Chia sẻ

Tre Làng

TRÒ BẨN CỦA BÁO CHÍ

Cuteo@

Tôi không thích cô Bạch Hoàn vì khác nhau trong cách nhìn nhận một số vấn đề, song những gì cô viết trong entry này rất đáng để đọc. Xin được chép về và giới thiệu đến bạn đọc. Tiêu đề do tôi tự đặt:

Trò bẩn của báo chí


1. Phó tổng biên tập một báo điện tử gửi email cho người phụ trách truyền thông của một doanh nghiệp. Email chụp màn hình CMS của báo điện tử, với dữ liệu trong hình ảnh là một bài đăng bất lợi cho doanh nghiệp đã được cài lên hệ thống để đăng tải vào ngày hôm sau, kèm lời nhắn "còn có kì 2, kì 3 nữa...".

2. Tổng thư ký toà soạn một báo điện tử, sau khi đăng một bài bêu xấu doanh nghiệp liền gửi email cho người phụ trách truyền thông của doanh nghiệp ấy. Nội dung email chỉ là link bài viết, kèm lời nhắn: "Chị xem đi".

3. Phóng viên một tờ tạp chí gửi câu hỏi phỏng vấn doanh nghiệp về những vấn đề mà theo phóng viên, doanh nghiệp chưa phục vụ tốt người tiêu dùng. Cuối email là số tài khoản ngân hàng.

Những câu chuyện này tôi được mắt thấy, tai nghe cách đây vài ngày, sau khi xảy ra vụ ông Lê Duy Phong của Báo Giáo Dục bị công an thành phố Yên Bái khởi tố, tạm giam 4 tháng về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Nhiều người, lúc đó cho rằng, Duy Phong bị "đòn thù" sau khi viết bài "đánh" quan chức tỉnh Yên Bái. Rất nhiều người nhắn cho tôi, mong muốn tôi lên tiếng cùng cộng đồng để bảo vệ nhà báo này. Ông ta bị oan. Tôi đã nói hãy cứ để sự thật tự phơi bày.

Sự thật, đến thời điểm này là công an đã khởi tố vì chiếm đoạt 250 triệu đồng, chứ không phải chỉ có 50 triệu đồng ở hiện trường. Phong đã làm gì, bao nhiêu vụ, gọi điện thoại cho bao nhiêu quan chức, ăn chia với những nhà báo nào, cơ quan điều tra có đủ bằng chứng.

Ông Bình, tổng biên tập Báo Giáo Dục gào lên, đòi đưa vụ án về Bộ Công an để điều tra. Lúc đó, tôi có nói với vài người quan tâm vụ việc này rằng, đưa về Bộ Công an, Bộ mở rộng điều tra thì đi cả dây.

Công an, hiện đã có trong tay danh sách 29 nhà báo có dấu hiệu ăn bẩn.

Tôi nắm rõ những thông tin này ngay từ đầu, nên tôi không bao giờ lên tiếng cho những điều bẩn thỉu, dù tiếng nói của tôi cũng chẳng có ý nghĩa gì. Chính họ đã phá huỷ uy tín của nhà báo trong mắt người dân, doanh nghiệp và cả những người thực thi công vụ.

Các anh chị muốn biết nhà báo bẩn là như thế nào, hãy google "Nhà báo đếm tầng".

Lên án những điều này là bảo vệ các nhà báo chân chính.

4 nhận xét:

  1. Tác giả có thái độ tốt đấy

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh22:13 2/7/17

    @lenguyenda,
    Nói gì thì nói, bài này cô ta viết hay. Mình nên tôn trọng.

    Trả lờiXóa
  3. Sự thật trắng đen được phơi bày, các anh đừng tưởng mình là nhà báo thích ăn gì nói gì làm gì là được nhá. Không biết sau khi công an có đủ chứng cứ trong tay rồi cái thằng Tổng Biên tập còn to mồm nữa không. Dấy là lần thứ nnhag báo Duy Phong này ăn hối lộ rồi, hắn tưởng lần này trót lọt ai ngờ đâu bị bắt quả tanh. Bài học cho những tên nhà báo ăn bẩn nhưng vẫn to mồm

    Trả lờiXóa
  4. giờ dân mạng thế nào cũng nói được, đúng là những người phán xử của xã hội, giờ lực lượng này còn nguy hiểm hơn cả tòa án khi mà họ tha hồ phán xử cho một ai đó, về một việc gì đó theo ý của họ và cứ theo số đông nó trở thành điều đúng đắn, một nhà báo lợi dụng việc chống tham nhũng để trục lợi mà chính anh ta cũng đã khai nhận thì không hiểu vẫn còn những kẻ đồng tình là vì lí do gì nữa, một con người đáng lên án, chính hắn mới là kẻ đang tham nhũng, thì đi chống cái gì chứ

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog