Chia sẻ

Tre Làng

NHÀ BÁO VÀ BÁO CHÍ CÔNG DÂN


Nhà báo và Báo chí công dân

Clip nóng hổi được share tới hàng ngàn + hàng chục ngàn cm trên khắp các diễn đàn, được cho là clip của một cảnh sát giao thông quay một người (mà sau đó có người nhận diện cô đó từng là trưởng đại diện một tờ báo ngành tại Hải Phòng) quả thực là một case đáng lưu ý về hình ảnh của báo chí trước công chúng.

Qua rồi cái thời kỳ hình ảnh nhà báo trong mắt của công chúng, phần nhiều là tươi đẹp. Ngày nay, với liên tục các vụ nhà báo, phóng viên phách lối, tống tiền...bị phát hiện, xử lý thì sự ngờ vực, mất niềm tin của công chúng với chính báo chí, theo tôi là đang tăng lên nghiêm trọng.

Cho dù cá nhân tôi vẫn có niềm tin đại đa số anh em báo chí vẫn làm nghề một cách nghiêm túc và tử tế. Nhưng sự thật là với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện công nghệ thông tin: điện thoại, smartphone, Ipad, máy tính bảng...lại có FB, Tweet, Youtube hỗ trợ...thì nhà báo, cũng như cán bộ, công chức, nghệ sĩ...đều được người dân theo dõi, giám sát, đánh giá thường xuyên hơn. Và những chuyện xấu, ngày càng nhiều hơn trong giới báo chí được tung lên mạng thực sự trong những năm qua đã khiến cho hình ảnh, vai trò của báo chí trong mắt của người dân bị giảm sút đáng kể. Nhận thức, sự hiểu biết của người dân rõ ràng là trong những năm gần đây không thể gọi là "dân trí kém" như ngày trước, còn nhiều người ngộ nhận.

Mời xem:https://youtu.be/Y8liGO1rx6c


Người dân hoàn toàn có thể đánh giá đầy đủ ý nghĩa, tính chất của mọi hành vi của cán bộ, công chức, nghệ sĩ, các loại nhà: nhà báo, nhà văn, nhạc sĩ...cơ bản là đầy đủ như chúng ta đã thấy vừa qua với các "nhạc sĩ" Nguyễn Lưu, Thuy Kha...khi quan điểm của họ đi ngược lại những giá trị của cộng đồng.

Trong xu hướng đó, giới báo chí cũng không thể nào là một đối tượng thoát ra ngoài sự đánh giá, nhìn nhận công khai của công chúng. Cho nên, mọi hành vi, cử chỉ của các nhà báo, phóng viên trước đám đông, nếu có những biểu hiện khác thường, lố bịch ...đều trở thành "mồi nhậu" cho một loại hình báo chí khác, rộng lớn và nghiệt ngã hơn nhiều: Báo chí công dân.

Trước cái cô (trong clip hôm nay), không phải là có ít nhà báo, p v đã rơi vào những tình huống dở khóc, dở mếu. Có người thì ở mức độ nhẹ: như nhà báo Sĩ Khoẻ ném điện thoại khi có chuông đổ đến- chuyện vui thôi nhưng cũng là sự cố được cộng đồng mạng đem ra cười đùa. Của một số nhà báo có tiếng (hình như có Tạ Bích Loan) trong vụ chất vấn cậu gì ấy nhỉ: động cơ của anh khi post clip đó lên FB là gì ? Hay một nhà báo mới đây gọi điện đe doạ một cảnh sát giao thông ...Nói chung là rất nhiều, không kể hết.

Tất cả đề nói rằng, giới báo chí, đừng coi mình như một thứ "quyền lực thứ tư nữa", bởi quyền lực đó - gọi là quyền rơm, còn bị đặt dưới sự giám sát, đánh giá của một thứ quyền lực lớn hơn rất nhiều: Là báo chí- công dân, là mạng xã hội....Nếu từng người trong mỗi chúng ta không cẩn thận, giữ gìn lời ăn tiếng nói, cách làm việc đàng hoàng, nghiêm chỉnh trước công chúng, thì bất cứ ai cũng có thể trở nên thảm hại như cái cô được cho là nhà báo này.

18 nhận xét:

  1. Tất cả đề nói rằng, giới báo chí, đừng coi mình như một thứ "quyền lực thứ tư nữa", bởi quyền lực đó - gọi là quyền rơm, còn bị đặt dưới sự giám sát, đánh giá của một thứ quyền lực lớn hơn rất nhiều: Là báo chí- công dân, là mạng xã hội....Nếu từng người trong mỗi chúng ta không cẩn thận, giữ gìn lời ăn tiếng nói, cách làm việc đàng hoàng, nghiêm chỉnh trước công chúng, thì bất cứ ai cũng có thể trở nên thảm hại như cái cô được cho là nhà báo này.

    Trả lờiXóa
  2. Không biết các anh chị nhà báo ngày ngày cầm máy đi soi thiên hạ giờ bị sao lại không biết cảm thấy thế nào nhỉ. hehe. Đến giờ vẫn chưa thấy bài báo nào thanh minh hay ngụy biện cho bà cô trong clip kia. Vẫn biết không được dùng cá nhân dể quy ra tập thể. Nhưng thế cũng cho thấy phần nào quy chuẩn đạo đức đàng ngày càng xuống cấp của giới nhà báo cũng như một bộ phận quần chúng hiện nay

    Trả lờiXóa
  3. Cứ phải ghi hình hết lại cho người dân họ khỏi nghĩ oan cho lực lượng CSGT cũng như cơ quan nhà nước. Họ quên người làm nhà nước quá quắt nhưng thực ra thái độ của họ cũng đâu có vừa. Lúc nào cũng như bố mẹ thiên hạ hạch sách đủ chuyện. Con người chứ có phải thánh đâu, bị lăng mạ, gây áp lực bởi "ông lớn' nào đó thế kia thì làm sao mà chịu được

    Trả lờiXóa
  4. Tất cả đề nói rằng, giới báo chí, đừng coi mình như một thứ "quyền lực thứ tư nữa", bởi quyền lực đó - gọi là quyền rơm, còn bị đặt dưới sự giám sát, đánh giá của một thứ quyền lực lớn hơn rất nhiều: Là báo chí- công dân, là mạng xã hội....Nếu từng người trong mỗi chúng ta không cẩn thận, giữ gìn lời ăn tiếng nói, cách làm việc đàng hoàng, nghiêm chỉnh trước công chúng, thì bất cứ ai cũng có thể trở nên thảm hại như cái cô được cho là nhà báo này.

    Trả lờiXóa
  5. Xem đoạn video này mà chỉ muốn đáp cho con mụ này một viên gạch ấy. Loại gì mà khó chịu. Không cần biết vi phạm luật hay không, nhưng cái thái độ rất vô văn hóa, vô học. Không hiểu cái thông tin là nhà báo có chính xác không? Nhưng cái loại nhà báo như vậy đúng là khốn nạn thật!

    Trả lờiXóa
  6. Thế mới hiểu ý thức của nhà báo hiện nay xuống cấp đạo đức như thế nào. Mang cái thẻ nhà báo ra để dọa người khác. Mang cái thẻ nhà báo ra, lại dùng những ngôn ngữ chợ búa ra để chửi. Không hiểu nhà báo này là loại gì, chắc là loại chuyên viết các bài báo về ngôn ngữ chợ búa.

    Trả lờiXóa
  7. Gần đây có nhiều nhà báo thích thể hiện quá. Lúc thì nhà báo dàn cảnh phỏng vấn để gây thiệt hại cho người dân, làm cho người dân khốn khổ, khốn nạn. Lúc thì đi lấy thông tin các công ty để tống tiền, giờ thì lại thế này đây. Haiz, nát bét!

    Trả lờiXóa
  8. con đỉ báo nồn chứ báo chí gì

    Trả lờiXóa
  9. Con khốn này mà là phóng viên nhà báo á. Thật là ô nhục cho những nhà báo chân chính

    Trả lờiXóa
  10. Xin lỗi gọi người này là \"Cái con vô học này\" mới đúng. Ơn giời không phải người cơ quan mình, nếu ... thì chăc mình cũng ... đành ... cho \"em nó\" nghỉ chính sách vậy. Làm xếp (hoặc đàn anh) của loại này ... xấu hổ chết.

    Trả lờiXóa
  11. Nếu đúng nhà báo sẽ không có ai có những lời lẽ như vậy.Hành vi sai trái của người phụ nữ này đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh những người làm báo chân chính.cơ quan chức năng cần điều tra rõ người này và xem ai đứng sau xin xỏ mà cô ta lớn tiếng như vậy

    Trả lờiXóa
  12. Nhiều người giờ cầm trong tay tấm thẻ nhà báo là cứ như cầm trong tay tấm kim bài miễn tử thời xưa ý nhỉ? Thế này mà lên báo suốt ngày chửi các anh giao thông suốt thôi.Đám nhà báo giờ toàn kiểu bố đời, mẹ thiên hạ. Chả lẽ nhà báo thì được quyền thích làm gì thì làm sao? Đúng thật là không thể chấp nhận nổi một nhà báo như thế này.

    Trả lờiXóa
  13. Đúng thật là nực cười, bả làm như bả là nhà báo là bả có quyền không cần tuân thủ quy định của pháp luật, và lực lượng công an không thể làm gì bả ý nhể. Thế này chắc nhưng năm tới số lượng hồ sơ nộp vào báo chí sẽ tăng mạnh lắm đây. Nhà báo mà được bố đời, mẹ thiên hạ, thích làm gì cũng được như thế này có khi anh em bỏ nghề, bỏ học qua thi báo chí cho sướng đuê :))) Có cái tấm thẻ nhà báo rồi ta đâu còn phải sợ ai nữa

    Trả lờiXóa
  14. Theo quy định, CSGT có quyền không nghe máy điện thoại khi đang thi hành công vụ. Phía Công an Thành phố Hà Nội cũng đã có quy định cấm cán bộ nghe điện thoại trong lúc xử lý nhằm hạn chế việc xin xỏ, bỏ qua cho vi phạm. Kể cả mụ ta là nhà báo đi nữa thì cũng không có quyền hống lại luật pháp. coi trời bằng vung,coi mụ ta là số một thì phải giải quyết cho nghiêm minh những kẻ này để xã hội an bình

    Trả lờiXóa
  15. Lão Nông16:15 27/5/17

    Qua rồi cái thời kỳ hình ảnh nhà báo trong mắt của công chúng, phần nhiều là tươi đẹp. Ngày nay, với liên tục các vụ nhà báo, phóng viên phách lối, tống tiền...bị phát hiện, xử lý thì sự ngờ vực, mất niềm tin của công chúng với chính báo chí, theo tôi là đang tăng lên nghiêm trọng.

    Trả lờiXóa
  16. chắc chắn là cái chị vô ý thức kia là giả mạo nhà báo rồi, cái phong thái cộng với lời nói chợ búa thế không thể nào dành cho 1 nhà báo chân chính được. một người đã vô ý thức trong việc chấp hành luật giao thông mà còn vô ý thức trong việc ứng xử với người khác thì có lẽ phải dạy lại từ đầu. bao nhiêu thứ nhà trường dạy chắc cô ta vất hết đi rồi. đúng là con người ta cần có học thức, cách đối nhân xử thế chứ không phải là vẻ bề ngoài

    Trả lờiXóa
  17. Văn Cừ10:00 28/5/17

    Một clip đăng lên cảnh con mẹ chửi bới tụng tĩu, xưng là nhà báo… Thế là một hội đồng lên án nhà báo được tự động thành lập trên mạng. Choa, cứ thế mà bình loạn thoai, các thể loại bàn loạn luôn. Có có nhà báo tham gia hội đồng, phán như là không liên quan gì nhá!
    Đôi vợ chồng “tỏa sáng suốt đêm” 25/5 cuối cùng được xác định là méo liên quan gì đến báo chí, không phải nhà báo, không phải phóng viên cái con củ cờ gì cả! Chị í chỉ là con chém gió, ra oai liên thiên làm ảnh hưởng đếm 8000 anh em báo chí thoai! Đây cũng là một dạng mạo danh để làm càn cần phải lên án.

    Trả lờiXóa
  18. giới báo chí, đừng coi mình như một thứ "quyền lực thứ tư nữa", bởi quyền lực đó - gọi là quyền rơm, còn bị đặt dưới sự giám sát, đánh giá của một thứ quyền lực lớn hơn rất nhiều: Là báo chí- công dân, là mạng xã hội....Nếu từng người trong mỗi chúng ta không cẩn thận, giữ gìn lời ăn tiếng nói, cách làm việc đàng hoàng, nghiêm chỉnh trước công chúng, thì bất cứ ai cũng có thể trở nên thảm hại như cái cô được cho là nhà báo này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog