Chia sẻ

Tre Làng

Chuyện Trần Huỳnh Duy Thức được nới lỏng chế độ giam giữ

Khoai@

Một tay cha căng chí kiết có tên Phan Nguyên nào đó viết trên blog phản động Tiếng Dân, như một thống báo về thắng lợi của đám dzân chủ mặt dày rằng, "Trần Huỳnh Duy Thức được nới lỏng các điều kiện trong giam giữ".

Lấy thông tin từ FB của gia đình Trần Huỳnh Duy Thức, Phan Nguyên viết rằng, qua chuyến đi thăm nuôi vào ngày 22/10/2017 ở trại giam số 6, Nghệ An, thì chế độ lao tù ở đây cũng đã nới lỏng hơn cho ông Thức. 

Để chứng minh cho sự "nới lỏng" ấy, Phan Nguyên dẫn lời em trai Thức rằng, trại giam đã đồng ý cho gia đình gửi đèn pin cho Thức để cải thiện vấn đề ánh sáng, Thức cũng không phàn nàn về tình trạng mất điện trong trại; Trại cũng không bắt Thức đi lao động; các sáng tác thơ và nhạc của Thức được gửi về nhà bằng đường chuyển phát nhanh, sự kiểm duyệt cũng không quá khắt khe như trước.

Lý giải cho việc "nới lỏng" chế độ giam giữ này, Phan Nguyên viết: "Gia đình ông Thức cho biết, sự cải thiện này là một chính sách tiến bộ của trại giam, nhưng bên cạnh đó, còn có sự tác động từ các sự vận động, tranh đấu không ngừng của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước cho trường hợp của ông Thức". Và như để chứng minh cho tác dụng của việc đấu tranh cho Thức từ bên ngoài, Phan Nguyên dẫn chứng có một phong trào có tên "Thức Followers" đã không ngừng đấu tranh bằng thư ngỏ "kêu gọi chính quyền CSVN hãy trả lại quyền tự quyết cho dân tộc và thực hiện bầu cử tự do. Về thực chất, viết về tác dụng của cái phong trào trên, Phan Nguyên muốn để cổ súy, khích lệ cho các tổ chức chống đối nhà nước và kể công để moi tiền gia đình Trần Huỳnh Duy Thức mà thôi.

Nói thẳng, Trần Huỳnh Duy Thức đang là một tên tù chính trị, đang thi hành án, vì thế việc nới lỏng hay siết chặt chế độ giam giữa là thuộc hoàn toàn vào thái độ cải tạo của anh ta. Bị cách ly khỏi xã hội thì mọi hoạt động của anh ta đều đã bị vô hiệu hóa. Có ngoan cố chống lại cũng vô ích, có chăng là chế độ giam giữ hà khắc hơn mà thôi.

Còn cái gọi là phong trào "Thức Followers" kia, cũng xin nói thẳng, đây là lần đầu tôi nghe thấy và nó "không là cái đinh gỉ gì" để có thể gây sức ép để trại giam nới lỏng chế độ giam giữ. Đây là Trại giam chứ không phải cơ sở kinh doanh như Khách sạn hay Resort nhé.

Về nguyên nhân dẫn đến Trại giam nới lỏng chế độ giam giữ đối với Trần Huỳnh duy Thức chỉ có thể giải thích bằng sự tiến bộ của anh ta sau những phản ứng bằng cách không chấp hành các quy định của trại giam, có lời lẽ lăng mạ cán bộ quản giáo. 

Hơn ai hết, Trần Huỳnh Duy Thức biết rõ rằng, với bản án 16 năm tù giam thì còn ngót nghét chục năm nữa anh ta mới được tự do. Vậy nên cách duy nhất để có được sự dễ chịu hơn trong trại chính là ngoan ngoãn chấp hành pháp luật và các quy định của trại.

Nhìn nhận một cách tổng thể, Trần Huỳnh Duy Thức vẫn đang được hưởng chế độ tốt gấp vạn lần nhà tù bên Mỹ, nơi mà Thức và đám dân chủ giả cầy kia đang ngày đêm mộng tưởng. 

Ngay tại nước Mỹ cũng vẫn còn những nhà tù mà chế độ giam giữ hà khắc tới mức man rợ. 

Nhà báo Mỹ Will Potter đã viết về nhà tù liên bang USP (United States Prison) Marion: "Nhà tù mà tôi nêu ra trong bài báo này là một trong những cơ sở hoạt động theo tiêu chuẩn riêng, khác hẳn so với các nhà tù truyền thống. Chúng phản ánh một hệ thống pháp luật khác, áp dụng với các tù nhân chính trị, tồn tại song song với hệ thống pháp luật hiện hành. Những người này bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài, bị tước quyền được xét xử theo chuẩn mực tố tụng và bị đưa đi khuất mắt người dân".

Ted Landphair - tác giả bài viết "Alcatraz vẫn là nhà tù khó trốn nhất của Mỹ" đăng trên VOA (xem ở đây) đã mô tả, nguyên văn:

"Tù nhân vào đây hầu như chẳng được hưởng quyền lợi nào. Xà lim bé tí teo, sống một mình, không đài, không kẹo bánh, không nước ngọt, không báo chí. Không được liên lạc với thế giới bên ngoài, ngoại trừ lâu lâu mới được thân nhân thăm nuôi. 

Tù nhân sừng sỏ nhất chỉ được đi dạo trong sân nhà tù một giờ đồng hồ một tuần. 

Ba mươi sáu người đã định trốn khỏi Alcatraz trong 14 âm mưu khác nhau. Hầu hết đều bị bắn chết hoặc bắt lại". 

Hết trích.

Link kiểm chứng:
https://www.voatiengviet.com/a/880702.html

Will Potter viết: "Quy định cấm giao tiếp đã khiến nhiều tù nhân phát điên. Khi tôi được phép vào thăm Rafael Cancel Miranda, tôi chỉ được nói chuyện với ông ấy bằng điện thoại qua một vách ngăn bằng kính dày, và chỉ được nói bằng tiếng Anh". Lẽ dĩ nhiên, cuộc nói chuyện ấy sẽ được ghi âm lại để các chuyên gia phân tích xem nó có chứa đựng những ẩn ý nào không".

Đưa ra 2 ví dụ trên để thấy, ở Việt Nam, các nhà tù còn quá nhân đạo với các tù nhân và Trần Huỳnh Duy Thức là một ví dụ điển hình.

4 nhận xét:

  1. Đúng là những bọn ảo tưởng về chính trị lúc nào cũng cho mình là trung tâm của vũ trụ, thu hút mọi ánh nhìn và quan tâm của người khác. Chúng mày cứ so sánh Việt Nam với nước Méo thân yêu của chúng mày; đề cáo cái gọi là tự do dân chủ viển vông ảo tưởng. Cứ thử sang bên đấy xem, lớ ngớ bọn chúng cho ăn đạn ngay lập tức. Còn việc vào trại giam tùy thuộc vài thái độ, tùy thuộc vào chấp hành án mà cán bộ trại giam sẽ có hình thức "nới lỏng" chứ Trần Huỳnh Duy thức có là cái đinh gủ gì đâu mà phải quan tâm mớ để ý.

    Trả lờiXóa
  2. việc Trần Huỳnh Duy Thức được nới lỏng chế độ giam giữ hoàn toàn do thái độ của hắn, ngoan ngoãn chấp hành không còn tỏ thái độ chống đối, cùng với sự khoan hồng của pháp lập, của trại giam nên việc hắn được nới lỏng cũng là dễ hiểu, tốt nhất gia đình Thức nên biết điều chớ nên rêu rao linh tinh sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án của Thức

    Trả lờiXóa
  3. Tôi không hiểu tại sao các ông phản động suốt ngày ca ngợi nước Mỹ đẹp, nước Mỹ là số một. Nhưng dường như các ông ấy chỉ nhìn vào bề nổi của nước Mỹ mà thôi. Nước Mỹ không hoàn hảo như các ông nghĩ vậy đâu, trên đây là ví dụ điển hình. Liệu rằng những tên phản động như tên Thức mà sống trong tù của Mỹ liệu ông có được như ở Việt Nam hay không? Chắc chắn là không. Và tôi cho rằng nhà tù ở VN là quá nhân đạo so với nhiều nước rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Will Potter viết: "Quy định cấm giao tiếp đã khiến nhiều tù nhân phát điên. Khi tôi được phép vào thăm Rafael Cancel Miranda, tôi chỉ được nói chuyện với ông ấy bằng điện thoại qua một vách ngăn bằng kính dày, và chỉ được nói bằng tiếng Anh". Lẽ dĩ nhiên, cuộc nói chuyện ấy sẽ được ghi âm lại để các chuyên gia phân tích xem nó có chứa đựng những ẩn ý nào không".

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog