Chia sẻ

Tre Làng

Vụ VN Pharma: Lần đầu tiên Cục Quản lý dược ‘phản pháo’

Trước các truy vấn tại toà về vụ VN Pharma, lần đầu tiên Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) lên tiếng, trả lời hàng loạt câu hỏi.

Phiên phúc thẩm vụ án “Buôn lậu, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại công ty cổ phần VN Pharma" diễn ra 4 ngày qua với nhiều kịch tính và diễn biến bất ngờ.

Bị cáo Võ Mạnh Cường và Nguyễn Minh Hùng tại phiên toà phúc thẩm

Chỉ ra hàng loạt điểm “có vấn đề”, đại diện VKS đã đề nghị phải khởi tố vụ án điều tra về hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh và đề nghị huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm, điều tra lại để xử đúng người, đúng tội.

Trong suốt 4 ngày phúc thẩm, đại diện Bộ Y tế có mặt tại toà không trả lời được rành rọt các câu hỏi của HĐXX. Đến hôm nay, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược Đỗ Văn Đông mới có văn bản trả lời gửi TAND Cấp cao tại TP.HCM.

'H-Capital không phải thuốc giả'

Cục khẳng định, đối chiếu với khoản 24, điều 2, luật Dược 2005 thì thuốc điều trị ung thư H-Capital của VN Pharma "không phải thuốc giả" mà là "thuốc kém chất lượng", không được lưu hành và sử dụng.

Cục dẫn chứng kết luận của Hội đồng giám định cho thấy hàm lượng dược chất là 97,5% (tiêu chuẩn cơ sở là từ 93% đến 105%), kết quả kiểm nghiệm tạp không định danh lớn nhất là 0,17% (tiêu chuẩn cơ sở là thấp hơn 0,1%).

Trước câu hỏi của toà cho rằng tên thuốc không đúng với tên thuốc trong hồ sơ, một số nội dung không thống nhất giữa các phần hồ sơ, Cục khẳng định điều này là được phép.

Trên đơn hàng nhập khẩu khi “caplet”, trên hướng dẫn sử dụng ghi “tablet” đều phản ánh đúng dạng bào chế của thuốc là viên nén, không ảnh hưởng đến bản chất của thuốc hay việc sử dụng thuốc.

Về 9.300 hộp thuốc H-Capital có màu sắc viên, thông tin trên nhãn hộp, tá dược trên tờ hướng dẫn, thành phần tá dược, quy cách đóng gói, nhiệt độ bảo quản không thống nhất với hồ sơ đã nộp, Cục cho rằng đây là hành vi xảy ra sau khi cấp phép nhập khẩu nên không thuộc trách nhiệm của tổ thẩm định mà thuộc trách nhiệm của công ty nhập khẩu.

3/10 chuyên gia không ký tên vẫn hợp lệ

Trong biên bản thẩm định hồ sơ nhập khẩu thuốc H-Capita có 3/10 chuyên gia không ký tên, không có ý kiến.

Dẫn quy chế hoạt động của tổ thẩm định hồ sơ nhập khẩu thuốc, Cục Quản lý dược cho biết, trưởng mỗi nhóm có thể ra kết luận khi có ít nhất 2 thành viên của nhóm tham gia thẩm định. Do đó việc này hoàn toàn đúng quy định.

Với H-Capital có 3 nhóm thẩm định. Trong đó nhóm thẩm định tính pháp lý có 3/4 chuyên gia tham gia thẩm định; Nhóm thẩm định tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm tra chất lượng có 2/3 chuyên gia; Nhóm thẩm định dược lý, lâm sàng có 2/3 chuyên gia.

“Việc các đối tượng làm giả hồ sơ như giấy chứng nhận bán tự do (FSC), giấy chứng nhận GMP là rất tinh vi, không thể phát hiện bằng mắt thường. Các giấy tờ này cũng đã được chứng thực sao y bản chính của Phòng Tư pháp quận 10, TP.HCM và chỉ được khẳng định là giả sau khi có kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an trong quá trình điều tra”, Cục giải thích.

Vì sao công ty Hongkong hết hiệu lực vẫn được cấp phép?

Cục khẳng định việc cấp phép cho công ty Austin Pharma Specialty Co. đúng quy định.

Vì theo thông tư số 47/2010/TT-BYT hướng dẫn hoạt động xuất, nhập khẩu thuốc, DN không phải nộp giấy phép hoạt động về thuốc của công ty cung cấp cũng như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của công ty nhập khẩu mà chỉ phải xuất trình các giấy tờ này khi làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu để chứng minh doanh nghiệp của mình đáp ứng điều kiện quy định tại điều 4 hoặc 5 của quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12/9/2007 về nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại VN.

Về việc công ty này chưa được Bộ Y tế cấp lại giấy phép hoạt động nhưng vẫn có công văn đề nghị sử dụng giấy phép cũ để nhập khẩu các lô hàng, Cục cũng khẳng định việc này đúng quy định.

Cụ thể, để tránh việc gián đoạn cung cấp thuốc, Cục căn cứ theo phiếu trình 1148/QLD-KD năm 2011 do Cục trưởng Cao Minh Quang ký, cho phép các công ty nước ngoài đang cung cấp thuốc vào VN, đã nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động nhưng chưa được cấp lại thì được tiếp tục sử dụng giấy phép hoạt động cũ để cung cấp thuốc cho các công ty xuất, nhập khẩu thuốc của VN theo các hợp đồng đã ký kết trong thời hạn có hiệu lực của giấy phép cũ.

Riêng việc các đối tượng làm giả hợp đồng, ghi lùi ngày trên hợp đồng nhập khẩu và sử dụng công văn của Cục gửi công ty Austin Specialties để nhập khẩu thuốc H-Capita là không đúng quy định.

Về việc cấp phép cho Helix Pharmaceuticals Inc, Canada, Cục cho biết hồ sơ đã được 15 chuyên gia thẩm định, có kết luận của trưởng các tiểu ban; có giấy chứng nhận GMP được hợp pháp hoá lãnh sự bởi tham tán Nguyễn Văn Quyền tại Canada (đến 2014 phát hiện chữ ký giả). Sau đó Bộ Y tế tiếp tục lập hội đồng thẩm định rồi mới cấp phép.

Thúy Hạnh

15 nhận xét:

  1. Trong quá trình điều tra nếu chứng minh được các cán bộ Cục Quản lý Dược biết rõ đây là thuốc giả, không đúng với hồ sơ đăng ký nhưng vẫn cố tình cấp phép nhập khẩu lô thuốc nói trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn bán hàng giả với vai trò là đồng phạm giúp sức. Cứ ngồi đấy mà phản pháo đi.

    Trả lờiXóa
  2. Trong trường hợp những cán bộ này nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác để 'bật đèn xanh' cho các sai phạm hoặc bỏ qua các yêu cầu luật định cho VN Pharma để cấp phép nhập khẩu lô thuốc thì cần phải truy cứu những cán bộ này về tội Nhận hối lộ. Ít nhất, cán bộ Cục Quản lý Dược phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

    Trả lờiXóa
  3. Quan điểm của tôi là ai làm sai thì phải bị xử lý. Việc xử lý này không phải chỉ là xử lý một vài cá nhân làm sai mà còn là để cảnh tỉnh. Nhìn suốt quá trình này chúng ta thấy, một loại thuốc tào lao nào đó, của một công ty không có thật (công ty ma) mà tại sao lại về Việt Nam một cách dễ dàng như vậy? Rõ ràng có thể thấy Cục Quản lý dược đã 2 lần sai.

    Trả lờiXóa
  4. Lần sai thứ nhất là cấp phép cho một loại thuốc giả. Lần thứ 2 là cấp giấy phép cho một công ty ma. Vậy thì lỗ hổng ở đây là gì? Cái sai này là vô tình hay cố ý? Vô tình thì phải tìm ra để bịt lại để không có tái phạm. Còn nếu cố ý thì phải xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị liên quan, trong đó có trách nhiệm người đứng đầu. Chuyện này rất rõ ràng.

    Trả lờiXóa
  5. Dư luận cũng nghi ngờ tại sao thuốc của VN Pharma đấu thầu đâu trúng đó. Về chủ quan trong việc này, liệu có gian lận, bắt tay nhau hay không thì cơ quan điều tra phải làm rõ. Còn khách quan thì rõ ràng là với cơ chế đấu thầu thuốc của chúng ta hiện nay, trong cùng một nhóm thì thuốc nào giá rẻ nhất sẽ trúng thầu, chính vì thế VN Pharma mới giả mạo thuốc H-Capita nhập khẩu của Canada vì thuốc của Canada thì mới được xếp vào nhóm 1 và mới dễ dàng trúng thầu vì rõ ràng so với các thuốc khác trong cùng nhóm thì nó rẻ hơn, còn nếu chào hàng cùng nhóm thuốc với thuốc của Ấn Độ… thì nó không trúng thầu được. Như vậy rõ ràng là có động cơ để làm thuốc giả.

    Trả lờiXóa
  6. Tất nhiên thuốc giả chưa hẳn đã là thuốc kém chất lượng, cũng như hàng fake chưa chắc đã là hàng chất lượng tồi, nhưng nó là hàng giả, nhập từ công ty ma thì phải bị xử phạt nghiêm khắc. Nhiệm vụ của ngành dược là cơ quan gác cửa, không để cho thuốc giả tràn vào được. Thế nên tôi cho rằng không cần phải tranh luận nhau nhiều vì việc kiểm định chất lượng thuốc, mà đã là thuốc giả thì phải xử lý.

    Trả lờiXóa
  7. Dù dưới bất kỳ góc độ nào thì các bác sĩ hay những người có chức vụ tại các bệnh viện nhận tiền chi "hoa hồng" đều vi phạm. Có thể là vi phạm về y đức hoặc thậm chí nặng hơn có thể vi phạm hình sự (tùy theo hành vi) với một số tội danh tương ứng như Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lạm quyền trong khi thi hành công vụ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi…

    Trả lờiXóa
  8. Thực tế, trước H-Capita thì VN Pharma cũng nhập khẩu từ một công ty ma 7 loại kháng sinh tiêm truyền. VN Pharma lý luận rằng toàn bộ lô thuốc H-Capita nhập lậu vẫn ở trong kho chưa đưa ra thị trường nhưng 7 loại kháng sinh tiêm truyền kia thì sao, những người bệnh đã sử dụng rồi thì sao? Tôi đề nghị phải truy đến cùng trách nhiệm để không có sự lặp lại trong tương lai.

    Trả lờiXóa
  9. Nguyễn Văn23:10 26/10/17

    Cứ đặt hàng Trung Quốc, thứ gì cũng làm nhái được. y chang hành xịn, chỉ có chất lượng là kém thôi.

    Kinh doanh thuốc (tây) chữa bệnh ở Việt Nam ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước. Các hiệu thuốc bán vô tội vạ, không cần đơn của bác sỹ. Giá cả giữa các hiệu thuốc trong cùng 1 địa bàn (như thành phố tôi sống)chênh nhau cũng "vô đối" luôn.

    Thế nên không có bất cứ chủ tiệm thuốc tây nào nghèo, và họ giàu lên rất nhanh.

    Trả lờiXóa
  10. Tất nhiên thuốc giả chưa hẳn đã là thuốc kém chất lượng, cũng như hàng fake chưa chắc đã là hàng chất lượng tồi, nhưng nó là hàng giả, nhập từ công ty ma thì phải bị xử phạt nghiêm khắc. Nhiệm vụ của ngành dược là cơ quan gác cửa, không để cho thuốc giả tràn vào được. Thế nên tôi cho rằng không cần phải tranh luận nhau nhiều vì việc kiểm định chất lượng thuốc, mà đã là thuốc giả thì phải xử lý.Chứ không thể để sự việc như thế này tiếp diễn được!

    Trả lờiXóa
  11. Dù có phải thuốc giả hay không thì con đường chúng đến tay người tiêu dùng đều không đúng pháp luật. Thôi thì chỉ biết hi vọng mong manh là những lô thuốc nhập lậu đã đến tay người dùng kia vẫn đảm bảo chất lượng chứ việc xử lý vẫn không thể nhẹ tay được, đặc biệt trong lĩnh vực y tế nhạy cảm này

    Trả lờiXóa
  12. Chắc chắn không phải tự nhiên mà thuốc của VN Pharma đấu thầu đâu trúng đó. Phải chăng có sự không minh bạch trong các khâu hành chính, việc này cơ quan điều tra phải làm rõ. Còn khách quan thì rõ ràng là với cơ chế đấu thầu thuốc của chúng ta hiện nay, trong cùng một nhóm thì thuốc nào giá rẻ nhất sẽ trúng thầu, chính vì thế VN Pharma mới giả mạo thuốc H-Capita nhập khẩu của Canada vì thuốc của Canada thì mới được xếp vào nhóm 1 và mới dễ dàng trúng thầu vì rõ ràng so với các thuốc khác trong cùng nhóm thì nó rẻ hơn, còn nếu chào hàng cùng nhóm thuốc với thuốc của Ấn Độ… thì nó không trúng thầu được. Như vậy rõ ràng là có động cơ để làm thuốc giả.

    Trả lờiXóa
  13. Liệu có mùi ngụy biện ở đây không nhỉ? Dù dưới bất kỳ góc độ nào thì các bác sĩ hay những người có chức vụ tại các bệnh viện nhận tiền chi "hoa hồng" đều vi phạm. Có thể là vi phạm về y đức hoặc thậm chí nặng hơn có thể vi phạm hình sự (tùy theo hành vi) với một số tội danh tương ứng như Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lạm quyền trong khi thi hành công vụ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi…

    Trả lờiXóa
  14. Về việc cấp phép cho Helix Pharmaceuticals Inc, Canada, Cục cho biết hồ sơ đã được 15 chuyên gia thẩm định, có kết luận của trưởng các tiểu ban; có giấy chứng nhận GMP được hợp pháp hoá lãnh sự bởi tham tán Nguyễn Văn Quyền tại Canada (đến 2014 phát hiện chữ ký giả). Sau đó Bộ Y tế tiếp tục lập hội đồng thẩm định rồi mới cấp phép.

    Trả lờiXóa
  15. Cục quản lý Dược, các anh cũng có trách nhiệm đó, dù là thuốc giả hay là thuốc kém chất lượng thì sự tách trách của các anh không thể che lấp được đâu. Giải thích giải thích lại thì các anh vẫn chỉ cố nói rằng ko phải lỗi của các anh khi ko phát hiện ra sự bất thường của lô thuốc đúng ko?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog