Chia sẻ

Tre Làng

VÀI SUY NGHĨ NHÂN VỤ PHÓNG VIÊN BÁO GIÁO DỤC BỊ BẮT Ở YÊN BÁI

Vài suy nghĩ nhân vụ nhà báo bị bắt ở Yên Bái

1. Mình có vài bạn quen học Phân viện báo chí (thời chưa có mô hình học viện bố, học viện con như bây giờ) hoặc báo chí bên ĐH Quốc Gia. Mới vào kỳ học đầu tiên, mình vừa được học mấy môn Nhà nước, Pháp luật, biết được khái niệm quyền lập pháp, tư pháp nọ kia....thì đi uống rượu đã thấy mấy ông bạn SV báo chí chém rầm rầm về "quyền lực thứ tư". Có nghĩa là ngay từ những ngày mới đi bước đầu tiên tiếp cận với con đường trở thành phóng viên, không ít nhà báo tương lai đã có sẵn tư tưởng rằng nghề mà mình sẽ làm là một thứ nghề mà thiên hạ phải nể sợ. Chính vì thế đến khi ra trường, rồi đi làm, số PV nghĩ mình là ông giời, chả sợ bố con thằng nào không phải là hiếm. Duy Phong là điển hình trong số đó. Táng một loạt bài nhạy cảm như thế mà lại ngang nhiên gặp gỡ, nhậu nhẹt, nhận tiền ngay tại Yên Bái, có lẽ bạn nhà báo này nghĩ mình đã thành ngáo ộp trong mắt cơ quan chức năng ở đây ?.

2. Nhiều bạn, kể cả không ít nhà báo tỏ ra phẫn nộ, ngạc nhiên khi anh bạn này bị bắt. Các bạn cứ đùa. Ngạc nhiên nỗi gì ? Chúng ta cứ hay mải mê dõi theo những bài báo với những câu kết kiểu như: "Dư luận đang chờ đợi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để làm rõ nguồn gốc tài sản của quan chức A, B là từ đâu..." mà quên mất một điều rằng với mức thu nhập từ lương và nhuận bút hầu hết các nhà báo của chúng ta cũng ..éo trả lời được nhà ở đâu ra, xe ở đâu ra? Các nhà báo chỉ giầu vì những bài báo sắp ra mắt nhưng sẽ chẳng bao giờ xuất hiện hoặc quá lắm là những bài báo không bao giờ có bài tiếp theo như hứa hẹn. Thử google xem, ngay cả những tờ đình đám như Dân Trí cũng có bài viết về Yên Bái rồi bỏ ngỏ đấy thôi. Còn vì sao thì Anh Thưởng bạn Mõ mới nói hôm qua.he he.

3.Nhiều bạn cho rằng đây có thể là đòn trả đũa của những người liên quan tới "Biệt phủ" của quan địa chính ? Các bạn nhầm to, thông tin về " biệt phủ" đã phơi kín truyền thông cả tháng nay với mức độ đậm đặc. Giờ bắt một ông nhà báo chả giải quyết vấn đề gì. Cái mà chị nữ tướng phố núi đang lo lúc này là giải trình với các cơ quan thanh tra, kiểm tra trung ương (mà ngay hôm nay, vị lãnh đạo cao nhất về công tác kiểm tra rất tình cơ lại... đang ở Yên Bái). Và vụ bắt bớ này có khi còn vô tình khơi gợi, thu hút thêm sự chú ý mà "ai đó" đang muốn được dư luận quên đi.

4. Vậy thì sao đ/c nhà báo trẻ lại dính phốt này, nhẽ vô tình ? Cũng chả phải nốt. Theo mình, nhà báo này dính chưởng vì đã động chạm vào phần nhạy cảm nhất, rủi ro nhất với nghề báo .

Hãy nhớ lại, Báo Thanh Niên lững lẫy là thế mà cũng điêu đứng sau vụ PMU 18. Báo Tuổi trẻ tiếng tăm rồi cũng mất phóng viên sau vụ rút xe vi phạm ở Sài Gòn. Tổng biên tập cả đời trận mạc chiến trường Kim Quốc Hoa nếu không vì tuổi cao, tóc bạc chắc cũng đã "ăn cơm nhà nước" sau vụ "thị trường sao vạch".

Vậy thì một phóng viên của một tờ báo lìu tìu như giaoduc.net.vn, non nớt về tuổi đời lẫn kinh nghiệm, tha hóa về đạo đức nghề nghiệp thì hà cớ gì mà không đi trong vài nốt nhạc ?

Nếu vẫn chưa biết " phần nhạy cảm" là gì thì google nhé.

Nguồn ở đây

4 nhận xét:

  1. Nhờ các anh nhà báo "có tâm" mà dư luận hết lần này đến lần khác đặt câu hỏi về sự trong sạch của tài sản các vị lãnh đạo. Nhưng lại chả có ai cho người dân biết khối tài sản cũng kếch xù không kém của các anh chị giới báo. Và tất nhiên cũng chả ai truy đến cái nguôn gốc của đống của cải đó. Đấy quyền lực thứ tư là đấy

    Trả lờiXóa
  2. Thực sự cảm phục mấy anh nhà báo. Các anh có thể cầm những đồng tiền dơ bẩn rồi dùng ngòi bút của mình chém gió lên trời, có thể làm ảnh hưởng, thậm chí sinh mạng chính trị của bao nhiêu con người và tập thể. Chắc chắn thanh niên báo giáo dục này chỉ là một con tốt trong tập đoàn "ăn bẩn"của giới này. Cơ quan chức năng cần phải tích cực truy ra để xử lí nghiêm

    Trả lờiXóa
  3. Tôi không biết cái mác "quyền lực thứ tư" được gắn cho giới nhà báo từ bao giờ nhưng tôi tin chắc là nó không đúng trong thời đại hiện nay. Khi mà thông tin được cung cấp bởi rất nhiều nguồn ngoài các tờ báo, kể cả là từ mỗi người dân. Vì thế các anh chị nhà báo đừng ảo tưởng sức mạnh mà lộng quyền. Sống sao cho đúng lương tâm, đạo đức nghề nghiệp đi chứ không bị xã hội tẩy chay lúc nào không hay đấy

    Trả lờiXóa
  4. đây há chẳng phải là hành vi tương đương với "lạm quyền" và "tham nhũng" ư. đã là đại diện cho công lý thì người thực hiện công lý cũng phải trong sach mới mong phản ánh được sự thực khách quan. Trong đầu lúc nào cũng bị chữ tiền xoay vần thì e là ngòi bút chả mấy chốc cung bi xoay vần rồi gãy mà thôi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog