Chia sẻ

Tre Làng

CHUYỆN CÁP TREO CÁT BÀ

Về chuyện xây resort ở Cát Bà.

Đang có luồng thông tin, rằng dự án xây dựng quần thể nghỉ dưỡng, giải trí khổng lồ đang tàn phá môi trường đảo Cát Bà, khiến tôi hơi ngứa mồm. Tác động tới kinh tế địa phương của dự án trị giá 3 tỉ đô la với điểm nhấn là hệ thống cáp treo thần thánh tôi tạm không bàn, vì nó quá hiển nhiên, chỉ có bọn điên mới cho rằng không có lợi.

Tôi chỉ nói về vấn đề môi trường, ảnh hưởng tới cư dân bản địa của dự án, mà đáng quan tâm nhất là đàn voọc đầu trắng 56 con cực kỳ quý hiếm, vốn vẫn là món nhậu ưa thích của nhân dân anh hùng trước, trong và ngay cả sau khi đã có tên trong sách đỏ.

Cát Bà là một hòn đảo có dân cư sinh sống từ lâu đời, ngư dân Quảng Ninh, Hải Phòng đã định cư ở đây từ cả nghìn năm, từng dấy binh nổi dậy đánh cả vào đất liền tới tận Thái Bình, bao thế kỷ lừng danh với đặc sản mắm cốt Cát Hải khui nắp ở Hanoi mùi dội tận đến Hưng Yên, chứ không phải hoang đảo thổ dân totem khuyên mũi váy rơm ăn thịt người bên đống lửa. Các lời kêu gọi "bảo tồn văn hoá" đảo Cát Bà là ngớ ngẩn, đéo có kiến thức về cả địa lý lẫn lịch sử.

Đảo Cát Bà là điểm du lịch quan trọng của Hải Phòng. Để phát triển du lịch, sẽ cần một hạ tầng đồng bộ, theo thông lệ và tư duy quy hoạch truyền thống phương Tây như người Pháp từng làm với đảo Corse, thì sẽ cần một đường vành đai bám xung quanh hòn đảo, một đường trục chính cắt dọc và một loạt các đường nhánh theo hình xương cá kết nối với nhau, đảm bảo có thể di chuyển từ bất kỳ điểm nào từ vành đai vào trung tâm hòn đảo trong thời gian ngắn nhất. Đại khái các bạn hình dung gân chiếc lá như nào, thì hạ tầng đường sá cơ bản cho một hòn đảo i hệt như vậy.

Nhưng Cát Bà đã được quy hoạch là một đô thị không khói xe, tức sẽ hạn chế việc sử dụng phương tiện cơ giới chạy xăng dầu. Mặt khác, việc làm đường sẽ cần phá một lượng lớn diện tích rừng chạy vòng quanh và xuyên qua giữa đảo, chia cắt đảo thành nhiều phần gây ảnh hưởng tới sinh vật bản địa. Hơn 15.000 hecta vườn quốc gia sẽ bị xẻ ra thành nhiều mảnh nếu làm đường bộ, vì lẽ đó, cáp treo là phương pháp thay thế khả thi và bảo vệ môi trường tốt nhất.

Nhiều bạn tâm tư việc xây cáp treo ảnh hưởng tới quần thể voọc đầu trắng, điều này khiến tôi không hiểu lắm. Vì cáp treo, tức là những cái cabin đóng kín chạy lơ lửng trên trời, và tất cả các ga đều ở rất xa khu vực bảo tồn đàn voọc, nên tôi không hình dung được tại sao nó ảnh hưởng tới chúng? Các bạn sợ voọc ngửa mặt nhìn cáp treo cười khúc khích rồi thoái hoá đốt sống cổ, hay sao?

Giờ hãy suy nghĩ một cách logic, đặt mình vào vị trí của nhà đầu tư, khi sở hĩu một dự án 3 tỉ đô la với hệ thống cáp treo chạy xuyên trên rừng, thì các bạn sẽ muốn bảo tồn đàn voọc quý hiếm làm điểm nhấn thu hút và phục vụ cho du khách, hay muốn diết chúng để du khách ngồi ngáp ruồi lướt ZALO so giá Phạm Văn Đồng và Bác Cổ?

Một điều chắc chắn là đối tượng được hưởng lợi nhất từ dự án là chính là đàn voọc, lợi ích này mang tính sinh tồn. Voọc không chết bởi cáp treo và các du khách văn minh ngồi trong cabin, voọc chết vì súng kíp, cạp sắt và thòng lọng của bọn săn trộm, hay ăn phải rác thải nhựa, nylon, bao cao su của lũ phượt thủ họ hàng của chúng đi xuyên rừng bỏ lại. Có cách nào bảo vệ voọc tốt hơn, là ngắm chúng qua kính cường lực của buồng cáp treo sản xuất tại Thuỵ Sĩ từ khoảng cách hàng km mà mỗi vé khi mua đều đóng góp cho ngân sách địa phương để tăng cường công tác bảo tồn? Khi có tiền, tự khắc sẽ có người bảo vệ đàn voọc thậm chí cho bú nếu cần thiết.

Vậy nên, hãy lờ đi bọn nhao nhao phản đối adua vớ va vớ vẩn, nhân dân Hải Phòng anh hùng hãy đứng lên, chỉ tay vào mặt quân phá thối và nói rằng cút con mẹ chúng mày đi hỡi quân khố rách áo ôm ăn lông ở lỗ muốn chòi lá gồi trải bạt nhựa Tú Phương ăn ghẹ bốc ỉa rãi bờ biển Cát Bà. Hãy để resort sừng sững mọc lên rực rỡ, như một mốc son chói loà trong sự nghiệp xây dựng CNXH bất-diệt.

Quả là,
Tuy mang tên đảo Cát Bà,
Cơ mà du khách toàn là Các Ông.
Đây gà móng đỏ chạy rông,
Ghẹ hơi 5 yến cả hồng lẫn thâm.
Kia mông sấn với thịt nầm,
Từ chân hơi ngắn đến gầm rất cao.
Thượng vàng hạ cám làm sao,
Thiên đường đất Bắc, nơi nào bằng đây?
Quân mất nết lại rỉ tai:
"Nơi này hoang đảo, cấm xây dựng gì.
Phải để tàn tạ nguyên si,
Du khách chỉ được ăn mì úp thôi"
Thật là hận đến thấu giời,
Thói đời ngu học, buông lời gièm pha.
Nắm tay gạt mẹ chúng ra,
Vững tin kiến thiết quê nhà, nước non.
"Trăm năm bia đá cũng mòn,
Chứ nghìn năm vẫn sẽ còn cáp treo..."

Nguồn Ở đây

3 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Một trong những điểm giúp Cát Bà trở thành một trong những điểm du lịch của rất nhiều du khách là ở giá trị sinh thái của nơi đây. Thế nên chả có nhà đầu tư nào dại dột bảo ra 3 tỉ USD để phá hoại môi trường tự nhiên và rồi chẳ ma nào thèm tới đâu. thế nên các nhà đâu tư họ có tâm nhìn chiến lược, họ sẽ biết cách làm sao để vừa nâng cấp mĩ quan, chất lượng phục vụ lại vừa bảo vệ được môi trường sinh thái của đảo Cát Bà

    Trả lờiXóa
  3. Cát Bà thì lâu nay vẫn nổi tiếng vì có bãi biển đẹp, có đảo đẹp nhưng cũng chỉ dừng lại tại đó, sức hút của nó không đủ mạnh để các du khách đặt chân đến, có ý nghĩ nán lại đủ lâu để biết hết được sức hút của nó. Vì sao khi đi biển thì bãi biển miền Trung lại có sức hút hơn? Và du lịch là ngành công nghiệp không khói, được đầu tư phát triển chẳng phải hơn một ông Formosa sao

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog