Chia sẻ

Tre Làng

BẰNG TIẾN SĨ - TRƯỜNG HỢP CỦA NGUYỄN XUÂN ANH VÀ HÀ VĂN THẮM

Khoai@

Bác Giao có nhận xét đúng: Các anh Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Anh đều có điểm chung về bằng cấp và đều là lớp trẻ đang lên.


Trường hợp của Nguyễn Xuân An đã rõ, UBKT TƯ đã kết luận, bằng tiến sĩ của anh này là không được công nhận tại Việt Nam.

Tờ Giáo Dục Việt Nam thông tin, Hà Văn Thắm, chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Dương, "tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Comlombia Common Wealth – Mỹ và bảo vệ Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại Học Công nghệ Paramount – Mỹ". Nhưng cả hai trường này đều đáng nghi ngờ vì chẳng có tiếng tăm hay tên tuổi gì trong học thuật.

"Trường" Columbia Commonwealth University xuất thân từ trường có tên là Columbia Pacific University (CPU). CPU không được công nhận ở bang California và ở Mĩ. CPU bị toà án California ra lệnh đóng cửa vào năm 2000. Sau khi bị đóng cửa, mấy người chủ trương di dời trường đến bang Montana và đổi tên thành "Columbia Commonwealth University" (CCWU). CCWU cũng không được công nhận ở Mĩ, nên người chủ trương đăng kí ở … Malawi (Phi châu). Ở Mĩ, bang Texas xem văn bằng do CCWU cấp là "fraudulent or substandard". Nói tóm lại, lai lịch của "trường" này không minh bạch và có tiền sử xấu. Có thể xem đây là một diploma mill (kinh doanh bằng cấp) của Mĩ mà thôi, chứ chẳng phải đại học đúng nghĩa.

Tương tự, cái trường gọi là Đại Học Công nghệ Paramount (tiếng Anh là Paramount University of Technology) cũng không phải là một đại học chính thống. Trang web của PUT mô tả rằng trường này là trường … online! Báo chí Mĩ như tờ Seattle Times xem PUT là một diploma mill, chứ chẳng phải là trường học, càng chẳng phải là đại học. Mark Ashwill, một chuyên gia giáo dục Mĩ ở VN, cũng xếp PUT vào loại cơ sở thương mại buôn bán bằng cấp.

Nước ta có nhiều tiến sĩ, lên đến vài chụ ngàn, nhưng không biết trong số đó, có boa nhiêu tiến sĩ kiểu như Nguyễn Xuân Anh và Hà Văn Thắm. 

Thật ngạc nhiên, cứ mỗi lần các đại gia và quan chức được báo chí nêu có vấn đề thì bằng cấp của họ cũng có vấn đề. Khi đó dư luận mới loạn lên rằng, tại sao quy trình tuyển chọn, đề bạt, cất nhắc cán bộ của ta "nghiêm ngặt" như thế mà những người có bằng cấp kiểu như vậy vẫn lọt vào được và giữ những vị trí cực kỳ quan trọng của nền kinh tế và hành chính nước nhà. 

Với trường hợp của Nguyễn Xuân Anh còn lạ kỳ hơn. Học ở nước ngoài, hoàn toàn không được học tập hay nghiên cứu gì về chính trị (Triết học, KTCT, CNXHKH, LSĐCSVN, TTHCM), song về nước lại được đề bạt giữ chức vụ quan trong bậc nhất trong đảng. 

P/s: Bài có sử dụng tư liệu trên blog Giao

12 nhận xét:

  1. Khi mà sự việc chưa được phanh phui, bóc mẽ thì nhiều thằng tung hô, ca ngời bằng tiến sĩ của những con người này, nào là tuổi trẻ tài cao, được đi học nước ngoài, mở mang trí tuệ, giao lưu, tiếp xúc với những cái mới cái hay của nước ngoài. Thế những đây toàn là những tiến sĩ giả, tiến sĩ giấy mà thôi. Nếu khui ra thì sẽ còn rất nhiều, rất nhiều những tiến sĩ giấy kiểu như Nguyễn Xuân Anh và Hà Văn Thắm.

    Trả lờiXóa
  2. Quy trình tuyển chọn cán bộ của ta còn quá nhiều điểm yếu và sơ hở. Qua 2 sự việc được báo chí đưa tin rầm rộ trong thời gian qua, ta lại thấy xót xa và phẫn nộ thay khi những quan chức dùng bằng cấp "không chất lượng" lại vẫn có thể lọt qua và được đề bạt lên những chức vụ cao. Đây thực sự là một hồi chuông cảnh tỉnh nữa cho Đảng và các cơ quan ban ngành Nhà nước đối với vấn đề nhân sự và chống tham nhũng!

    Trả lờiXóa
  3. “Độ bền của chuỗi xích phụ thuộc vào độ bền của mắt xích yếu nhất”. Từng chi tiết hoạt động tốt là điều kiện quan trọng bảo đảm cho cả hệ thống bộ máy hoạt động tốt. Tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng để có và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ có chất lượng cao là điều kiện cơ bản bảo đảm cho bộ máy tổ chức Đảng và các cơ quan công quyền vận hành tốt, có hiệu quả và ít “bệnh tật”. Khâu tuyển chọn cán bộ của ta lúc nào cũng đảm bảo đúng quy trình, nghiêm túc lựa chọn những người có đủ đức đủ tài để làm việc mà quanh đi quẩn lại tài COCC, mang tiếng là đi học ở nước ngoài về những có học hành được gì, mua bằng là chủ yếu. Về lãnh đạo quản lý thì yếu kém, rồi tham ô tham nhũng thất thoát hàng trăm hàng nghìn tỷ của nhà nước. Như thế thì sao mà xây dựng được đất nước hùng mạnh???

    Trả lờiXóa
  4. Thời gian vừa rồi cũng có nhiều vụ phanh phui về bằng cấp. Tôi nghĩ đây là bài học cho bộ phận tuyển dụng nhân sự. Phải kiểm tra, xem xét chặt chẽ về giấy tờ, hồ sơ, bằng cấp, phải có sự thẩm định. Chứ đưa những kẻ vô học vào bộ máy nhà nước làm việc là khó chấp nhận, bởi họ không làm được việc!

    Trả lờiXóa
  5. Tại sao Nguyễn Xuân Anh hoàn toàn không được học tập hay nghiên cứu gì về chính trị (Triết học, KTCT, CNXHKH, LSĐCSVN, TTHCM), song về nước lại được đề bạt giữ chức vụ quan trong bậc nhất trong đảng? Câu trả lời nằm ở chính khâu tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ của ta. "Nhất quan hệ, nhì tiền tệ..." cái nguyên tắc bất cập đó dường như vẫn còn ám ảnh dai dẳng trong thể chế chính trị hiện nay. Quá đáng lo ngại

    Trả lờiXóa
  6. Cái thói của người Việt từ xưa đến nay là thế, xính ngoại, khinh nội. Cứ thấy có bằng đại học của nước ngoài là oai rồi. Thế nên mấy cô ấm cậu chiêu của các đại gia cứ đến tuổi là lại rục rịch đi du học này nọ. Thiết nghĩ khâu tuyển chọn cán bộ của nhà nước ta nên bỏ bớt vấn đề bằng cấp ra. Cái tôi cần là anh làm được gì chứ không phải anh có những gì

    Trả lờiXóa
  7. Không biết do yếu tố tác động nào mà khâu kiểm duyệt bằng cấp của ta lại lỏng lẻo như thế. Cứ bằng nước ngoàilà ngon rồi à? Rồi cả việc đào tạo tiến sĩ giáo sư trong nước nữa. Mỗi năm đẻ ra cả ngàn vị học "giả" , chỉ có bằng cấp mà không có thực lực. Quá bât cập

    Trả lờiXóa
  8. bao nhieu vụ việc liên quan đến bắt mấy ông quan chức đều có vấn đề về bằng cấp. Nói không điêu chứ mà học giỏi thì người ta thường "ngoan", thời gian đâu mà nghĩ đến việc này việc nọ, nên nói đưa bằng cấp ra làm tiêu chí nó cũng có cái lý do của nó. Cả hai bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ của ông Nguyễn Xuân Anh đều cái kiểu mập mờ, không uy tín. Quy trình bổ nhiệm bị sai và có sự gian lận thì phải đánh vào nó thì may ra.

    Trả lờiXóa
  9. cứ mỗi lần các đại gia và quan chức được báo chí nêu có vấn đề thì bằng cấp của họ cũng có vấn đề. Khi đó dư luận mới loạn lên rằng, tại sao quy trình tuyển chọn, đề bạt, cất nhắc cán bộ của ta "nghiêm ngặt" như thế mà những người có bằng cấp kiểu như vậy vẫn lọt vào được và giữ những vị trí cực kỳ quan trọng của nền kinh tế và hành chính nước nhà. Thật không thể chấp nhận được!

    Trả lờiXóa
  10. Thực sự thì quy trình tuyển chọn cán bộ của ta còn quá nhiều điểm yếu và sơ hở. Qua 2 sự việc được báo chí đưa tin rầm rộ trong thời gian qua, ta lại thấy xót xa và phẫn nộ thay khi những quan chức dùng bằng cấp "không chất lượng" lại vẫn có thể lọt qua và được đề bạt lên những chức vụ cao. Đây thực sự là một hồi chuông cảnh tỉnh nữa cho Đảng và các cơ quan ban ngành Nhà nước đối với vấn đề nhân sự và chống tham nhũng!

    Trả lờiXóa
  11. giờ không chỉ có thấy bằng tiến sĩ là thôi, phải xem nó là bằng tiến sĩ của trường nào nữa! :D cái trường gọi là Đại Học Công nghệ Paramount (tiếng Anh là Paramount University of Technology) cũng không phải là một đại học chính thống. Trang web của PUT mô tả rằng trường này là trường … online! Báo chí Mĩ như tờ Seattle Times xem PUT là một diploma mill, chứ chẳng phải là trường học, càng chẳng phải là đại học. Mark Ashwill, một chuyên gia giáo dục Mĩ ở VN, cũng xếp PUT vào loại cơ sở thương mại buôn bán bằng cấp

    Trả lờiXóa
  12. Với trường hợp của Nguyễn Xuân Anh còn lạ kỳ hơn. Học ở nước ngoài, hoàn toàn không được học tập hay nghiên cứu gì về chính trị (Triết học, KTCT, CNXHKH, LSĐCSVN, TTHCM), song về nước lại được đề bạt giữ chức vụ quan trong bậc nhất trong đảng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog