Chia sẻ

Tre Làng

KHÔNG CÓ CHUYỆN "VIỆT NAM PHẢI NGỪNG KHOAN DẦU KHÍ Ở BIỂN ĐÔNG"

Vào ngày 24/7 vừa qua, trang mạng BBC đưa tin Việt Nam đã ngừng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa trong bài viết có tiêu đề 'Việt Nam phải ngưng khoan dầu khí ở Biển Đông'....

Vị trí các lô khí đốt được Việt Nam thăm dò.

Theo BBC, một nguồn tin không tiết lộ tên trong ngành dầu khí châu Á nói với hãng truyền thông này rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.

Theo nguồn tin ngành dầu khí này, giới lãnh đạo Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò.

Trước thông tin trên, một nguồn tin từ ngành dầu khí Việt Nam đã phản hồi như sau:

Các mỏ tại khu vực kể trên trước đây được Talisman (Canada) rồi Repsol (Tây Ban Nha) mua lại bao gồm 3 cụm mỏ với các mỏ Cá Rồng Đỏ, Cá Kiếm Nâu, Cá Kiếm Đen, Cá Kiếm Xanh và mỏ Cobia. Chiến lựơc của Việt Nam là phát triển chung cả 3 cụm mỏ theo từng giai đoạn, trong đó Cá Rồng Đỏ được ưu tiên phát triển trước. Mỏ Cá Rồng Đỏ nằm gần bờ hơn vi trí nằm tại lô 07/03 vẫn đang phát triển bình thường không phải lô 136-3 như BBC đưa tin

Thông tin về lô Cá Rồng Đỏ có thể đọc tại đây: https://www.woodmac.com/reports/upstream-oil-and-gas-block-0703-ca-rong-do-24457735)

136-3 chính xác là mỏ Cá Kiếm Nâu và vừa rồi Talisman Việt Nam (thuộc tập đoàn Repsol) đưa tàu khoan ra thực chất là để thực hiện công tác thử vỉa (DST) và đo đạc (logging). Trên thực tế thì chiến dịch làm DST và logging đã hoàn tất và thu thập đủ dữ liệu cho nên việc rút về không ảnh hưởng đến kết quả chung. Khi các tàu Trung Quốc quấy rối thì đội tàu bảo vệ của Việt Nam đã ngăn chặn đến cùng cho đến lúc công việc thử vỉa và đo đạc được hoàn tất. Tuy nhiên, với thực tế này thì về lâu dài việc phát triển mỏ CKN và cụm mỏ lân cận sẽ gặp khó khăn, chiến lược phát triển tổng thể toàn cụm mỏ của Repsol sẽ phải tính toán lại và có thể có thay đổi.

Hiện tại, vì phía Việt Nam rút khỏi lô 136-3 sau khi đã hoàn tất việc thử vỉa và đo đạc nên Trung Quốc không còn lý do gì để đẩy tình hình thêm căng thẳng mà tạo cớ leo thang. Có thể hiểu rằng Việt Nam sẽ không từ bỏ quyền khai thác của mình tại khu vực lô 136-3 này, và không có chuyện "Việt Nam phải ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông" như đài BBC tuyên bố.

Cần nhắc lại rằng vào năm 2009, trước sức ép của Trung Quốc, công ty dầu khí BP củ Anh đã rút khỏi cụm mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh (là hai lô 05 -2 và 05 -3 thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn, trên thềm lục địa Việt Nam, cách Vũng Tàu khoảng 320km về phía Đông Nam) trả về cho Việt Nam. Sau đó, PVN của Việt Nam đã phát triển thành công cụm mỏ này, hiện giờ chính là dự án Biển Đông - I và đang khai thác khí đốt hiệu quả.

Theo Red.vn

1 nhận xét:

  1. Đừng adua chi1ng chị lữa Vẫu á :)
    đcm dư chúng ta đã thốn nhứt nà: Tầu Khựa là anh cả đỏ, nà trái tiêm cs thế kỉ 21, vậy nhá!

    đcm ai em bẩu dồi, đừng có khoan trộm lữa, ló mần một chập nà tan nuôn TS đái. Khí thì đếu pải cần, sự cần cho Thiên đường xã nghĩa nà cần bình an, đếu có khởi nghĩa, đếu có biệt phủ, chỉ có cứt và nô lệ.

    Ngước nại, luế khôn có bình an, thì bình sẽ vỡ, khi bình vỡ thì đếu còn cái chữ thốn đốc em ngang hàn ... dĩ nà nhiên thành : THẰNG BÌNH RUỒI. HÁ HÁ HÁ

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog