Chia sẻ

Tre Làng

Chuyện Hoàng Hải vân tố cáo cựu TT Nguyễn Tấn Dũng "Xé bỏ pháp quyền" trong vụ án PMU18

Tác giả Đông La

Vụ PMU 18 là một vụ ánBộ Giao thông Vận tải đầu năm 2006 đã khiến Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình phải từ chức . Xuất phát từ việc Bùi Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Ban Quản lý Các Dự án PMU-18 bị bắt giữ và cáo buộc đã cá độ bóng đá với số tiền trên 1,8 triệu đô la và “bao gái”. PMU-18 nguyên là một đơn vị đặt ra từ năm 1993 để điều hành một số dự án xây cất cầu cống cho Bộ Giao thông Vận tải, từng quản lý khoảng 2 tỷ đô la. Sau thời gian 18 tháng điều tra, cơ quan công an đã truy tố Bùi Tiến Dũng và toà đã kết án 13 năm tù cùng với 5 thuộc cấp. Đồng thời cơ quan điều tra cũng khởi tố một số nhà báo và các công an điều tra vụ án này. Nguyễn Việt Chiến(báo Thanh Niên) bị phạt án 2 năm tù và Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) bị phạt 24 tháng cải tạo không giam giữ về tội "lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong việc đưa tin bài về vụ tham nhũng tại Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18). Ngoài ra, thiếu tướng Phạm Xuân Quắc nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14), Bộ Công an, nguyên Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, cùng với cấp dưới của mình, cũng bị khởi tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ngày 1 tháng 8 năm 2008, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Đỗ Quý Doãn đã ký quyết định thu hồi thẻ nhà báo của 7 cán bộ, phóng viên có vi phạm nghiêm trọng, trong đó có Nguyễn Quốc Phong, Phó tổng biên tập báo Thanh Niên, Bùi Văn Thanh, Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, Huỳnh Kim Sánh, Tổng Thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, ông Dương Đức Đà Trang, Trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ TP HCM tại Hà Nội, phóng viên Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên), và phóng viên Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ), với lý do họ vi phạm các Điều 7, Điều 10 và Điều 15 của Luật Báo chí Việt Nam, cụ thể là "đã trực tiếp viết, biên tập, duyệt đăng các tin bài về vụ PMU 18, trong đó có những thông tin sai sự thật nghiêm trọng".
“Chuyên án chống tham nhũng trong vụ PMU18 … là nỗ lực vô cùng lớn của các sĩ quan công an nhân dân chính trực… Các sĩ quan này một lòng tin vào đường lối đổi mới, tin vào Nhà nước pháp quyền, tin vào sự trong sạch của cấp trên. Nhưng những nỗ lực của họ đã bị ngăn chặn, nên vụ án đã để lọt người lọt tội. Nhằm bảo kê cho tham nhũng, ngăn chặn những nỗ lực chống tham nhũng của các sĩ quan công an chính trực và các nhà báo, cơ quan cảnh sát điều tra bị vô hiệu hóa, thượng tá Đinh Văn Huynh bị bắt cùng với 2 nhà báo, tướng Phạm Xuân Quắc bị khởi tố. Trong vụ cụ thể này, cũng từ Bộ Công an, nhưng nỗ lực chống tham nhũng của một bộ phận sĩ quan cảnh sát đã bị cơ quan an ninh dập tắt”; “Vụ PMU18 diễn ra trong thời gian tôi làm Tổng Thư ký tòa soạn… Tôi là người kiểm soát chặt chẽ cung cách tác nghiệp của anh Nguyễn Việt Chiến nên biết rõ sự cẩn trọng của anh trong vụ này. Toàn bộ những bài viết của anh Chiến trên báo Thanh Niên về vụ án này được tôi biên tập rất kỹ lưỡng, chúng hoàn toàn trung thực”. 
Tiếp theo, trong bài “VỤ PMU18, AI MUỐN XÉ BỎ PHÁP QUYỀN?”, Hoàng Hải Vân viết: “Tôi biết chắc Bộ TT&TT cũng không hề có một chứng cứ nào để đưa ra lời giải thích” khi thu hồi thẻ nhà báo của 7 cán bộ, phóng viên “có vi phạm nghiêm trọng”; “Do đó chỉ có thể hiểu rằng Bộ này được lệnh miệng từ cấp trên phải thu thẻ của 4 nhà báo và bị buộc phải lấy nội dung áp đặt từ cơ quan an ninh điều tra để ra bản thông báo nói trên”; “Bắt giam, khởi tố người mà không có chứng cứ phạm tội, lại liên quan đến một vụ án đang xôn xao cả nước thì dù có mười cơ quan an ninh điều tra cũng không dám, Bộ trưởng Công an tôi chắc cũng không dám, nên phải có cấp cao hơn chỉ đạo. Cấp cao hơn đó là ai ? Đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.
Có điều thực tế theo diễn biến của phiên toà lại không như Hoàng Hải Vân viết.
Theo Wiki., tại phiên tòa, Nguyễn Văn Hải đã thừa nhận kết luận điều tracáo trạng này là "tương đối khách quan và chính xác" và nói rằng sai sót của cá nhân chỉ là nhận tin sai chứ không phải cố ý bình luận, suy diễn. Hải thừa nhận đã có sáu bài viết có nhiều nội dung sai sự thật, "có gây ít nhiều ảnh hưởng đến các đối tượng bị đề cập". Tuy nhiên, bị cáo không cố ý mà đó chỉ là các "tai nạn nghề nghiệp".
Còn Nguyễn Việt Chiến vẫn một mực khẳng định các bài viết đã đăng trên Thanh Niên bị cáo đều lấy nguồn từ những cán bộ có trách nhiệm, có thẩm quyền và không có bình luận. Bản thân ông Chiến khi thấy báo khác đăng đều thẩm định lại thông tin với các quan chức Tổng cục Cảnh sát trước khi sử dụng lại. Theo ông, vụ PMU 18 mới xử phần đánh bạc và đưa hối lộ, phần tham nhũng chưa xử. Trong khi đó, nhà báo không đợi được nên phải thu thập tin từ nhiều nguồn. Riêng bài viết "40 VIP chạy án", bị cáo nói đã xác minh ở bốn nguồn khác nhau. Bản thân Nguyễn Việt Chiến đã tham gia viết đến 70 bài và bị quy là sai phạm "có hệ thống".
Hai cán bộ Công an cao cấp là thiếu tướng Phạm Xuân Quắc và Thượng tá Đinh Văn Huynh bị truy tố về tội "Cố ý làm lộ bí mật công tác". Bản cáo trạng của Viện KSND Tối cao nhận định: "Là đơn vị trực tiếp điều tra vụ án PMU18, C14 phải có trách nhiệm trước những thông tin đăng trên báo chí không đúng sự thật, công khai những nội dung thông tin về vụ án đang điều tra, những thông tin ban đầu chưa được xác minh, kiểm chứng của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, trước tình hình đó C14 không có phản ứng nhắc nhở gì mà còn để các phóng viên tự do ra vào trụ sở cơ quan hoặc đến nhà riêng, gọi điện thoại trực tiếp trao đổi thông tin..."
Như vậy cái sai của Hoàng Hải Vân là chủ quan tự tin vào mình và tin vào Nguyễn Việt Chiến đã lấy được tin “từ những cán bộ có trách nhiệm, có thẩm quyền”. Nếu cho tin từ “từ những cán bộ có trách nhiệm, có thẩm quyền” đó là sự thật, là chân lý rồi thì cứ thế mà kết án, người ta cần gì phải mở toà, cần gì phải tranh tụng giữa công tố và luật sư nữa? Như vậy, Hoàng Hải Vân không hiểu pháp quyền là gì cả, dốt vậy mà dám tố cáo nguyên TT Nguyễn Tấn Dũng “xé bỏ pháp quyền” thì cũng liều thật! Còn Nguyễn Việt Chiến thì đã cầm đèn chạy trước ô tô, ảo tưởng về quyền lực báo chí, kích động dư luận, muốn lái kết quả vụ án theo ý chủ quan, nhưng không hiểu rằng mình đưa tin sai là phải chịu trách nhiệm. Và kết cục là, với “pháp quyền” thì phải lĩnh hậu quả.
Một người hay khoe khoang “pháp quyền” khác là thằng “San hô” Huy Đức, nếu đúng pháp luật nước ta thực hiện “pháp quyền” nghiêm minh thì nội những chuyện nó viết láo trong cuốn “Bên thắng cuộc” thì nó đã bị tóm từ lâu rồi. Loạt bài “cầm đèn chạy trước ô tô” kích luận dư luận đểu gần đây gây mất ổn định xã hội như đề nghị thay thế vị trí chủ tịch nước của “Đại tướng Trần Đại Quang”, đề nghị điều tra bà Bộ trưởng Vũ Kim Tiến… cũng là phạm pháp. Đặc biệt Huy Đức viết loạt bài với thái độ cố đẩy ông Đinh La Thăng vào tù, tất nhiên viết đúng thì không sao nhưng viết sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhưng viết đúng với mục đích “đâm thuê chém mướn” như dư luận viết về Huy Đức thì nhân cách cũng không ra gì!
***
Nói chung đường đến sự thật, nhất lại là sự thật trong các vụ án, không bao giờ dễ dàng. Có những vụ án tuyên rồi nhưng vẫn sai như những vụ án oan được công bố chấn động dư luận trong thời gian vừa qua. Vì vậy rất có thể Hoàng Hải Vân viết đúng về vụ PMU18, các nhà báo và những “các sĩ quan công an nhân dân chính trực” bị tù oan, việc tước thẻ nhà báo là sai, đúng là có chuyện “xé bỏ pháp quyền”, nhưng nếu chưa có một phiên toà xét xử tuyên ngược lại thì theo “pháp quyền” kết quả đã tuyên sẽ mãi là đúng. Nếu Hoàng Hải Vân là người đàng hoàng, hãy thực hiện quyền khiếu nại tố cáo đề nghị mở toà xét xử lại, còn chỉ viết những ý chung chung đầy suy diễn chủ quan, đầy những sai lầm như tôi đã chỉ ra, để kích động dư luận xấu, làm mất ổn định xã hội, thì theo “pháp quyền” là phạm pháp. Có điều một người như Hoàng Hải Vân làm sao mà “đàng hoàng” được khi mới hôm qua viết: “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, khi đề cập đến những vấn đề của Sơn Trà vẫn không dám hé răng” thì hôm nay như chữa cháy, trên facebook của mình, đã đăng lại ngay tin tràn ngập trên các báo “Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện các dự án ở Sơn Trà”, y như tự vả vào mồm mình vậy!
Tôi cũng phải viết vài câu để nói với bọn hay suy diễn đểu là tôi viết vì sự thật, vì sự ổn định và phát triển của đất nước chứ không phải vì ở phe này hay phe kia. Chính tôi là người viết bài phản biện đầu tiên về cựu TT Nguyễn Tấn Dũng đăng trên Talawas, ngay khi ông lên nắm quyền, trả lời trực tuyến.
Số sau tôi sẽ viết lại đôi nét Thu Uyên, vợ Hoàng Hải Vân, lấy “nguồn tin”, đạp trên “pháp quyền”, vu khống Phan Thị Bích Hằng, Vũ Thị Hoà… lừa đảo, trục lợi trên xương máu liệt sĩ trong khi chính gia đình mình cũng bị tố cáo “trục lợi” như thế nào?
Los Angeles
20-9-2017

3 nhận xét:

  1. Có những vụ án tuyên rồi nhưng vẫn sai như những vụ án oan được công bố chấn động dư luận trong thời gian vừa qua. Vì vậy rất có thể Hoàng Hải Vân viết đúng về vụ PMU18, các nhà báo và những “các sĩ quan công an nhân dân chính trực” bị tù oan, việc tước thẻ nhà báo là sai, đúng là có chuyện “xé bỏ pháp quyền”, nhưng nếu chưa có một phiên toà xét xử tuyên ngược lại thì theo “pháp quyền” kết quả đã tuyên sẽ mãi là đúng. Nếu Hoàng Hải Vân là người đàng hoàng, hãy thực hiện quyền khiếu nại tố cáo đề nghị mở toà xét xử lại, còn chỉ viết những ý chung chung đầy suy diễn chủ quan, đầy những sai lầm như tôi đã chỉ ra, để kích động dư luận xấu, làm mất ổn định xã hội, thì theo “pháp quyền” là phạm pháp. 

    Trả lờiXóa
  2. Tại phiên tòa, Nguyễn Văn Hải đã thừa nhận kết luận điều tra và cáo trạng này là "tương đối khách quan và chính xác" và nói rằng sai sót của cá nhân chỉ là nhận tin sai chứ không phải cố ý bình luận, suy diễn. Hải thừa nhận đã có sáu bài viết có nhiều nội dung sai sự thật, "có gây ít nhiều ảnh hưởng đến các đối tượng bị đề cập". Tuy nhiên, bị cáo không cố ý mà đó chỉ là các "tai nạn nghề nghiệp". ôi cái giọng điệu sao nó có vẻ phúc hậu thế, đúng là gió chiều nào theo chiều ấy!

    Trả lờiXóa
  3. Như vậy cái sai của Hoàng Hải Vân là chủ quan tự tin vào mình và tin vào Nguyễn Việt Chiến đã lấy được tin “từ những cán bộ có trách nhiệm, có thẩm quyền”. Nếu cho tin từ “từ những cán bộ có trách nhiệm, có thẩm quyền” đó là sự thật, là chân lý rồi thì cứ thế mà kết án, người ta cần gì phải mở toà, cần gì phải tranh tụng giữa công tố và luật sư nữa? Như vậy, Hoàng Hải Vân không hiểu pháp quyền là gì cả, dốt vậy mà dám tố cáo nguyên TT Nguyễn Tấn Dũng “xé bỏ pháp quyền” thì cũng liều thật! Còn Nguyễn Việt Chiến thì đã cầm đèn chạy trước ô tô, ảo tưởng về quyền lực báo chí, kích động dư luận, muốn lái kết quả vụ án theo ý chủ quan, nhưng không hiểu rằng mình đưa tin sai là phải chịu trách nhiệm. Và kết cục là, với “pháp quyền” thì phải lĩnh hậu quả.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog