Chia sẻ

Tre Làng

GIẢI CỨU NÔNG DÂN


Vác cặp ra nước ngoài chuyến đầu tiên, Chủ tịch nước Đỗ Năm Trung đã ký được các thỏa thuận trị giá lên tới 350 tỷ USD với Chủ tịch nước Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz trong đó có hợp đồng vũ khí 110 tỷ USD có hiệu lực ngay lập tức.

Việc Chủ tịch nước Hoa Kỳ phải đi tiếp thị hàng hóa cho thấy: Thương trường chính xác là chiến trường. Muốn mang hàng nước mình sang nước khác bán không bao giờ dễ dàng như việc chị Xuyến vác phản thịt ra chợ đầu mối Lương Văn Can. Hàng hóa lọt vào thị trường nước khác phải qua rất nhiều hàng rào cản thuế quan và phi thuế quan kiểu kiểm dịch, ATTP, vân vân và mây mây. Ví dụ gần đây nhất là việc Ấn Độ tạm ngưng nhập 6 mặt hàng nông sản của Việt Nam gồm hạt cà phê, tre/tăm tre, tiêu đen, quế, đậu và thanh long. Lý do là chả có lý do gì. Hay nói cách khác là "bố thích".

Nói vậy để thấy rằng, những cuộc đàm phán về thị trường thường căng thẳng không kém cuộc đàm phán maraton giữa Chính phủ Nigeria và nhóm Boko Haram 3 năm trời để đòi lại tự do cho 80 nữ sinh Chibok bị bắt cóc trong đêm khuya hồi tháng 4/2014. Kịch tính lại diễn ra sau bức màn mà phần lớn người dân không được thực mục. Đương nhiên là không thể hiểu những lúc toát mồ hôi trên bàn đàm phán.

Như mới đây, một đoàn đàm phán của Bộ Công Thương đã thành công trong việc thuyết phục phía Trung Quốc đồng ý mở cửa cho sản phẩm thịt lợn tràn vào đất nước tỷ dân này. Nhưng đổi lại, phía Trung Quốc cũng yêu cầu ta mở cửa cho một loại sản phẩm khác của họ. Lo dịch, lo ATTP, nên phía ta đành từ chối cơ hội bán hết lợn một cách tương đối dễ dàng. Chiến dịch #giaicuulon không có bước tiến triển dài từ đó.

Ngoài #lon, một sản phẩm khác của Việt Nam cũng đang cần giải cứu là gạo. Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân có tham gia sản xuất lúa gạo. Gạo cũng chính là sản phẩm xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam: Năm 1989, với hơn 1,4 triệu tấn gạo xuất khẩu, chúng ta đã thu về 310 triệu đô la - Một số lượng ngoại tệ lớn đối với đất nước vừa chập chững ĐỔI MỚI.

Tuy nhiên, từ chỗ đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo, Việt Nam đang dần dần giảm cả về khối lượng và giá trị gạo xuất khẩu. Nếu như năm 2016, khối lượng và giá trị của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới với con số giảm tương ứng là 25,5% và 20,5% so với năm 2015 thì trong 3 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu gạo ước đạt 1,28 triệu tấn và 566 triệu USD, giảm 18,1% về khối lượng và giảm 17,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Thế nên, bản tin khiêm tốn trên VnEconomy lại có những thông tin khiến nhiều người quan tâm giật mình. Đó là việc, chiều nay, 23/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thay mặt Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Advocate Qamrul Islam thay mặt Chính phủ Bangladesh đã chính thức ký gia hạn Bản ghi nhớ (MOU) về Thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Bangladesh thêm 5 năm (2017-2020).

Điểm mấu chốt trong MOU này là: Mỗi năm tùy theo nhu cầu và giá cả thị trường thế giới, Việt Nam sẽ cung cấp cho Bangladesh số lượng gạo các loại lên đến 1 triệu tấn gạo. Đại khái là có rất nhiều số 0 nếu tính ra kg. Một con số ấn tượng nếu biết rằng cả năm 2016, chúng ta chỉ xuất khẩu được 4,88 triệu tấn gạo cho tất cả các thị trường.

Tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam luôn là bài toán lớn. Khó vãi đái ra í. Việc nỗ lực tìm kiếm, trao đổi... để đi đến ký kết các MOU kiểu này ngày hôm nay cho thấy Bộ Công Thương đã "đứng đúng chỗ của mình". Thị trường Bangladesh không mới, nhưng để có một bản cam kết mang tính dài hạn và ổn định như thế này cho gạo xuất khẩu của Việt Nam là điều rất đáng quý nhất là khi thị trường Trung Quốc đang hoảnh họe với hàng Việt Nam.

Và đằng sau MOU này là rất nhiều câu chuyện, nhiều mồ hôi, và nhiều cái nhíu mày. Nhưng chửa thể kể được. Chỉ biết rằng, đây là chỉ dấu cho thấy một thông điệp cơ quan quản lý đứng ra đảm bảo đầu ra cho nông dân. Thay vì hô hào giải cứu theo kiểu "nét đẹp truyền thống của dân tộc ta".

Không có "nét đẹp truyền thống" nào có thể giúp người nông dân một cách dài hạn và chắc chắn bằng những đồng USD thu về từ bọn Tây. Mà muốn thế gian nan lắm. Trông cậy cả vào... À mà thôi! Thiên cơ...

Chú thích ảnh: Hạt gạo này bán khó lắm!

Duong Tieu, 14 cm.

3 nhận xét:

  1. Giải cứu gạo cho nông dân khó lắm,mà đâu chỉ có gạo hàng trăm mặt hàng khác cũng ế xưng ế xỉa ra kìa.Bọn rận chủ thì chỉ muốn thoát Trung,nhưng còn miếng cơm manh áo người dân lấy đâu ra?bọn họ thì có bu nó cấp đô chứ nông dân thì không có.Hoan hô bộ CT.

    Trả lờiXóa
  2. Thực sự mà nói người nông dân họ lao đọng rất vất vả nhưng họ lại là người có thu nhập thấp nhất trong xã hội. Cũng nhiều lý do tại sao họ lại có mức thu nhập thấp như vậy, nhưng lý do chính là họ cũng chưa có sự tính toán trong công việc đó nên mới xảy ra tình rạng như vậy.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog