Chia sẻ

Tre Làng

Khi kền kền vào cuộc, kiểu gì bạn cũng sai

Khoai@

Nhà báo lừng danh Hữu Thọ đã viết trong tập truyện ngắn "Chạy" của ông 1 bài với tiêu đề "sợ báo hơn sợ cọp". Ngẫm lại, quả không sai. 

Thời buổi loạn, doanh nghiệp nào cũng vậy, cứ thấy nhà báo mò đến là sợ vãi đái. Không có gì thì đúng cũng thành sai, hoạt động nghiệp vụ không sai thì thái độ đón tiếp sai. Mọi thứ không sai thì với vài thao tác máy quay chĩa mặt, đi kèm vài câu khiêu khích thì sớm muộn cũng có cái lên mặt báo.

Hôm nay, anh bạn phó phòng khốn khổ dính chưởng vì dám không "tử tế" với chị nhà báo nọ. Và chỉ với vài câu nói kèm theo thái độ và hành động của chiếc máy quay, anh bỗng dưng nổi tiếng. 

Bạn bè bảo, nhẽ chi ra một chút là xong, cương làm gì cho đến nông nỗi này, nhà báo hơn đứt anh cái loa. 

Đồng nghiệp chứng kiến nói, cứ nhìn cái cách cô nhà báo này cư xử kiểu "tiền trảm hậu tấu" (quay phim trước, xin làm việc sau) là biết ý của cô là gì và để làm vừa lòng cô - dễ ợt.

Tôi cũng như anh, vẫn dại với đời, kiên định với suy nghĩ: gái xấu, sấc xược lại già mồm thì dứt khoát không có quà và chấp nhận rủi ro.

Tất nhiên, một khi kền kền vào cuộc, tôi cá là anh sẽ nhanh chóng trơ xương.

Nói thì nói vậy thôi, đời còn rất nhiều nhà báo tử tế.

9 nhận xét:

  1. Các cơ quan báo chí cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, quản lý tốt hơn phóng viên, biên tập viên, đặc biệt là phóng viên đại diện cơ quan thường trú, quản lý tốt các cộng tác viên, không để cộng tác viên lợi dụng danh nghĩa là cộng tác viên để hoạt động như nhà báo. Đồng thời cũng cần phải có những cảnh báo cho cơ quan, DN địa phương. Các phóng viên có thẻ nhà báo sẽ được tiếp xúc, tác nghiệp để khai thác thông tin viết tin, bài. Còn đối với những phóng viên chưa có thẻ nhà báo nhưng cơ quan báo chí vẫn cần phải có hoạt động tác nghiệp thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan báo chí do chính tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập ký. Giấy giới thiệu phải ghi rõ nơi làm việc, nội dung làm việc, tiếp xúc với những cơ quan, đơn vị nào. Các địa phương nếu gặp những đối tượng không có thẻ nhà báo hoặc giấy giới thiệu của các cơ quan báo chí do chính tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập ký thì sẽ không cần phải tham gia hợp tác.

    Trả lờiXóa
  2. Doanh nghiệp nào có nhà báo ghé thăm thì đúng là tai họa, vì kiểu gì chúng cũng tìm ra được lỗi sai của bạn, mà từ con kiến thì chắc chắn nó sẽ được phòng đại bằng con voi dưới ngòi bút của nhà báo. Chả lẽ chúng ra cứ chịu thua mãi lũ kền kền này hay sao, chả lẽ không có biện pháp nào cứ để chúng đưa tin gây ảnh hướng đến uy tín, danh dự hay sao? Cần có biện pháp và chế tài phù hợp để ứng phó với lũ kền kền. Khi có nhà báo yêu cầu làm việc, phối hợp cần yêu cầu họ xuất trình giấy tờ nhà và những giấy tờ liên quan,hỏi địa chỉ cơ quan báo chí mà họ đang làm việc. Mà cách tốt nhất là không phối hợp khi nhận thấy không cần thiết.

    Trả lờiXóa
  3. Nhà báo lừng danh Hữu Thọ đã viết trong tập truyện ngắn "Chạy" của ông 1 bài với tiêu đề "sợ báo hơn sợ cọp". Ngẫm lại, quả không sai. Đây là những lời lẽ tâm sự của một trong những cây gạo cội của làng báo chí nước nhà. Ngay bản thân ông phải thốt ra những lời đó thì phải biết rằng nghề báo nó thế nào. Và mọi người đánh giá về nó ra sao? Không phải ngẫu nhiên mà các anh doanh nghiệp các anh ý sợ phóng viên đến vậy; và cũng có nhiều doanh nghiệp khuynh gia bại sản vì phóng viên. Còn những phong viên sống ký sinh vào doanh nghiệp như này thì xã hội thông tin ta sẽ không bao giờ trong sạch lành mạnh được.

    Trả lờiXóa
  4. Thời buổi kinh tế thị trường mà, giờ hở ra là bị cắn xé bởi miệng lưỡi của những kẻ đề cao lợi ích vật chất lên trên cả đạo đức nghề nghiệp, đó là những người mang danh nhà báo mà viết bài sai sự thật, sự tử tế trong họ không có. Tuy nhiên, không thể để bộ phận nhỏ này làm vấy bẩn cả một ngành, một nghề được bởi vẫn còn rất nhiều nhà báo tử tế trong xã hội.

    Trả lờiXóa
  5. Con gà tức nhau tiếng gáy, bởi vậy làm gì thì mọi người cũng nên cẩn thận để không bị một số báo lá cải viết sai sự thật, bịa đặt lung tung.

    Trả lờiXóa
  6. Làm nghề gì thì cũng cần phải lương tâm và có tâm với nghề, như vậy mới xứng đáng. Chứ vì đồng tiền mà dẫm đạp lên người khác để đáp ứng mục đích của mình thì thật nhục nhã.

    Trả lờiXóa
  7. những loại nhà báo như thế này cần thiết phải cho thôi việc, họ làm việc như vậy chỉ tổ hại nước hại dân, làm người ta nhìn thấy nhà báo mà sợ hơn sợ cọp như vậy là không được, làm mất hết vai trò của báo chí, cái quyền lực thứ tư mà báo chí có được đang bị lợi dụng một cách thái quá, cần thiết phải có biện pháp với thái độ làm việc này của một bộ phận nhà báo hiện nay

    Trả lờiXóa
  8. Ôi giời, chẳng qua là có thích soi không thôi, chứ soi ra thì có mà đầy lỗi; quan trọng là cái tâm của người viết là xấu hay tốt mà thôi; nhìn nhận sự việc có sai lệch hay tâm thần có vấn đề gì hay không thì mới có thế viết tốt thành xấu, mà viết xấu thành tốt. Bọn kền kền không hiểu rằng khi chúng đã đưa tin bịa đặt lên quá nhiều rồi thì cũng chẳng ai còn niềm tin, và có sức đề kháng với những cái kiểu tin vịt sặc mùi xuyên tạc và soi mói đấy thôi

    Trả lờiXóa
  9. Thời buổi loạn, doanh nghiệp nào cũng vậy, cứ thấy nhà báo mò đến là sợ vãi đái. Không có gì thì đúng cũng thành sai, hoạt động nghiệp vụ không sai thì thái độ đón tiếp sai. Mọi thứ không sai thì với vài thao tác máy quay chĩa mặt, đi kèm vài câu khiêu khích thì sớm muộn cũng có cái lên mặt báo.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog