Chia sẻ

Tre Làng

“Luật khoa Tạp chí” – một công cụ áp đặt luật pháp nước ngoài vào Việt Nam

Khi website “Luật khoa Tạp chí” tròn 3 tuổi, ban biên tập của nó đã tuyên bố rằng “Luật khoa” “nằm ngoài sự chi phối của các lực lượng chính trị, tôn giáo và thương mại” (1). Họ cũng tuyên bố rằng họ đang đấu tranh cho người Việt Nam, và thường nói không tiếc lời về những mất mát, hy sinh lớn lao của mình trong cuộc đấu tranh đó. Tuy nhiên, hầu hết các dữ kiện liên quan đến “Luật khoa Tạp chí” lại cho thấy trang web này lệ thuộc vào nước ngoài, và gắn bó với “luật pháp” nước ngoài hơn là với Việt Nam, thể hiện rõ qua vài điểm.

Tìm cách áp đặt luật pháp của nước ngoài lên Việt Nam.

Mọi luật sư lương thiện đều tập trung giải quyết các vấn đề mà thân chủ của mình gặp phải, thay vì tìm cách dắt mũi thân chủ để làm lợi cho mình và thế lực khác. Mọi nhà làm luật sáng suốt đều soạn luật dựa trên hoàn cảnh thực tế của xã hội và nhu cầu thực tế của người dân. Mọi chính khách giỏi đều cố đưa các nguồn lực của xã hội vận hành ăn khớp với nhau, bổ sung cho nhau, thay vì áp đặt lên các nguồn lực những ý muốn chủ quan, duy ý chí của mình. Ban biên tập của “Luật khoa” không phải là cả ba loại người đó. Qua các bài viết trên “Luật khoa Tạp chí”, có thể thấy họ không hề quan tâm đến cả tình hình thực tế của xã hội lẫn nhu cầu thực tế trong việc tìm hiểu pháp luật của người dân Việt Nam. Những thứ đó dường như không liên quan đến họ, vì họ sống ở một cõi trên – nơi cầu vồng làm bằng lý tưởng nhân quyền, và mây hồng bay bay là các bản tuyên ngôn quốc tế. Từ đầu đến cuối, họ chỉ muốn một điều duy nhất: áp đặt các luật lệ của nước ngoài cho Việt Nam. Họ nhân danh tự do và công lý để làm điều này. Nói cách khác, trong cái nhìn của họ, tự do chỉ đạt được khi sống theo trật tự Mỹ, và công lý chỉ đạt được khi người Việt để người Mỹ phán xét.

Thành lập ở nước ngoài và hoạt động ở nước ngoài

Trong một thư tòa soạn (2), tổng biên tập Trịnh Hữu Long thừa nhận rằng từ năm 2011, khi còn ở Việt Nam, Long và Phạm Thị Đoan Trang đã ấp ủ ý định thành lập “Luật khoa Tạp chí”. Tuy nhiên, theo lời Long kể, thì kế hoạch này chỉ “chín muồi” vào tháng 8 năm 2014, khi Long đang thực tập ở Ủy ban Luật gia Quốc tế tại Bangkok. Long đến được Bangkok là nhờ sự nâng đỡ của Trịnh Hội, một đảng viên Việt Tân thường bị tố cáo vì tham nhũng tiền từ thiện (3).

FB Vi Yên Nguyễn, một trong số cộng sự của Trịnh Hữu Long

Tại Bangkok, Long gặp luật sư Vi Katerina Tran, một người Mỹ gốc Việt, và một “luật gia” trẻ dùng bút hiệu Trần Tự Minh. Nhờ sự hỗ trợ của Vi, Long và Trang mới thành lập được “Luật khoa”. Trước thời điểm này, Long, Trang và Trịnh Hội vừa trải qua một cuộc “vận động quốc tế” kéo dài hơn một năm, trong đó họ chạy vòng quanh để tìm kiếm sự đỡ đầu của một loạt các chính quyền ngoại quốc. Như vậy, “Luật khoa Tạp chí” đã được thành lập ở nước ngoài, bằng tiền và các mối quan hệ do người nước ngoài tài trợ . Sau thời điểm đó, Long còn làm cho Trịnh Hội đến năm 2016, và không về nước cho đến nay.

Sống ngoài vòng pháp luật Việt Nam

Hiện nay, “Luật khoa Tạp chí” có năm biên tập viên quan trọng, là Trịnh Hữu Long, Vi Katerina Tran, Phạm Thị Đoan Trang, Nam Quỳnh và Nguyễn Thị Vi Yên. Trong số này, Trịnh Hữu Long sống ở Đài Loan, Vi Katerina Tran sống ở Mỹ, Nam Quỳnh sống ở Anh, và Phạm Thị Đoan Trang đang trốn trong một mảnh đất mà dân Công giáo chiếm giữ trái phép. Vì đất nhà thờ được xem như một sứ quán của Vatican trong lãnh thổ nước ngoài, và những người Công giáo chiếm đất này nghe lệnh của Vatican hơn là tuân thủ luật pháp Việt Nam, khó có thể nói rằng Đoan Trang vẫn đang hoàn toàn sống trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, có thể nói rằng bốn trong tổng số năm biên tập viên quan trọng của Luật khoa Tạp chí đang sống ở ngoại quốc, hoặc gần như thế. Trong khi họ tuyên bố rằng mình đại diện cho công lý, và rao giảng về công lý cho người Việt Nam, họ lại đang nằm ngoài vòng pháp luật Việt Nam. Trong khi họ không ngừng than thở về những hy sinh mà mình phải gánh chịu khi đi phát cho người Việt Nam món kẹo nhân quyền, thực ra chính quyền không động vào họ, và họ chẳng làm sao hết.

Lệ thuộc vào tài chính nước ngoài

Năm 2016, “Luật khoa Tạp chí” xin được tổng cộng 23.270 USD (4). Một phần lớn trong số tiền này đến từ những khoản tài trợ ẩn danh, hoặc có danh tính mập mờ. Chỉ có 2085 USD trong số đó đến từ Việt Nam. Như vậy, người Việt chỉ chi trả 8.96% tổng chi phí hoạt động của “Luật khoa Tạp chí”. Có thông tin tiết lộ, mỗi bài viết trên Luật Khoa tạp chí, tác giả được nhuận bút 150 USD (tức tối thiểu mỗi năm ít nhất 400 bài lên tới 45000 USD) cùng kinh phí duy trì trang, trả lương cho đội ngũ biên tập viên không hề nhỏ

Qua những dữ kiện trên, có thể thấy “Luật khoa Tạp chí” giống một nhóm dư luận viên đánh thuê cho nước ngoài, hơn là một tờ báo của người Việt Nam.


7 nhận xét:

  1. nhiều lúc tự hỏi rằng tại sao các nước đối với VIỆT NAM vẫn cứ kiểu duy trì cái thói áp đặt mặc dù đất nước nào cũng có quyền lợi của đất nước đó nhưng mà việc các nước lớn áp đặt lên Việt Nam thông qua các tổ chức rồi các trang WEB do chính nước đó lập ra là hết sức nhảm nhí

    Trả lờiXóa
  2. Một tạp chí luật pháp của Việt Nam thì phải am hiểu rõ luật pháp của Việt Nam và phải thông tỏ các điều kiện thực tê ở Việt Nam thì mớicó những bài viết hay và xác thực được. Dẫu biết là việc nghiên cứu về luật pháp nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ban hành và thực thi luật pháp. Tuy nhiên khi xem xét vấn dề này các tạp chí pháp luật nên nghiên cứu không chỉ về cả lí luận và phải cả ở mặt thực tiễn. Như vậy mới có những đánh giá đúng đắn, khách quan, tránh gây hoang mang cho người dân.

    Trả lờiXóa
  3. Khi website “Luật khoa Tạp chí” tròn 3 tuổi, ban biên tập của nó đã tuyên bố rằng “Luật khoa” “nằm ngoài sự chi phối của các lực lượng chính trị, tôn giáo và thương mại” (1). Họ cũng tuyên bố rằng họ đang đấu tranh cho người Việt Nam, và thường nói không tiếc lời về những mất mát, hy sinh lớn lao của mình trong cuộc đấu tranh đó. Tuy nhiên, hầu hết các dữ kiện liên quan đến “Luật khoa Tạp chí” lại cho thấy trang web này lệ thuộc vào nước ngoài, và gắn bó với “luật pháp” nước ngoài hơn là với Việt Nam, thể hiện rõ qua vài điểm.
    Thế nào là đấu tranh cho người việt nam? Nói ra câu đó có thấy xấu hổ sao?

    Trả lờiXóa
  4. Như vậy, có thể nói rằng bốn trong tổng số năm biên tập viên quan trọng của Luật khoa Tạp chí đang sống ở ngoại quốc, hoặc gần như thế. Trong khi họ tuyên bố rằng mình đại diện cho công lý, và rao giảng về công lý cho người Việt Nam, họ lại đang nằm ngoài vòng pháp luật Việt Nam. Trong khi họ không ngừng than thở về những hy sinh mà mình phải gánh chịu khi đi phát cho người Việt Nam món kẹo nhân quyền, thực ra chính quyền không động vào họ, và họ chẳng làm sao hết.

    Trả lờiXóa
  5. Có nhiều tổ chức, tạp chí, tòa soạn bây giờ tự thành lập tư nhân với những tư tưởng và lối viết khá thoáng và phóng khoáng. Ở mỗi thời điểm lại có cái sai cái đúng riêng

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh11:03 1/12/17

    Còn nhiều lắm, khóa không hết, kiểm soát không nổi. Đơn cử như Đại kỷ nguyên, Trithucvn.net. Nguy hiểm nhất là những trang này tạo vỏ bọc bởi những bài viết "nhân văn", sử dụng "hoa ngôn mỹ từ", dạy con người ta "đối nhân xử thế"...Nhưng đằng sau đó cài cắm bằng những bài viết "ngầm bôi nhọ, phá hoại thể chế chính trị, cổ súy cho cái gọi là tự do phương tây".v..vv.v Nếu không có biện pháp xiết chặt, với cái đà này, dần dần, nó sẽ làm xói mòn cả thế hệ trẻ. Mà suy cho cùng, mất niềm tin ở thế hệ trẻ thì làm gì còn tương lai nữa. Không chủ quan được đâu các ngài ơi. Chiến lược của thằng cha Allen Dulles dù mấy chục năm rồi nhưng vẫn còn nguyên giá trị!!!Nham hiểm lắm, đáng sợ lắm!

    Trả lờiXóa
  7. Chế độ có xấu thì người ta mới nói được. Còn tốt đẹp thì ai người ta nói làm gì. Quan điểm của tôi là đúng thì nghe, ko đúng thì không nghe.không phân biệt phản động hay cộng sản cả.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog