Chia sẻ

Tre Làng

CHUYỆN ĐI TÈ CỦA BẠN AN

Cuteo@

Câu chuyện của bạn An.

Nay đi qua Hoàng Cầu, nhìn thấy cái WC này mà mừng rơi nước mắt. Dừng xe, phi xuống thì hỡi ôi, cửa khóa chặt.

Thế là đành phải... xin lỗi Hà Nội!

Nhìn bãi đất ẩm ướt kia thì đủ biết, nhiều người rất muốn ăn đúng nơi, tè đúng chỗ nhưng gặp cảnh WC bị khóa giống mình.

Đọc thông tin, mỗi lần tè bậy có thể bị phạt tới 3 triệu đồng mà hãi.

Tình trạng giao thông như hiện nay + Hà Nội gần như thiếu chỗ đi tè mà muốn triệt tiêu chuyện tè bậy là nhiệm vụ bất khả thi.

Sao không réo tên các anh ấy hả bạn An?

9 nhận xét:

  1. Làm theo kiểu phong trào và tìm cách tiêu tiền. Làm xong đạt kế hoạch thu và chi. Ai nấy điều hớn hở. Và khóa ngay đi cho nó mới. Khỏi cần dùng. Còn có ai là gì việc này của Hà Nội mình nữa đâu mà. Trên đường đi làm tôi còn thấy rất nhiều nhà WC công cộng hàng chục năm nay khóa cửa, hoen gỉ xuống cấp trông rất mất mỹ quan mà không hề thấy có động thái sửa chữ nào hay cho người dân sử dụng hay gì nữa là.

    Trả lờiXóa
  2. Đừng trách người dân tiểu tiện bừa bãi. Trong khi nhà VSCC vừa thiếu vừa bẩn thỉu, nhân viên phục vụ thiếu văn hóa, chỉ nhăm nhăm thu tiền mà không chịu dọn dẹp. Khách vừa phải trả tiền, vừa chịu cảnh mất vệ sinh, vừa phải nghe những lời khó nghe từ những người trông nhà vệ sinh. Lãnh đạo TP cần có một chủ trương về nhà VSCC, vừa kêu gọi xã hội hóa, vừa giao nhiệm vụ cho các xã phường phải đưa việc có nhà VSCC trên địa bàn vào các tiêu chí đánh giá khu dân cư văn hóa. Các nhà VSCC cũng phải đạt chuẩn vệ sinh và môi trương để mọi người thực hiên.

    Trả lờiXóa
  3. Xây một cái nhà vệ sinh hết hai tỉ ? Tôi xây một cái nhà 3 tấm, diện tích 200m2, có 3 toilet chưa tới tỉ hai..Đừng đòi xây rồi để thối um lên, hoặc không thì cũng khóa cửa không cho sử dụng như vậy. Xong lại lên án ý thức người dân kèm này kia. Mà chúng ta cũng nên tự nâng cao ý thức cho mình đi đường bí quá thì nên tận dụng hệ thống : nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, siêu thị, cây xăng để giải quyết...

    Trả lờiXóa
  4. Nhu cầu nhà vệ sinh là tất yếu và thể hiện sự văn minh của một xã hội. Đã từ rất lâu rồi những mô hình quản lý sự bền vững của các nhà vệ sinh công cộng không được những cơ quan có trách nhiệm làm đến nơi đến chốn. Mô hình nhà vệ sinh công cộng 5 sao được một ngân hàng đầu tư kết hợp nơi đặt máy ATM tại Công viên Lê Văn Tám - TP. Hồ Chí Minh nên được nhân rộng ra nhiều nơi. Khi gắn hình ảnh thương hiệu lớn với cái nhà vệ sinh công cộng thì không thể làm lôi thôi được đâu. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ được phát huy ở đó!

    Trả lờiXóa
  5. Đâu đâu cũng thiếu, cái nhu cầu thiết yếu của con người lại chẳng được chính quyền quan tâm. Nên cho tư nhân đấu thầu và xây dựng theo quy hoạch của nhà nước. Chứ đừng để nhà nước mình nhúng ta vào cái gì, nhúng tay vào cái gì y như rằng cái đó tham ô, hối lộ, đội vốn, công trình thì xập xệ...cuối cùng thì tiền mất mà tật mang.

    Trả lờiXóa
  6. Biết thế nào là nhu cầu nhiều hay nhu cầu ít ....chẳng lẽ đứng đếm xem có bao nhiêu người muốn tè một ngày, một tháng rồi thống kê ...từ đó mới xây nhà vệ sinh hay sao. Mà sao chưa biết nhu cầu thế nào mà xây lắm thế, hàng nghìn cái xong khóa cửa để đấy mở vài cái, một đống ở đấy biết cái nào mở cái nào khóa? Cứ thế này tiền thì vẫn chi, lạm chi thì vẫn diễn ra, mà ô nhiễm môi trường thì là điều hiển nhiên.

    Trả lờiXóa
  7. Nhu cầu thiết yếu của người dân mà không được đáp ứng. Rất nhiều các nhà vệ sinh công cộng được đặt ở trên đường phố Hà Nội nhưng lại khóa cửa thì "nỗi buồn" của người dân sẽ được giải quyết ở đâu? Nếu có nhà vệ sinh mà mở của thì hỡi ôi vào rồi cũng chỉ muốn ra ngay lập tức, ở thêm 1 phút nào chắc nghẹt thở. Vậy thì giải pháp nào cho chúng ta, có lẽ phải nâng cao ý thức người dân về cách đi vệ sinh, nếu mỗi người đều có ý thức giữ gìn nhà vệ sinh công cộng thì tình hình sẽ khác hơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  8. Người tìm đỏ mắt không thấy nhà vệ sinh công cộng (VSCC), trong khi có những người ở ngay cạnh nhà VSCC suốt 5 năm mà không hay biết... là những tình cảnh éo le phản ánh thực trạng bất cập của hệ thống nhà VSCC hiện nay tại Thủ đô.Mức phạt 1 - 3 triệu đồng về hành vi tiểu tiện không đúng nơi quy định theo NĐ 155/NĐ-CP đang gây lo lắng cho một bộ phận những người lao động thường xuyên phải hoạt động ngoài đường.

    Trả lờiXóa
  9. Nhìn bãi đất ẩm ướt kia thì đủ biết, nhiều người rất muốn ăn đúng nơi, tè đúng chỗ nhưng gặp cảnh WC bị khóa giống mình.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog