Chia sẻ

Tre Làng

YÊU CẦU CÔNG AN, THANH TRA VÀO CUỘC VỤ 12 DỰ ÁN THUA LỖ

Yêu cầu công an, thanh tra vào cuộc vụ 12 dự án thua lỗ

Đề án xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương phải trình Thủ tướng trước ngày 25/7 tới...

PVTex - 1 trong 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương.


Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có chỉ đạo về việc triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.

Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo số 43-TB/VPTW ngày 19/6/2017 của Văn phòng Trung ương và ý kiến của các bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt đề án xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương trước ngày 25/7/2017.

Cùng với đó là hoàn thiện dự thảo kế hoạch của Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, gửi các bộ, ngành có ý kiến tham gia để tổng hợp, trình Trưởng ban Ban Chỉ đạo quyết định.

Trong đó lưu ý quán triệt các mục tiêu, quan điểm, thời hạn đã được Bộ Chính trị chỉ đạo tại Thông báo 43-TB/VPTW ngày 19/6/2017 của Văn phòng Trung ương, phân công, làm rõ trách nhiệm của từng bộ, cơ quan, đơn vị trong triển khai, thực hiện kế hoạch; chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch.

Phó thủ tướng giao Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ sớm hoàn thành việc kiểm toán, điều tra, thanh tra tại 12 dự án, doanh nghiệp theo chương trình, kế hoạch đã đề ra để xử lý theo quy định.

Các Tập đoàn: Hóa chất Việt Nam, Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo của các đơn vị mình; phân công, xác định rõ nhiệm vụ của từng đơn vị, người đứng đầu trong việc xử lý các dự án, doanh nghiệp thuộc đơn vị mình.

Các bộ, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, xử lý kịp thời vướng mắc, kiến nghị của các dự án, doanh nghiệp, báo cáo Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo (Bộ Công Thương) để tổng hợp, báo cáo Trưởng ban Ban Chỉ đạo.

Trước đó vào giữa tháng 6 vừa qua, Bộ Chính trị đã ra kết luận yêu cầu sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhà nước và xã hội. Trong năm 2017, hoàn thành phương án xử lý đối với từng dự án, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

Phấn đấu đến hết năm 2018 xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém ở các dự án. Đến năm 2020 hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém đối với các dự án. Xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án.

Bộ Chính trị nêu quan điểm kiên quyết xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án nêu trên.

7 nhận xét:

  1. Những công trình, dự án này gây thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Nếu như chính phủ không làm mạnh tay, không xử phạt nghiêm những người chỉ đạo thì đất nưics ta bao giờ mới phát triển được, vẫn mãi ì ạch và lạc hậu mà thôi. Số Mỗi một dự án thua lỗ có thể xây dựng được bao nhiêu trường học bệnh viện , nhà ở cho người nghèo. Nếu chúng ta buông lỏng cơ chế quản lý, không xử lý vi phạm đến cùng thì chúng ta không bao giờ phát triển được.

    Trả lờiXóa
  2. Bao nhiêu tiền của đổ vào các dự án đấy cuối cùng chúng ta thu lại được những gì? Cần mạnh tay xử lý nghiêm các vi phạm, không để nó làm ảnh hưởng đến sự phát triẻn của đất nước.

    Trả lờiXóa
  3. Bộ Chính trị nêu quan điểm kiên quyết xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án nêu trên.

    Trả lờiXóa
  4. 12 dự án đắp chiếu thì bảo sao nợ xấu cuối năm cứ tăng đều đều. Thanh tra chính phủ cần phải vào cuộc để tháo gỡ, sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhà nước và xã hội. Mà chắc chắn các nhà đầu tư đã vi phạm trong việc đầu tư, sử dụng nguồn vốn được cấp sai mục đích nên mới có sự cố này.

    Trả lờiXóa
  5. toàn dự án nghìn tỷ,biết bao nhiêu ngân sách nhà nước đổ vào đấy,nợ công ngày càng đẩy lên cao vì những cái dự án gây thất thoát như thế nà y đấy,cần phải có cuộc thanh tra trong vụ này để làm rõ trách nhiệm chứ ko thể để tiền ngân sách xài một cách hoang phí như thế này được

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh00:25 21/7/17

    Dự án - có hay chăng lợi ích của lợi ích nhóm. Phải chăng đó là một cái vòng quay ko đổi.
    Phát triển là tốt nhưng ko đồng đều, xã hội đang ngày càng phân hoá và đang chệch hướng. ..
    Biển đảo và vùng biên giới còn rất nhiều khó khăn. .. Đúng là nghèo mà còn hoang. Thật đáng buồn cho một hệ thống

    Trả lờiXóa
  7. Bộ Chính trị nêu quan điểm kiên quyết xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án nêu trên.
    Tôi nghĩ nhà nước có các chế tài mạnh tay, theo đúng với môi trường kinh doanh: anh kinh doanh lời thì anh được, lỗ anh phải chịu, chứ không có khái niệm lời anh được đút túi, lỗ anh đổ vào đầu người khác

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog