Chia sẻ

Tre Làng

SỐC PHẢN VỆ

Nhỏ giọt…

Nhỏ giọt…

Nhỏ giọt…

Từ chai dịch truyền, từng giọt chất lỏng màu trắng có chứa Adrenaline đi qua đường ống vào thẳng tĩnh mạch trung tâm của cháu bé đang nằm bất động trên giường cấp cứu đặc biệt.

Bên ngoài hành lang bệnh viện, người mẹ trẻ cũng bắt đầu nhỏ được những giọt nước mắt, rồi chị khóc òa trong nỗi tủi hận.

Chồng chị, một người đàn ông đứng tuổi, có nhiều trải nghiệm, giống như một vận động viên thể thao, anh nam tính và mạnh mẽ hơn tôi. Nhưng khi nghe tôi thông báo mũi thuốc kháng sinh trước đó mấy chục phút chưa thể giết chết đứa con trai 6 tuổi, thì anh đã gục ngã.

Người mẹ trẻ ấy cũng làm bác sĩ, chị là bạn thân của tôi. Con trai chị bị sốc nhiễm khuẩn do viêm phổi nặng. Cháu bé được chỉ định tiêm kháng sinh, có thử phản ứng đầy đủ. Bệnh của con chị tiến triển rất tốt, bác sĩ đang cắt dần thuốc để chuẩn bị ra viện.

Nhưng không vì thế mà những nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc sẽ giảm đi. Và mũi tiêm cuối cùng, chính tay chị hỗ trợ cô điều dưỡng cầm hộp thuốc chống sốc với những ống thuốc Adrenaline, thứ vũ khí có khả năng cứu sống con chị trong trường hợp không may bị sốc phản vệ.

Và điều kinh dị nhất mà bất cứ nhân viên y tế nào cũng hoảng sợ thì đã xảy ra.

Ngay sau khi rút mũi tiêm, trái tim của cháu bé đã ngừng đập vài phút. Rõ ràng con chị đã được thử phản ứng âm tính, được tiêm hàng chục mũi tiêm trước đó đều an toàn. Vậy mà cháu bé vẫn không miễn nhiễm với sự kiện thảm khốc hiếm hoi này.

Chứng kiến các bác sĩ hối hả cấp cứu trong nỗi sợ hãi bao trùm, mới thấy hết được giá trị của sự bình tĩnh, kiên nhẫn, khả năng chịu đựng áp lực tâm lí; một áp lực khủng khiếp với cả nhân viên y tế lẫn người nhà bệnh nhân.

Cấp cứu sốc phản vệ. Chính tay bác sĩ trưởng khoa ép tim ngoài lồng ngực, vài xương sườn bên trái bị gãy cung bên gây tràn máu vào màng phổi, điện tâm đồ vẫn là đường thẳng và chỉ lóe lên tia hi vọng mong manh theo từng nhịp ép.

Nhưng không vì thế mà chị đòi lao vào phòng để xem các bác sĩ cấp cứu như thế nào. Chị là bác sĩ, nên chị hiểu những người không có nhiệm vụ chuyên môn sẽ không được phép có mặt trong phòng. Điều này sẽ khác với gia đình các bệnh nhân, họ luôn đòi phải được vào xem tận mắt bác sĩ đang làm gì. Đây cũng là lí do để các phương tiện truyền thông xoáy vào khai thác, đặt ra những câu hỏi rất ngớ ngẩn.

Nhỏ giọt… nhỏ giọt… nhỏ… giọt…

Năm phút, 10 phút, 15 phút, rồi 30 phút trôi qua. Và cô điều dưỡng đầu tiên bước ra nhưng chưa dám nói điều gì. Chỉ khi nguy hiểm đã thực sự được kiểm soát, trái tim cháu bé đập đều đặn trở lại, thì tôi là người thứ hai bước ra khỏi phòng và thông báo với mẹ và bố cháu bé.

Nhỏ giọt… Nhỏ giọt… khoảng nửa giây giữa một lần rơi.

Qua khe cửa hẹp, chị bác sĩ mẹ cháu bé nhìn thấy những giọt chất lỏng màu trắng đang theo đường đi của dây truyền dịch, vào thẳng trong mạch máu, nới lỏng sự lưu thông của dòng tuần hoàn. Và chị hiểu, nhờ những giọt chất lỏng ấy, con chị đã trở về từ cõi chết chỉ trong gang tấc.

Làm bác sĩ, chắc chắn chị cũng sẽ giống như tôi, đã từng nhìn thấy phản ứng chết người này ít nhất một đôi lần. Chúng tôi được đào tạo kiến thức y khoa một cách bài bản để có thể đối phó với tình huống ấy; từ y tá, đến điều dưỡng và kĩ thuật viên, cho tới bác sĩ, tất cả đều được đào tạo nhắc đi nhắc lại nhiều lần phác đồ phát hiện và xử trí sốc phản vệ.

Với các bác sĩ hồi sức cấp cứu, tôi đánh giá họ là những người rất thông minh. Họ có phương pháp tư duy, có định hướng theo định hướng, họ là người trực tiếp cứu sống bệnh nhân khi có sự cầu cứu của những đồng nghiệp không phải là bác sĩ hồi sức cấp cứu như tôi.

Sốc phản vệ rất hiểm nhưng thảm khốc. Một nghiên cứu thống kê ở Mỹ, tỉ lệ tử vong vào khoảng 0,25% - 0,33% trong tổng số bệnh nhân nhập viện, tức là khoảng 63 – 99 bệnh nhân chết mỗi năm.

Nhưng tôi cho rằng, tỉ lệ sốc phản vệ là những con số rất buồn cười. Sốc phản vệ không có vấn đề về số lượng, bởi nó có thể xảy ra với bất cứ ai, bất kể là bác sĩ hay người dân bình thường, nếu nói đến con số thì phải là 100% nguy cơ.

Với một bác sĩ, đối mặt với sốc phản vệ chưa phải là khó khăn nhất. Không có cách nào dễ dàng để thông báo với gia đình bệnh nhân, đặc biệt là thông báo về cái chết sau một mũi tiêm, cho dù đó là người lạ hay người thân quen của chính bác sĩ trong nhiều năm. Sẽ có hàng loạt người thân, rồi các phương tiện truyền thông, tất cả xã hồi đều sẽ quan tâm đến cái chết. Và sẽ có những giọt nước mắt của cộng đồng nhỏ xuống chỉ để sỉ nhục những người làm chuyên môn.

Khó khăn nhất của bác sĩ là không biết giải thích thế nào trong trường hợp ấy…

***

P/s: Tôi kể lại câu chuyện cũ này, sau cái chết của một bệnh nhi 2 tháng tuổi khi tiêm kháng sinh ở Bv Sản Nhi Bắc Ninh, đặc biệt là 4 cái chết cùng ngày của các cháu bé sơ sinh cũng tại viện này. Tôi chưa có nhiều thông tin, nên chưa thể đưa ra ý kiến cá nhân về vụ việc.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa (Bs Phúc chụp khi đi công tác tại một phòng khám thấy sang trọng và đẹp nên chụp lại).

Nguồn: Bác sĩ Trần Văn Phúc (BV Xanh Pôn)

20 nhận xét:

  1. Những nghề có tính chuyên môn học thuật và kĩ năng cao như nghề bác sĩ quả thật cần được sự quan tâm, đề cao và trân trọng từ xã hội. Có những câu chuyện mà có lẽ chỉ những người trong cuộc mới hiểu hết được sự thể của nó và có thể thông cảm được cho những người gánh trên mình áp lực về sự sống còn của bệnh nhân. Sốc phản vệ rất hiếm những rất nguy hiểm và có thể đến với bất cứ ai vào bất kì lúc nào mà không ai có thể lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra. Vậy nên người bác sĩ phải là những con người có kinh nghiệm, sự kiên nhẫn và có một khối óc tỉnh táo để xử lí trong mọi tình huống. Tuy nhiên họ cũng chỉ là những con người mà thôi. Vậy nên có lúc họ không thể kiểm soát được tình huống và số phận của người bệnh dường như đã an bài. Khi đó xã hội càn có sự cảm thông và thấu hiểu cho họ.

    Trả lờiXóa
  2. Với một bác sĩ, đối mặt với sốc phản vệ chưa phải là khó khăn nhất. Không có cách nào dễ dàng để thông báo với gia đình bệnh nhân, đặc biệt là thông báo về cái chết sau một mũi tiêm, cho dù đó là người lạ hay người thân quen của chính bác sĩ trong nhiều năm. Sẽ có hàng loạt người thân, rồi các phương tiện truyền thông, tất cả xã hồi đều sẽ quan tâm đến cái chết. Và sẽ có những giọt nước mắt của cộng đồng nhỏ xuống chỉ để sỉ nhục những người làm chuyên môn.

    Trả lờiXóa
  3. Bác sĩ là nghề đòi hỏi trình độ học vấn cao, tay nghề vững và phải cực kỳ thông minh trong xử lý tình huống. Nghề gắn liền tính mạng của bệnh nhân, sự sống cái chết của bệnh nhân trong tay bác sĩ. Tất nhiên chúng ta không loại trừ khả năng xấu có thể xảy ra những trường hợp đó càng cần các bác sĩ cao tay, nhiều kinh nghiệm. Nghề y là nghề áp lực rất lớn, vất vả. Chúng ta nên hiểu và thông cảm cho các bác sĩ để họ phục vụ bênh nhân tốt nhất.

    Trả lờiXóa
  4. Bác sĩ là nghề đòi hỏi chuyên môn cao, sự cẩn trọng ,tỉ mỉ, quyết tâm không bao giờ bỏ cuộc cùng với tinh thần trách nhiệm và lòng nhân hậu. Dẫu vẫn còn ở đâu đó trong một số bệnh viện, một số bác sĩ còn hám lợi, thiếu trách nhiệm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy vậy, cũng không thiếu những lương y tận tụy cống hiến cho xã hội, bảo vệ tính mạng và sưc khỏe cho người dân mà không đòi hổi phải được công nhận hay báo đáp. Vì vây, chúng ta phải có một sự đánh giá đúng đắn với các y bác sĩ- một trong những nghề chịu nhiều áp lực nhất trong xã hội để từ đó có thể cảm thông, thấu hiểu và ủng hộ cho công việc, sứ mệnh cứu người của họ

    Trả lờiXóa
  5. Với một bác sĩ, đối mặt với sốc phản vệ chưa phải là khó khăn nhất. Không có cách nào dễ dàng để thông báo với gia đình bệnh nhân, đặc biệt là thông báo về cái chết sau một mũi tiêm, cho dù đó là người lạ hay người thân quen của chính bác sĩ trong nhiều năm. Sẽ có hàng loạt người thân, rồi các phương tiện truyền thông, tất cả xã hồi đều sẽ quan tâm đến cái chết. Và sẽ có những giọt nước mắt của cộng đồng nhỏ xuống chỉ để sỉ nhục những người làm chuyên môn.Khó khăn nhất của bác sĩ là không biết giải thích thế nào trong trường hợp ấy. Vì vậy chúng ta phải hết sức tôn trọng họ tôn trọng nghề nghiệp của họ, vì có họ sức khỏe chúng ta mới được đảm bảo.

    Trả lờiXóa
  6. Nghề y là nghề cao quý đối với xã hội tuy nhiên cũng là nghè đây nguy hiểm bởi vì tính mạng của bệnh nhân đều phụ thuộc vào bác sĩ. Không phải trường hợp cấp cứu bệnh nhân cũng thuận buồm xuôi gió, đúng theo phác đồ điều trị mà trong quá trình khám, chữa bệnh phát sinh những điều không mong muốn vì thế lúc đó bác sĩ phải nhanh chóng xử lý, thông minh, khéo léo. Trường hợp trong bài viết nêu đó là bệnh nhân bị sốc phản vệ. Như chúng ta biết sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm. Sự sống cái chết chỉ trong gang tấc. Những tình huống đó cần bác sĩ tài giỏi và trách nhiệm.

    Trả lờiXóa
  7. Chúng ta cần phải hiểu rõ hơn trách nhiệm và chức trách của Bác sĩ. Trong những trường hợp khẩn cấp như trên bài viết ta mới cảm nhận được những trọng trách mà các bác sĩ, y tá đang phải gánh vác. Sốc phản vệ là một trong những trường hợp nguy hiểm, có thể lấy đi mạng sống của bệnh nhân trong gang tấc. Chính vì những ca cấp cứu nguy hiểm như vậy ta lại càng cảm nhận thêm được những chức trách và nhiệm vụ mà các bác sĩ đang làm. Mọi người dân chúng ta cũng nên hiểu hơn về nhiệm vụ cao cả ấy.

    Trả lờiXóa
  8. Với một bác sĩ, đối mặt với sốc phản vệ chưa phải là khó khăn nhất. Không có cách nào dễ dàng để thông báo với gia đình bệnh nhân, đặc biệt là thông báo về cái chết sau một mũi tiêm, cho dù đó là người lạ hay người thân quen của chính bác sĩ trong nhiều năm. Sẽ có hàng loạt người thân, rồi các phương tiện truyền thông, tất cả xã hồi đều sẽ quan tâm đến cái chết. Và sẽ có những giọt nước mắt của cộng đồng nhỏ xuống chỉ để sỉ nhục những người làm chuyên môn.

    Trả lờiXóa
  9. Với một bác sĩ, đối mặt với sốc phản vệ chưa phải là khó khăn nhất. Không có cách nào dễ dàng để thông báo với gia đình bệnh nhân, đặc biệt là thông báo về cái chết sau một mũi tiêm, cho dù đó là người lạ hay người thân quen của chính bác sĩ trong nhiều năm. Sẽ có hàng loạt người thân, rồi các phương tiện truyền thông, tất cả xã hồi đều sẽ quan tâm đến cái chết. Và sẽ có những giọt nước mắt của cộng đồng nhỏ xuống chỉ để sỉ nhục những người làm chuyên môn.

    Trả lờiXóa
  10. Với một bác sĩ, đối mặt với sốc phản vệ chưa phải là khó khăn nhất. Không có cách nào dễ dàng để thông báo với gia đình bệnh nhân, đặc biệt là thông báo về cái chết sau một mũi tiêm, cho dù đó là người lạ hay người thân quen của chính bác sĩ trong nhiều năm. Sẽ có hàng loạt người thân, rồi các phương tiện truyền thông, tất cả xã hồi đều sẽ quan tâm đến cái chết. Và sẽ có những giọt nước mắt của cộng đồng nhỏ xuống chỉ để sỉ nhục những người làm chuyên môn.

    Trả lờiXóa
  11. Tôi kể lại câu chuyện cũ này, sau cái chết của một bệnh nhi 2 tháng tuổi khi tiêm kháng sinh ở Bv Sản Nhi Bắc Ninh, đặc biệt là 4 cái chết cùng ngày của các cháu bé sơ sinh cũng tại viện này. Tôi chưa có nhiều thông tin, nên chưa thể đưa ra ý kiến cá nhân về vụ việc.
    Sốc phản vệ thực sự rất nguy hiểm!

    Trả lờiXóa
  12. Tôi cũng là một người mẹ có con nhỏ, tôi đã nghe nhiều đến sốc phản vệ. Thực sự, người nào trong hoàn cảnh có con bị như vậy thì hiểu được xem có thể kiềm chế được hay không. Tôi thấy đội ngũ bác sĩ ở hà nội làm việc khiến các bậc phụ huynh an tâm

    Trả lờiXóa
  13. Đã gọi là sốc phản vệ nghĩa là sốc do cơ địa từng người, người này dùng thuốc có thễ bị còn hàng ngàn người vẫn dùng thì không bị. Còn đây đồng loạt 18 người trong 1 dây chuyền của buổi sáng đó đều bị chỉ có là người trước người sau, người nặng người nhẹ thôi- thì không thể gọi là sốc phản vệ được! Còn nguyên nhân đích thực là gì thì hội đồng chuyên môn và cơ quan chức năng kể cả CA sẽ tìm ra vì những triệu chứng người bệnh báo cho bác sĩ, máy móc, nước sử dụng.... vẫn còn và đã được niêm phong, nhất là nhiều bệnh nhân may mắn sống sót sẽ là những nguồn thông tin quan trọng để tìm ra nguyên nhân.

    Trả lờiXóa
  14. Sốc phản vệ gì mà cùng 1 lúc mười mấy người bị ?? Quan chức nào lấp liếm thế thì coi thường người dân. xin lỗi Dân thông minh hơn các vị nhiều tại vì không muốn nói (nói thật là chán không muốn nói). nguyên nhân chỉ có 1 là máy móc, 2 là con người thao tác sai. Nếu con người thao tác sai dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng này cần phài bắt và khởi tố, đừng viết những bài như thế này càng làm người dân thêm phẫn nộ

    Trả lờiXóa
  15. Cơ địa mỗi người mỗi khác, không có chuyện 18 người cùng sốc phản vệ. Rõ ràng kết luận do sốc phản vệ là một sự chối bỏ trách nhiệm một cách phũ phàng trong vụ án lần này. Đừng mị dân nữa, vụ án này không điều tra và luận tội đến nơi đến chốn thì không xong với người dân đâu. Đây là việc liên quan đến mạng người chứ không phải mấy chuyện tầm phào đâu

    Trả lờiXóa
  16. Sốc phản vệ chỉ xảy ra ở những cơ thể có “cơ địa dị ứng”, nghĩa là với cùng một liều lượng, tốc độ và thời gian hấp thụ, phơi nhiễm, shock có thể xảy ra ở người này nhưng chưa chắc xảy ra ở cơ thể khác. "Cơ địa” là đặc tính cơ thể của từng người, đây là yếu tố người thầy thuốc điều trị không thể xác định và tiên đoán. Do vậy không nên nghi ngờ hay vội vàng giải thích thiếu thận trọng các sự cố y khoa, đặc biệt các sự cố gây chết người do sốc phản vệ, là vì sai sót hay quy trách nhiệm cho người thầy thuốc. Đừng nói là 18 người đều có cơ địa và sự dị ứng như nhau nhé.

    Trả lờiXóa
  17. Mặc dù đây là việc không ai mong muốn nhưng cũng không thể vì thế mà không truy cứu trách nhiệm mà nói cái câu sốc phản vệ là xong, sốc phản vệ là do cơ địa của người bệnh chứ việc sai do máy móc, do sơ ý của bệnh viện, bác sĩ thì đó là giết người, cần phải luận đúng tội, đừng cái gì cũng nói sốc phản vệ ra là được.

    Trả lờiXóa
  18. Đây là sự cố y khoa gần như lần đầu tiên gặp trong chạy thận nhân tạo ở Việt Nam. Sốc phản vệ thì không ai nói trước được cả, thậm chí tiêm vitamin C, truyền máu cũng có thể bị sốc phản vệ, tử vong. Nhưng sự cố cả 18 người đều bị ảnh hưởng và tử phong tức khắc 6 người tử vong thì không phải là sốc phản vệ mà là mắc sai sót trong quá trình điều trị cho bệnh nhân rồi. Không bao giờ có chuyện cơ địa 6 người giống nhau cả nhé.

    Trả lờiXóa
  19. Sự cố y khoa ở Hòa Bình là có thật nhưng chúng ta không nên hoang mang, các cán bộ y tế càng không nên, không được phép hoang mang, bởi nếu như vậy sẽ không thể làm việc. Tôi cũng mong dư luận, cộng đồng hiểu về vấn đề đó, hết sức bình tĩnh. Đây là sự việc không ai mong muốn, người làm sai chắc chắn phải bị xử phạt rồi. Nhưng mong người dân luôn vững tin vào các bác sĩ. Họ là người không mong muốn chuyện này xảy ra nhất

    Trả lờiXóa
  20. Có thể nói sự cố y khoa là rất đau lòng nhưng đây cũng là việc thường xuyên xảy ra trong lúc hành nghề. Bất cứ quốc gia nào cũng thế. Vấn đề của chúng ta là làm sao cho sự cố y khoa ít nhất, thấp nhất, ít nghiêm trọng. Người tắc trách sẽ bị xử lý đúng theo pháp luật. Mong người thân của những người đã mất bớt đau lòng, bác sĩ ở viện hòa bình hãy bình tâm mà tiếp tục làm việc với thái độ tận tâm nhất

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog