Chia sẻ

Tre Làng

THÔNG ĐIỆP CỦA THỦ TƯỚNG VỀ XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN TỚI AN NINH TRẬT TỰ

Khoai@

Điều làm cho dư luận bức xúc là các vụ việc, nếu nói nhẹ là gây rối trật tự công công, nói nặng hơn là bạo loạn xảy ra tại các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã không được xử lý rốt ráo. Các đối tượng cầm đầu, quá khích và số linh mục cực đoan vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và công nhiên thách thức chính quyền. 

Trong suốt 5 tháng đầu năm qua, đã nhiều lần chúng kích động giáo dân chặn quốc lộ huyết mạch của đất nước, đã nhiều lần chúng tấn công lực lượng thi hành công vụ, đập phá tài sản của nhà nước. Nghiêm trọng hơn, chúng bao vây và chiếm đoạt trụ sở chính quyền, láo xược hạ cờ Tổ quốc và thay thế bằng lá cờ ngũ sắc, đồng thời đả thương cán bộ công an, ngăn cản người đi cấp cứu...Và mới hôm qua, khi cơ quan công an thi hành lệnh bắt đối tượng Hoàng Đức Bình, thì đối tượng Nguyễn Đình Thục đã ngang nhiên kêu gọi giáo dân bao vây tổ công tác, chặn đường quốc lộ (đoạn qua Diễn Châu) đồng thời bắt giữ 1 cán bộ đoàn và 2 cán bộ của huyện đội, nhằm gây áp lực tới chính quyền đòi thả tên tội phạm Hoàng Đức Bình. Bất chấp lời kêu gọi của chính quyền, bất chấp sự kiên trì giai thích của lực lượng công an, chúng chỉ chịu giải tán khi lượng lượng cảnh sát cơ động xuất hiện.

Những vụ việc xảy ra càng ngày càng dầy và tính chất nguy hiểm ngày càng cao khiến nhiều người đặt câu hỏi: Chính quyền ở đâu, pháp luật ở đâu khi để chúng ngang nhiên vi phạm pháp luật mà không bị xử lý?

Thậm chí, đã có ý kiến cho rằng đó là sự nhu nhược của chính quyền và đám chống cộng ở hải ngoại lu loa lên rằng, chính quyền đang sợ hãi.

Thật ra, rất ít người hiểu được cái khó của chính quyền mà cụ thể là lực lượng công an trong xử lý các vụ việc có liên quan đến tôn giáo. Nếu chỉ đơn giản là thực thi luật pháp thì điều đó là quá dễ với lực lượng công an. Nhưng xét rộng ra, những yêu cầu về chính trị mới là cái cần bàn, bởi suy cho cùng, đó là lợi ích dân tộc. Từ khía cạnh này, việc xử lý các vụ việc tương tự cần phải xin ý kiến cấp trên mà không hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của lãnh đạo công an địa phương.

Có lẽ đây là khó khăn vướng mắc lớn nhất mà không chỉ công an Nghệ An, Hà Tĩnh mới gặp phải.

Sáng hôm qua, 15/5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với các địa phương theo hình thức truyền hình trực tuyến về tình hình an ninh trật tự để bàn về những biện pháp cụ thể trong việc thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn cuộc sống nhân dân. Đây là cuộc họp vô cùng quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới tư duy chỉ đạotrong việc giao quyền xử lý các vấn đề có liên quan tới an ninh trật tự của đất nước cho những người lãnh đạo địa phương.

Sau khi TT Nguyễn Xuân Phúc phát biểu về những phức tạp về ANTT thời gian gân đây, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An đã báo cáo về tình hình an ninh trật tự của tỉnh, nổi cộm là sự câu kết của các thế lực phản động ngoài nước với các đối tượng cực đoan đội lốt tôn giáo. Trong đó nổi lên là 2 đối tượng Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục - liên tục có các hành vi nói xấu chế độ qua việc rao giảng trên nhà thờ; bôi nhọ lãnh đạo Đảng và nhà nước; móc nối với các đối tượng xấu tổ chức biểu tình gây bất ổn xã hội... Vì thế tỉnh Nghệ An đề xuất một số vấn đề mang tính chiến lược để sớm ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Ông cũng đề nghị phải quyết liệt xử lý các thành phần cực đoan; các cơ quan truyền thông cần phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa để đấu tranh trực diện, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch ngoài nước và các linh mục cực đoan; khi có các hành vi vi phạm pháp luật cần phải có các biện pháp mạnh tay, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. 

Trong phần kết luận, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, một xã hội muốn phát triển phải có tình hình an ninh trật tự, an ninh chính trị ổn định trên tinh thần thượng tôn pháp luật... Vì thế, các địa phương cần phải huy động sức mạnh của toàn hệ thống chính trị phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc... Chủ động xây dựng các phương án, không để bị động, lúng túng khi xảy ra các vụ việc. Người đứng đầu các địa phương phải chịu trách nhiệm đối với các vụ việc xảy ra và kéo dài. 

Thủ tướng cũng nói rõ, Bộ Công an tăng cường củng cố lực lượng; xây dựng các phương án để xử lý các vụ việc xảy ra; Xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu, theo đúng quy định của Pháp luật; Bộ Quốc phòng phối hợp để bổ sung tăng cường lực lượng, phối hợp với bộ Công an có các phương án sẵn có để ứng phó với mọi tình huống; không để bị động, bất ngờ...

Phát biểu của Thủ tướng chứa đựng thông điệp, cả xã hội cần phải thượng tôn luật pháp, người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm về những vụ việc xảy ra, kéo dài và Bộ công an sẽ phải có các phương án vụ thể và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu theo đúng quy định của pháp luật. 

Với phát biểu này của Thủ tướng, công an các địa phương sẽ toàn quyền chủ động xử lý các vụ việc liên quan tới an ninh trật tự và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

Có lẽ, bắt đầu từ đây, việc phản ứng với những vụ việc liên quan tới an ninh trật tự của công an các địa phương sẽ linh hoạt hơn rất nhiều và tôi tin, với thông điệp này những kẻ chống phá chính quyền, đội lốt tôn giáo và những kẻ lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật sẽ khó có đường thoát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog