Chia sẻ

Tre Làng

"NGƯỜI CÔNG GIÁO BỊ GHÉT" LIỆU CÓ PHẢI DO Ý THỨC HỆ?


Tác giả: Bien Che 

Trang Công Giáo: Đạo vào Đời, một trang tin do một nhóm người Công giáo địa phận Vinh đứng ra sáng lập và điều hành có bài viết "Vì sao CS ghét người Thiên Chúa Giáo?". 

Để trả lời cho một câu hỏi có tính quy kết, ám thị nhiều hơn là nhìn nhận khách quan sự việc, trang này đã bắt đầu như sau: "Có một nhóm người mà CS không thể nào chịu được và gần như thất bại trong việc lôi kéo họ theo lý tưởng của mình, đó chính là người Thiên Chúa Giáo. Vậy có bao giờ bạn tò mò tự hỏi vì sao? Sau đây là lời lý giải của một bạn người Công Giáo". 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). 

Họ lí giải sâu về vấn đề này bằng những việc chỉ ra mối tương quan giữa giáo lý đạo Thiên chúa với Chủ nghĩa Cộng sản:

"Người Thiên Chúa Giáo tin rằng họ thuộc về Chúa. Chúa là người ban cho họ sự sống, quyền lợi cũng như tương lai. Và chỉ có Chúa mới có quyền phán xét và lấy đi quyền lợi của họ, vì những thứ đó đến từ Chúa chứ không phải chính phủ. “Tôi thuộc về Chúa” và chỉ có Chúa mới có quyền lấy đi quyền lợi tự nhiên và linh hồn tôi.

Chính phủ, trong trường hợp này, một chính phủ thực hiện lý tưởng CS, yêu cầu mọi người phải từ bỏ tất cả mọi thứ để trung thành với chủ nghĩa và lý tưởng CS. Nghĩa là mọi người phải theo chủ nghĩa vô thần, vì chỉ khi họ không có tôn giáo thì họ mới dành hết linh hồn mình cho chính phủ. Điều này hoàn toàn nghịch với những giá trị của Thiên Chúa Giáo, vì người Thiên Chúa Giáo không thể nào từ bỏ Chúa để trao mình cho chính phủ hay một lý tưởng vô thần.

Nếu chúng ta nhìn rộng hơn nữa, xuyên suốt lịch sử các nước Châu Âu, quá trình phát triển văn minh nhân loại được thúc đẩy nhờ vào tổ chức Thiên Chúa Giáo. Chính các tổ chức Thiên Chúa Giáo và những giá trị đạo đức, tinh thần của họ đã cứu vớt nền văn minh Châu Âu sau khi Đế Chế La Mã sụp đổ. Chính những giá trị của Thiên Chúa Giáođã tạo ra chủ nghĩa tư bản, hệ thống an sinh xã hội. Và cũng chính những giá trị đó đã tạo ra nước Mỹ.

Chẳng hạn vào thời Trung Cổ, chính các nhà thờ là nơi giữ gìn chữ viết, văn hóa và tinh hoa của nền văn minh Tây Phương. Kinh thánh được xem là một tài liệu lịch sử thu nhỏ. Hệ thống giáo dục, đại học cũng đến từ tổ chức Thiên Chúa Giáo và vô số những công trình kiến trúc nổi tiếng trên khắp thế giới như nhà thờ Notre Dame – Paris và ở Việt Nam như Nhà thờ Con Gà – Đà Lạt, nhà thờ

Không phải ngẫu nhiên mà các Nhà Sáng Lập Mỹ lại ghi trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập câu sau đây:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Thiên Chúa Giáo và người Thiên Chúa Giáo là mối đe dọa lớn nhất đối với chủ nghĩa CS vì họ thuộc về Chúa nên không thể nào thuộc về chính phủ hay một lý tưởng vô thần". 

Theo cách lí giải này thì chính việc không thu phục được những người Công giáo theo mình, theo học thuyết có tính nền tảng của mình. Nên những người Cộng sản đã sinh ra cái sự ghét người Thiên chúa giáo. 

Tuy nhiên, nhận định này là hết sức phiến diện, lệch lạc. Bởi 2 điều được nói dưới đây. 

1. Việc nói rằng, người Cộng sản ghét người Thiên chúa giáo là hoàn toàn không đúng, bởi nếu đã ghét người Thiên chúa giáo thì liệu họ có được chung sống hòa bình và được hưởng tất cả những thứ quyền mà một người không theo đạo có? 

Ngoài vấn đề khác nhau về ý thức hệ, hệ tư tưởng thì với chế độ hiện thời tại Việt Nam, Thiên chúa giáo có những vết nhơ trong quá khứ. Sự du nhập của đạo Công giáo gắn chặt với hành trình xâm lăng Việt Nam của các nước thực dân Phương Tây, cụ thể là nước Pháp đã nhiều người có mặc cảm với tôn giáo này; việc một bộ phận chức sắc Thiên chúa giáo gắn chặt quyền lợi với các chế độ thực dân, đế quốc trong trong giai đoạn tiếp theo lại khiến cho hình ảnh họ trở nên méo mó và biến dạng hơn.... Tuy nhiên, vượt qua tất cả họ vẫn được chế độ mới sau khi thiết lập dung thứ và không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào. 

Nói như thế để thấy rằng, vấn đề ý thức hệ không phải là vấn đề gì đó quá lớn. Và khi mà người ta đã chấp nhận tha thứ với những điều to lớn hơn (phản bội Tổ quốc) thì vấn đề khác biệt về mặt ý thức hệ là chuyện hết sức bình thường, không phải là lực cản quá lớn. 

Đó là chưa nói tới, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập chế độ Cộng sản tại Việt Nam đã xác định rất rõ sự hài hòa, chung sống hòa bình giữa học thuyết Chủ nghĩa Cộng sản, chế độ Cộng sản với các tôn giáo trong đó có Thiên chúa giáo: "Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân .

Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.

Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.

Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta.

Khổng Tử, Giê su, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy". 

2. Vấn đề thứ hai cần nói đến chính là việc, bất cứ chế độ nào cũng sẽ chán ghét một tôn giáo nếu như tôn giáo đó có những thứ đi ngược lại tinh thần và mục tiêu xã hội đã được định ra. Kiểu như trong khi đại đa số người dân đang cần sự ổn định để phát triển kinh tế, xã hội thì những nhà lãnh đạo tôn giáo đó lại đi ngược lại. Họ chỉ đạo tín đồ của mình chống lại nhà nước hoặc nhân danh những thứ khác nhau để chống lại nhà nước, xem nhà nước là kẻ thù, là mục tiêu cần xóa bỏ! 

Tại Việt Nam, dù điều vừa nói đến chưa hiện hữu thực sự. Tuy vậy, nó đã ít nhiều xuất hiện. Những sự việc xảy ra gần đây tại GP Vinh sau sự cố ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra là một ví dụ có tính điển hình. Rất đồng ý, sau sự cố gây ra, rất nhiều người dân, trong đó có người Công giáo đã bị điêu đứng, cuộc sống chồng chất khó khăn và việc đòi kêu đòi quyền lợi chính đáng vì thế là hết sức cần thiết. 

Nhưng nó hoàn toàn khác với việc lợi dụng việc kêu đòi quyền lợi để chống Nhà nước, tuyên truyền chống nhà nước và gây nên những hệ lụy đi kèm như gây rối an ninh, trật tự... Và xin thưa rằng, đây mới là điều làm cho nhà nước cũng như những người không theo tôn giáo chán ghét người theo đạo Thiên chúa. 

Sự chán ghét vì thế không xuất phát từ chuyện ý thức hệ. Mà xuất phát từ việc những kẻ nhân danh Thiên chúa, nhân danh người có đạo để làm những điều trái với đạo lý, pháp luật. Và đương nhiên, họ chỉ chán ghét những bộ phận đó chứ không phải chán ghét tất cả người theo đạo Thiên chúa.

18 nhận xét:

  1. Sự thật nữa đó là việc một số đan sĩ lợi dụng sơ hở trong quản lý để tiến hành lấn chiếm đất đã được giao, đưa lên đó một số thánh giá, xây dựng nhà nguyện trái phép; khi chính quyền phát hiện và yêu cầu tháo gỡ thì những đan sĩ này liên tục có hành vi chống đối. Ngoài ra, các đan sĩ và nhiều tín đồ đã tiến hành lấn chiếm bằng cách nuôi trồng cây trên mảnh đất này và tự nhận đó là đất sinh sống từ bao đời nay của những người này.

    Trả lờiXóa
  2. Khi sự thật được phơi bày thì lại có những kẻ khác cứ nhăm nhe vụ việc tại đan viện để đổ vấy cho phía cơ quan chức năng chiếm đất của đan viện, âm mưu thực sự đó là mong muốn truyền hơi nóng trong các vụ tranh chấp đang nóng như Đồng Tâm, hay các vụ việc phức tạp tại giáo phận Vinh vào Huế để khiến cho tình hình trật tự xã hội thêm phức tạp hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Một khi lợi ích vật chất được coi trọng thì người ta sẽ tính toán, khi đó sự ích kỷ tham lam sẽ biến con người trở nên khác đi. Đã giải thích rõ ràng đây là đất của Nhà nước, vậy mà k ai chịu nghe chịu tin, cứ hùa theo cái lũ kích động để làm gì chứ. Dẫu biết rằng "tấc đất tấc vàng" nhưng tình nghĩa ruột rà còn quý hơn gấp ngàn vạn lần. Các đan sĩ tranh giành với chính quyền trong khi đó thuộc về Nhà nước, làm loạn lên thì được lợi cho ai đây?

    Trả lờiXóa
  4. Không bao giờ có chuyện ở Việt Nam có sự phân biệt tôn giáo, việc tự do tín ngưỡng tạo cho các tôn giáo có cơ hội phát triển. Những người vô giáo ở Việt Nam, họ đã không màng tới sự du nhập không mấy đẹp đẽ gì khi gắn liền với cuộc xâm lăng dân tộc của đạo Công giáo, để chung sống hòa bình cho đến ngày hôm nay.

    Trả lờiXóa
  5. Không có lửa thì làm sao có khói, người đời nói không có sai. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng quyền tụe do tôn giáo của mỗi người dân, tôn trọng những người theo đạo, không gây thù hằn giữa bên lương và bên giáo. Tuy nhiên, thời gian gần đây liên tục có kẻ lợi dụng tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống phá, dẫn đến sự chia rẽ, mất đoàn kết giữa hai bên. Vì vậy, nói chán ghét nhưng người theo đọa công giáo thi sai hoàn toàn, người dân chỉ căm ghét những thành phần đội lốt tôn giáo để chống phá chính quyền mà thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Nói người công giáo bị ghét không hẳn đúng vì không phải tất cả, không phải ai cũng xấu và ai cũng tốt, cuộc sống này là như vậy. Với lại, bộ phận người công giáo quá mù quáng không nhận thức được đúng sai ngày càng nhiều, khiến người ta hiểu lầm rằng người công giáo đều xấu là có. Nhưng ở đây tôi thấy đáng thương hơn là đáng trách, bởi vì đều là người Việt cả, nhưng bị lợi dụng cho những mục đích vụ lợi cá nhân, trách vì họ không nhận ra điều đó mà thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Thainguyenabc3300:07 16/7/17

    Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch xác định tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, tín đồ tôn giáo là lực lượng xã hội dễ lừa bịp, kích động để tạo dựng “ngọn cờ”, tập hợp lực lượng chống đối. Do vậy chúng luôn tìm mọi cách để lợi dụng tôn giáo chống phá nhà nước ta. Công giáo không xấu những những kẻ lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta mới xấu xa và cần đấu tranh loại bỏ ra khỏi xã hội

    Trả lờiXóa
  8. binhminh0357900:10 16/7/17

    Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng thù địch nhìn nhận tôn giáo ở Việt Nam như một lực lượng chính trị có thể “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam và đang hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối trong các tôn giáo cả về tinh thần và vật chất, phục vụ cho âm mưu sử dụng tôn giáo làm lực lượng thúc đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hoá” nhằm làm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Chính sự hậu thuẫn này là nhân tố kích động số phần tử quá khích trong tôn giáo có thái độ thách đố với chính quyền, như: Chúng thường lôi kéo tín đồ, tụ tập đông người, xúi giục biểu tình, gây rối dẫn tới bạo loạn để chờ bên ngoài can thiệp.

    Trả lờiXóa
  9. Quehuongabc35700:20 16/7/17

    bên cạnh những tín đồ tôn giáo chân chính, luôn hướng cuộc sống tốt đời đẹp đạo thì trà trộn trong đó vẫn còn những kẻ lợi dụng địa vị, chức sắc để xúi giục bà con giáo dân tham gia thực hiện nhiều hành vi gây rối, gây mất tình đoàn kết dân tộc - đó là những “con sâu làm rầu nồi canh” từ bên trong. Không chỉ có những “con sâu” ở bên trong này, mà ở bên ngoài, đám rận chủ - những kẻ chỉ nhăm nhe phá hoại đất nước, luôn tìm mọi cách lợi dụng chiêu bài “tự do tôn giáo” để thực hiện những tham vọng cá nhân, phá hoại sự ổn định xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lợi dụng hoạt động các tôn giáo vì những mục tiêu riêng, chống phá Nhà nước và quan hệ quốc tế của Việt Nam.không phải tất cả người công giáo bị ghét mà là ghét những người công giáo có hoạt động phá hoại Đảng Nhà nước ta

    Trả lờiXóa
  10. Truongsa35700:22 16/7/17

    Trong Công giáo, số lượng những kẻ xấu lợi dụng tôn giáo này là không nhỏ, từ những người đứng đầu giáo phận đến các linh mục, tu sĩ dưới quyền đều ra sức tiến hành các hoạt động đi ngược lại với chủ trương, đường hướng của Giáo hội. Có thể kể đến như ở giáo phận Vinh, giáo xứ Phú Yên, giáo xứ Đông Yên, giáo xứ Yên Lạc,…(đã thực hiện nhiều cuộc tụ tập làm mất an ninh trật tự). Rồi còn các vị linh mục như Trần Đình Lai, Phan Văn Lợi, Đặng Hữu Nam… (thực hiện nhiều các hoạt động tụ tập, gây rối để nhận tiền từ bên ngoài). Các vị linh mục này miệng thì hô hào, tụ tập bà con giáo dân tiến hành biểu tình đòi quyền lợi, đặc biệt từ vụ việc của Formosa, nhưng bản chất chỉ là mượn cớ để thu hút tiền “ủng hộ” từ bên ngoài và sau đó đút vào túi mình.

    Trả lờiXóa
  11. tuonglai0357900:25 16/7/17

    Những kẻ đội lốt tôn giáo để thực hiện những hành vi nhằm phục vụ cho lợi ích của riêng mình, đồng thời tiếp tay cho kẻ xấu phá hoại đất nước lộ mặt ngày càng nhiều, thể hiện ở những hành vi đi ngược lại những quy định của pháp luật, đi ngược lại giáo lý tôn giáo. Do vậy người dân cần phải nâng cao cảnh giác đối với các thủ đoạn của chúng để không bị lôi kéo làm tay sai con cờ cho chúng.

    Trả lờiXóa
  12. Hoàng Ngân16:41 16/7/17

    Thông thường Khi người nào đó bị ghét thì hầu hết lý do là bởi họ có những hành vi đáng ghét. Thực tế là trong thời gian qua, một số Linh mục Công giáo vượt làn dính dáng đến vấn đề chính trị đã là trái giáo luật, lại thêm các ý đồ đen tối trong từng hành động. Công giáo là phải sống tốt đời-đẹp đạo. Chứ công giáo mà lại ra chặn quốc lộ để ăn vạ théo kiểu chí phèo, công giáo mà lại tụ tập đông người để gây rối trật tự, công giáo mà lại nhận tiền của phản động về phá hoại đất nước mình thì quả là đáng ghét quá đi. Điều này một mặt làm mất uy tín, hình ảnh của đạo Công giáo, một mặt làm phương hại đến sự ổn định và phát triển của đất nước. Chính vì thế, Công giáo nói chung thời gian tới cần có các biện pháp mạnh tay để đưa tôn giáo của mình về đúng với vị trí vốn có của mình. Bằng không, một khi nhân dân hành động thì uy tín, hình ảnh và thậm chí là sự tồn tại của Công giáo sẽ là những dấu chấm hỏi khôn lường.

    Trả lờiXóa
  13. chỗ tôi là một vùng người công giáo rất nhiều,lương dân và giáo dân trước giờ luôn sống với nhau hòa đồng và thân thiện,chẳng ai ghét thiên chúa giáo cả vì thật sự hầu hết những người theo đạo đều tốt cả,nhưng thời gian gần đây do những kẻ được gọi cho linh mục nhưng đi tuyên truyền phản động,những luận điệu xuyên tạc làm cho tình hình phức tạp.chung quy lại cũng chỉ do mấy kẻ xấu lọt vào làm linh mục thôi mà.

    Trả lờiXóa
  14. một khi đã muốn bốc lý do để giáo dân tin rằng chính quyền ghét công giáo thì họ kiếm thế nào mà chẳng ra lý do,toàn những lý do có sức thuyết phục cao thôi,thiên chúa giáo họ cho rằng bị ghét vì một bộ phận những linh mục có tư tưởng có hơi hướng chống chính quyền,họ lợi dụng những vụ tai nạn như formosa để kích động giáo dân chống phá,họ bán mình cho những tổ chức phản động

    Trả lờiXóa
  15. Sự cục bộ, sự tự ti, và đang ngày dần tách biệt trong khối đại đoàn kết của dân tộc đang là những lý do và nguyên nhân khiến cho hình ảnh của Thiên chúa giáo đang bị xấu đi rất nhiều. Không những không ý thức được vấn đề này, mà các chủ chăn lại còn tích cực kích động giáo dân dưới sự điều khiển của những bàn tay đô la gây rối, nhũng nhiễu biểu tình lại càng làm người ta chán ghét và nguy cơ diệt vong của nó sẽ không còn xa xôi đâu

    Trả lờiXóa
  16. Cũng bởi là vì nhiều kẻ tu hành công giáo nhưng lại không tu hành chính đạo cho nên nhìn vào có nhiều người sẽ thấy ái ngại và thấy không thiện cảm mà thôi

    Trả lờiXóa
  17. Sự chán ghét vì thế không xuất phát từ chuyện ý thức hệ. Mà xuất phát từ việc những kẻ nhân danh Thiên chúa, nhân danh người có đạo để làm những điều trái với đạo lý, pháp luật. Và đương nhiên, họ chỉ chán ghét những bộ phận đó chứ không phải chán ghét tất cả người theo đạo Thiên chúa.

    Trả lờiXóa
  18. Không ai ghét người công giáo cả , chỉ là hình ảnh những người công giáo Kính chúa yêu nước gần đây đã bị vấy bẩn bởi những tên linh mục đội lốt quỷ, lợi dụng đức tin để kích động con chiên gây rối biểu tình rồi đứng sau hưởng lợi từ các tổ chức nước ngoài mặc cho con chiên mình rơi vào vòng lao lí

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog