Chia sẻ

Tre Làng

THỦ KHOA CŨNG CÓ THỂ THẤT NGHIỆP NẾU CÁI TÔI QUÁ LỚN

Thủ khoa cũng có thể thất nghiệp nếu cái tôi quá lớn

Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi chưa phải đã là sự lựa chọn tối ưu vì nhiều nhà tuyển dụng cần đôi khi tấm bằng giỏi không đem lại được. 

Tiến sĩ Vũ Thu Hương. (Ảnh: NVCC)

Thời gian gần đây, dư luận đang xôn xao về câu chuyện cô thủ khoa xuất sắc của Đại học Sư phạm 2 sau một năm tốt nghiệp phải ở nhà... chăn lợn đang gây nhiều tranh cãi. Bà nghĩ sao về trường hợp này?

Tôi nghĩ, chuyện này hoàn toàn bình thường. Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy và đây chỉ là một điển hình. Không ít em có cái tôi quá lớn, luôn chỉ quan tâm đến quyền lợi, mong muốn của chính mình mà không nghĩ đến việc cần phải cống hiến cho công việc. Việc một số em sinh viên tốt nghiệp ra trường với bằng giỏi thực sự chưa phải là sự lựa chọn tối ưu. Trái lại, điều các nhà tuyển dụng cần lại là các phẩm chất mà đôi khi tấm bằng giỏi không đem lại được.

Theo bà, nguyên nhân nữ thủ khoa nói trên thất nghiệp là do đâu?

Điều tôi nói có thể ngược với suy nghĩ của nhiều người. Nguyên nhân đến từ hai phía. Đầu tiên là do chính em thủ khoa này đã đánh giá mình quá cao. Có thể em cho rằng, mình có quyền lựa chọn điều bản thân thích, chứ không phải là cần vượt qua hoàn cảnh để khẳng định chính mình.

Nguyên nhân thứ hai chính là thái độ quá trọng thị, quá ưu ái mà các cán bộ địa phương đã dành cho em thủ khoa này. Chính điều này khiến em có cảm giác mình là một nhân vật đặc biệt, cần được đối xử đặc biệt. Tuy nhiên, nếu là nhà tuyển dụng, tôi sẽ không tuyển em thủ khoa này. Kiến thức chỉ là một khía cạnh, đặc biệt khi kiến thức đó hiện nay mới chỉ là lặp lại những phát kiến nhân loại đã tìm ra từ trước chứ không thể hiện sự sáng tạo trong đó. Vì thế, tấm bằng xuất sắc của em chỉ thể hiện em giỏi ghi nhớ và lặp lại chứ chưa thể hiện được năng lực đặc biệt nào khác. Là nhà tuyển dụng, tôi cần ở ứng viên của mình nhiều điều hơn thế.

Rõ ràng, trong trường hợp này, các cán bộ địa phương đã có lỗi khi cư xử thiếu công bằng giữa các sinh viên vừa tốt nghiệp. Tôi nghĩ, họ đã quá ưu ái và quan tâm đến thủ khoa hơn hẳn so với các trường hợp khác.

Nhiều người đổ lỗi cho việc các trường hiện nay đào tạo chủ yếu đi sâu vào lý thuyết khiến các em bước vào đời chưa vững kỹ năng thực hành. Bà có đồng ý với ý kiến này?

Tôi không nghĩ như vậy. Điều kiện và hoàn cảnh chỉ là chất xúc tác để con người phát triển. Chính bản thân tôi, sinh viên của tôi và những người thân trong gia đình tôi cũng đã và đang học tập và sống trong các nhà trường Việt Nam. Khi ra trường, nhiều người vẫn phát huy tốt những mặt mạnh của mình và thành công rực rỡ.

Trong khi đó, cũng có nhiều người thất bại hoặc loay hoay như em thủ khoa này. Vấn đề là chúng ta đã lựa chọn để hành động như thế nào? Thành công hay thất bại phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người mà thôi.

Từ đó, bà có gợi ý gì đối với chính sách thu hút nhân tài?

Cá nhân tôi không coi thủ khoa đại học là nhân tài. Đặc biệt trong thời gian này, giáo dục Việt Nam vẫn còn khía cạnh nhiều áp đặt và lý thuyết. Nhân tài phải là những người có khả năng sáng tạo, có thể lo được cho chính mình và giúp đỡ được người khác. Tôi cho rằng, em sinh viên nói trên chưa chắc đã phải là nhân tài.

Còn chính sách thu hút nhân tài ở các cơ quan dân lập họ đều làm rất tốt. Việc này chúng ta không cần phải quá lo lắng. Các cơ quan nhà nước muốn tuyển dụng nhân tài chỉ cần làm đúng những gì mà cơ quan dân lập làm là được.

Qua trường hợp của cô thủ khoa cùng với số lượng thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp hiện nay, theo bà - điều gì là bước cản, hạn chế cơ hội của bản thân các bạn trẻ?

Điều ngăn cản bước chân các bạn trẻ chính là ở quyết định và cách nghĩ của các bạn ấy. Học tập, lao động hay đi xin việc cũng phụ thuộc hoàn toàn vào các bạn ấy. Tự cho mình quá quan trọng là một suy nghĩ sai lầm.

Không cơ quan, đơn vị, tổ chức nào phụ thuộc vào một cá nhân. Các cá nhân chỉ là một trong những người đóng góp vào sự phát triển của tổ chức mà thôi. Nếu biết khiêm tốn, nhiệt tình học hỏi, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì và trách nhiệm, tôi nghĩ, chẳng có bất kể điều gì ngăn cản bước chân của người thành công.

Bà có lời khuyên gì cho các bạn trẻ?

Tôi nghĩ, các bạn nên thường xuyên nhìn lại chính mình và hãy khiêm tốn hơn. Dù bằng cấp của các bạn cao đến mấy thì chưa chắc những người đi trước đã kém cỏi hơn mình. Ngoài kiến thức học ở trong trường, họ đã có thêm rất nhiều kinh nghiệm sống, các kỹ năng làm việc và cả những kiến thức thu lượm được trong quá trình kiên trì học hỏi, phấn đấu và làm việc.

Vì thế, nếu cứ giữ suy nghĩ mình là nhân tài, là nhân vật đặc biệt với cái "mác" thủ khoa, các bạn sẽ chỉ nhận được thất bại cay đắng và sự chán nản. Các bạn hãy quên đi thành quả đã đạt được và tiếp tục chiến đấu với những khó khăn, thử thách và trải nghiệm.

Theo tôi, chỉ có quyết tâm, biết mình đang đứng ở đâu, các bạn trẻ mới có được lựa chọn đúng đắn.

Xin cảm ơn Tiến sĩ!

Nguyệt Anh

17 nhận xét:

  1. Đọc bài báo này tôi cũng không đồng tình với ý kiến của bà Tiến sĩ này lắm. Đọc bài báo về e thủ khoa chăn lợn tôi thấy nhà e này hoàn cảnh khó khăn vì thế không thể nói em kiêu e không chấp nhận công việc. Tôi nghĩ theo hướng những vị trí ngon thì đã đầy chỗ con ông cháu cha rồi làm sao đến lượt con em nông dân vào được. Nếu cứ tổ chức thi công chức một cách đàng hoàng, không có những bàn tay ma lực nhúng vào xem đến đâu. Nói chung là do cơ chế cả mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Con ông cháu cha lấy đâu ra mà lắm thế.Mà các cơ quan cũng phải tuyển ngay khi đang hoạt động,chả lẽ đợi các bậc thủ khoa,hay đuổi người cũ ra.Các gương sinh ra từ làng đáng để cho thanh niên trí thức suy nghĩ lắm lắm.

    Trả lờiXóa
  3. hoàn toàn đồng ý với những ý kiến của tiến sĩ, tốt nhất đừng nên đổ lỗi cho bất kì ai trước thất bại của bản thân mà hãy nhìn lại bản thân đã làm gì để hướng tới nó hay chưa, nhà trường chỉ trang bị cho chúng ta kiến thức nền tảng để từ đó làm tiền đề phát triển, cái đó còn tùy vào sự sáng tạo, sự vận dụng của mỗi người, hạ cái tôi và không ngừng cố gắng thành công sẽ đến với chúng ta

    Trả lờiXóa
  4. Tổ sư không thấy nhục khi nhân tài phải về chăn nhợn... Tại sao các nước văn minh, các nước phát triển săn đón các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường,... Bảo sao cái đất nước này toàn bọn vô học lên ngồi lãnh đạo...

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết tốt. Em hãi mấy anh thủ khoa nhân tài như thế này lắm. Nhận vào đơn vị 1 thủ khoa chẳng làm đc gì, việc thì như ngỗng đực lại cứ thắc mắc lương cao lương thấp.

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh15:24 15/10/17

    Nếu là nhân tài bạn ấy chắc chắn sẽ không viết tâm thư gửi Bí thư tỉnh ủy trình bày, kể lể hoàn cảnh, đề nghị sắp xếp việc làm. Nếu là nhân tài bạn ấy sẽ chủ động, dễ dàng tìm kiếm cho mình một việc làm phù hợp ngoài nhà nước.

    Trả lờiXóa
  7. Thực sự giới trẻ ngày nay cần phải có sự định vị bản thân nhiều hơn, biết mình đứng ở đâu để mà phấn đấu vì mục tiêu đã định. Việc làm việc ở đâu, ở vị trí như thế nào đôi khi không do mình có thể quyết định được mà cần phải chấp nhận hoàn cảnh với tinh thần cầu thị cao để phát triển bản thân nhiều hơn nữa

    Trả lờiXóa
  8. Thủ khoa thì chắc gì đã là nhân tài đâu, một con người được coi là nhân tài phải hội tủ nhiều yếu tố khác nhau bao gồm không chỉ kiến thức mà còn cả kĩ năng và thái độ, điều mà các nhà tuyển dụng ngày nay rất cần, họ yêu câù rất cao điều đó trong thời đại ngày nay

    Trả lờiXóa
  9. thủ khoa thì họ bỏ ra bao nhiêu năm tháng rèn luyện nhưng đâu phải ai cũng có kết quả tốt đâu họ bỏ thời gian học trên giảng đường tuy nhiên kiến thức thực tế không có thì cũng vứt hơn thế ngành sư phạm giờ đâu có cần kiểu lí thuyết xuông đâu quan trọng là phải thực tế giảng bài giảng phải đi sâu vào lòng học sinh mới được.

    Trả lờiXóa
  10. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu bạn thủ khoa này thật sự có năng lực thì việc có công ăn việc làm là hoàn toàn dễ dàng. Nhưng tôi cảm thấy sự ỷ lại không tự phấn đấu, tìm kiếm cơ hội cho bản thân của 1 sô người hiên này thì việc bị đào thải là điều tất yếu. Những tâm thư cầu cứu nếu như nhượng bộ chấp nhận chắc chắn sẽ có những lần sau tạo nên tiền lệ xấu.

    Trả lờiXóa
  11. thực tế đã chứng minh chướng ngại lớn nhất mà con người cần vượt qua là chính bản thân mình, người nào chiến thắng được bản thân ắt sẽ có được thành công, đừng mãi sống với quá khứ dù nó có huy hoàng như thế nào, đừng để cái tôi của mình làm cản trở con đường phát triển của bản thân để rồi phải như cô thủ khoa này

    Trả lờiXóa
  12. nhiều thằng sinh viên ra trường cũng vì cái tôi quá lớn mà dẫn đến thất nghiệp rồi đè cổ chế độ ra chửi như lồn đấy.đm cho các cô các cậu học giỏi đến bao nhiêu nhưng khi ra trường mà ko năng nổ với kỹ năng mềm kém thì đéo bao giờ có việc ngon lành sẵn cho các anh chị húp đâu nhé,trừ khi nhà ac thuộc loại abc xyz ko nói rồi,chứ những thể loại như này mà còn sỹ kén cá chọn canh thì đừng mơ có người đến hốt về chỗ tốt làm nhé

    Trả lờiXóa
  13. Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy và đây chỉ là một điển hình. "Không ít em có cái tôi quá lớn, luôn chỉ quan tâm đến quyền lợi, mong muốn của chính mình mà không nghĩ đến việc cống hiến " rõ ràng là có thể chủ độgn nhưng chỉ bị động chờ đợi như vậy là ko được

    Trả lờiXóa
  14. Mỗi một kết quả đã đạt được ta coi đó là một thành tích trong quá khứ. Không nên ôm mãi kết quả đó mà sống thì mình không bao giờ phát triển được. Thủ khoa cũng vậy, nếu ôm mãi cái thành tích thủ khoa của mình mà không hướng về hiện thực là mình ra trường để phát triển những gì mình đã học, đã nghiên cứu thì làm sao phát triển được.

    Trả lờiXóa
  15. Tôi nghĩ, các bạn nên thường xuyên nhìn lại chính mình và hãy khiêm tốn hơn. Dù bằng cấp của các bạn cao đến mấy thì chưa chắc những người đi trước đã kém cỏi hơn mình. Ngoài kiến thức học ở trong trường, họ đã có thêm rất nhiều kinh nghiệm sống, các kỹ năng làm việc và cả những kiến thức thu lượm được trong quá trình kiên trì học hỏi, phấn đấu và làm việc.

    Trả lờiXóa
  16. Ra trường với bằng thủ khoa thì các bạn nghĩ rằng mình chắc chắn đã có một công việc ổn định với một mức lương cao thì đó hoàn toàn sai lầm. Tốt nghiệp thủ khoa thì đã chứng minh là quá trình học tập của bạn tại trường của bạn là rất xuất sắc, nhưng khi làm việc thì đừng có nên tự đắc, bởi vì đấy chỉ là bạn học giỏi trong nhà trường thôi chứ bạn có làm được việc hay không là một chuyện hoàn toàn khác.

    Trả lờiXóa
  17. nếu cứ giữ suy nghĩ mình là nhân tài, là nhân vật đặc biệt với cái "mác" thủ khoa, các bạn sẽ chỉ nhận được thất bại cay đắng và sự chán nản. Các bạn hãy quên đi thành quả đã đạt được và tiếp tục chiến đấu với những khó khăn, thử thách và trải nghiệm.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog