về những gì các cụ để lại cho tổ quốc, cho dân tộc, so với cái các cụ được hưởng thụ, những cái gia đình các cụ được ngoài cái được trong cái chung của dân tộc thì mới biết cả cuộc đời họ hy sinh vì ai, ai mới là kẻ tàn ác, ai mới là người muốn bán đất nước Việt Nam yếu quý của dân tộc việt nam

    Trả lờiXóa
  16. Dung la 1 nhà giữ nước tài ba , Bác là một người hùng vĩ đại của đất nước VN và cùng các vị lãnh dao kiet xuaat của đất nước .Tôi yêu VN.Bác trong tim mọi người Việt.Lịch sử đã được ghi, thì coi như đã có, dù sau đi nửa cũng phải kính trọng những người yêu nước nay.

    Trả lờiXóa
  17. Những vị lãnh đạo suốt đời cống hiến sức lưc, trí tuệ cho dân cho Nước mãi mãi sống trong lòng dân tộc Việt.Cảm ơn bác kính yêu cùng các bác yêu quý dã cho chúng cháu có Cuộc sống yên bình hạnh phúc này các bác luôn ở trong tim chúng cháu. Các thế hệ của chúng ta ngày nay không bao giờ được phép quên di quá khứ !luôn phải có trách nhiệm gìn giữ lấy giang sơn gấm vóc của Tổ quốc ma thế hệ cha ông đa ra sức bảo vệ và chiến đấu ma phải mất ca máu và nước mắt moi giữ lại được !

    Trả lờiXóa
  18. Nhớ ông ngoại mình . Lúc nào gặp ông cx nói về thời ở quảng trị và bị bắt ra côn đảo. Ông bị tra tấn bảo ông khai ông chỉ nói với chúng 1 câu mạng này chúng bay có thể lấy nhưng đất nam chúng bay đừng mong động vào 1 tấc đất.người lính đích thực chiến đấu không phải vì ghét những gì phía trước mà vì yêu những gì phía sau....
    Cảm ơn thế hệ cha anh đi trước đã đánh đổi xương máu,sinh mạng để giành lại độc lập,hoà bình cho con cháu bây giờ

    Trả lờiXóa
  19. Nhìn ông lại nhớ đến Ba của tui . Ba đi bộ đôi . Bị mảnh bom vào đầu và chân . Mơi 70 mà ba tui đã bị lẫn . Ko nhớ được tên các con . Vậy mà khi nhắc đến Bác Hồ và những anh hùng thời chống mỹ . Là Ba tui lại khóc . Thương Ba lắm.Cảm ơn ông. Một thế hệ anh hùng, được rèn tôi trong lửa đạn.

    Trả lờiXóa
  20. Cảm ơn những người ông, cha chú, cô di đã hy sinh biết bao nhiêu sương máu để có ngày hôm nay, nhìn những huân huy chương, mà nhớ đến bố tôi giữ những huy chương này như vật báu, đó là niềm tự hào của những người cựu chiến binh của dân tộc VN.Cái cuộc chiến ấy đã lấy đi của đất nước cả 1 thế hệ ưu tú. Phải tưởng nhớ người đã mất và tôn trọng giúp đỡ người đang sống. Chính họ đã lam nên đất nước. Làm nên cuộc sống hôm nay...

    Trả lờiXóa
  21. Là một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh để lại nhiều dấu ấn quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  22. Rất ngưỡng mộ những nhà cách mạng như đồng chí Trường Chinh. Tròn 20 tuổi, gia nhập tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, tham gia cuộc vận động thành lập Đảng và trở thành một trong những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Trường Chinh bắt đầu đi vào con đường hoạt động cách mạng chuyên nghiệp.

    Trả lờiXóa
  23. Tự hào biết bao khi cách mạng Việt Nam có những nhà lãnh đạo kiệt xuất như cụ Trường Chinh. Bởi vì có những nhà lãnh đạo sáng suốt giúp cách mạng của nước ta nhanh chóng tiến đến thành công, dân ta sớm có được tự do hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  24. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào có những nhà cách mạng lỗi lạc như đồng chí Trường Chinh. Là một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh để lại nhiều dấu ấn quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  25. Một Nhà Lãnh đạo kiệt xuất một người học trò giỏi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh một người con yêu nước của dân tộc, một người cả cuộc đời dành để hoạt động cách mạng và được rất nhiều người dân Việt Nam kính trọng đó là Tổng Bí Thư Thân Yêu Trường Trinh.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog