Chia sẻ

Tre Làng

VỀ CSGT HÓA TRANG Ở NGHỆ AN

Cuteo@

Mấy hôm nay, nhân chuyện CSGT ở Nghệ An hóa trang, phục vụ cho giám sát, tuần tra giao thông và xử lý người vi phạm, các anh chị báo chí đặt vấn đề CSGT có được phép hóa trang để xử lý người vi phạm hay không. 

Giải đáp câu hỏi này, xin giới thiệu Thông tư 01/2016/TT- BCA ngày 4/1/2016 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Điều 9 của Thông tư này quy định (1) các trường hợp, (2) Thẩm quyền quyết định, (3) Điều kiện và điều cấm trong tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.

Theo đó 2 trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang là: (a) Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; (b) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.

Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang: (a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại Khoản 1 Điều này; (b) Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

Về điều kiện: (a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát; (b) Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật; Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật; (c) Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Mời các anh chị tham khảo Thông tư theo link sau:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-01-2016-TT-BCA-nhiem-vu-quyen-han-hinh-thuc-noi-dung-tuan-tra-kiem-soat-giao-thong-duong-bo-301387.aspx

Đối chiếu với các quy định của điều này, việc công an Nghệ An bố trí CSGT hóa trang thực thi nhiệm vụ là nằm trong quy định của pháp luật. Tương tự như vậy, anh Trưởng phòng Cảnh sát giao thông công an Nghệ An hoàn toàn có quyền quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.

Vấn đề còn lại là các điều kiện. Vậy CSGT Nghệ An có thỏa mãn các điều kiện này không.

Nếu Trưởng phòng CSGT đã quyết định thì đương nhiên anh này sẽ là người phê duyệt và ký Kế hoạch tuần tra, kiểm soát. Điều kiện còn lại là trong 1 tổ công tác phải được cấu thành bởi 2 bộ phận, 1 bộ phận công khai và 1 bộ phận hóa trang. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa, người CSGT đang hóa trang không được xử lý, mà phải báo cho bộ phận công khai để xử lý.

Tôi không rõ trên thực tế, bộ phận hóa trang của CSGT Nghệ An có trực tiếp bắt người vi phạm và trực tiếp xử lý người vi phạm hay không. Nếu họ làm việc này thì là sai.

Như trên đã nói, quy định của pháp luật là "tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang" được tiến hành theo tổ (2 bộ phận), vậy nên CSGT hóa trang không được tác nghiệp một mình và không được xử lý.

Trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí bên hành lang nhà Quốc Hội, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu cũng đã giải thích khá thấu đáo điều này và nội dung câu trả lời của ông cũng hoàn toàn đúng với Thông tư 01 này.

Ông cầu nói: CSGT hoá trang chỉ hỗ trợ cho lực lượng công khai và không được tác nghiệp một mình. Số cảnh sát hoá trang chỉ được bắt người phạm tội quả tang, đang thực hiện hành vi phạm tội. Cảnh sát hóa trang có trách nhiệm bắt nếu đó là phạm tội.

Trường hợp người dân vi phạm bình thường, lực lượng cảnh sát hoá trang phải thông báo cho lực lượng cảnh sát tuần tra công khai xử lý, chứ lực lượng hoá trang không được xử lý. "Cảnh sát hoá trang chỉ hỗ trợ, chứ không thể mặc thường phục mà ra đường chặn xe bất cứ chỗ nào được, bởi như thế là phản cảm, người dân làm sao biết anh mặc thường phục là ai", ông Nguyễn Hữu Cầu nói.

Cũng theo đại tá Nguyễn Hữu Cầu, tất cả các trường hợp cảnh sát hóa trang vi phạm kế hoạch, vi phạm điều lệnh thì tuỳ theo tính chất mức độ có thể bị xử lý, thậm chí bị giáng chức, tước danh hiệu công an nhân dân nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng.

10 nhận xét:

  1. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với câu trả lời của Đồng chí giám đốc công an tỉnh Nghệ An. Nếu CSGT hoá trang chỉ hỗ trợ cho lực lượng công khai và không được tác nghiệp một mình. Số cảnh sát hoá trang chỉ được bắt người phạm tội quả tang, đang thực hiện hành vi phạm tội. Cảnh sát hóa trang có trách nhiệm bắt nếu đó là phạm tội. Còn nếu như cảnh sát giao thông hóa trang mà bắt người vi phạm tgif sai là rõ rồi. Những trường hợp vi phạm như vậy thì cứ theo mức độ mà xử lý thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Cảnh sát giao thông mặc dân sự mà xử phath người vi phạm giao thông thì sai rành ranh ra đấy còn gì. Tôi đồng ý cảnh sát giao thông được phép mặc thường phục kiểm tra phối hợp các lực lượng công khai. Nhưng họ không được phép bắt người, xử lý vi phạm vì như thế sai nguyên tác và gây phản cảm với người dân. Hơn nữa người dân lạm dụng cái quyền đấy của cảnh sát giao thông để đóng giả cảnh sát. Như vậy thì rất nguy hiểm.

    Trả lờiXóa
  3. Cái quan trọng nhất cũng chỉ xoay quanh ý thức của dân ta, cứ lúc nào không có CSGT đứng chốt là y như rằng dân mình đi đứng vô tổ chức, vô kỷ luật. Như bác Cầu- Giám đốc CA tỉnh Nghệ An đã nói thì CSGT mặc thường phục chỉ có thể bắt quả tang những trường hợp đang có hành vi phạm tội. Tôi thấy điều này chẳng có gì sai cả, tôi ủng hộ với quyết định này và thấy nó đúng đắn, đáng được thực thi.

    Trả lờiXóa
  4. Mặc dù mình không thích cảnh sát giao thông lắm dù sao ai trong chúng ta cũng có ác cảm với họ nhưng mà thấy vụ việc CSGT mặc thường phục xử lí những người vi phạm cũng thấy hay đó là việc làm khá có hiệu quả vì theo thông tư của BCA cũng đã có quy định này song việc này ít được thực hiện thế cho nên giờ thực hiện dân mình mới phản ánh nhiều

    Trả lờiXóa
  5. Theo những câu trả lời của Ông Cầu: CSGT hoá trang chỉ hỗ trợ cho lực lượng công khai và không được tác nghiệp một mình. Số cảnh sát hoá trang chỉ được bắt người phạm tội quả tang, đang thực hiện hành vi phạm tội. Cảnh sát hóa trang có trách nhiệm bắt nếu đó là phạm tội. Trường hợp người dân vi phạm bình thường, lực lượng cảnh sát hoá trang phải thông báo cho lực lượng cảnh sát tuần tra công khai xử lý, chứ lực lượng hoá trang không được xử lý. "Cảnh sát hoá trang chỉ hỗ trợ, chứ không thể mặc thường phục mà ra đường chặn xe bất cứ chỗ nào được, bởi như thế là phản cảm, người dân làm sao biết anh mặc thường phục là ai".

    Trả lờiXóa
  6. Cũng theo đại tá Nguyễn Hữu Cầu, tất cả các trường hợp cảnh sát hóa trang vi phạm kế hoạch, vi phạm điều lệnh thì tuỳ theo tính chất mức độ có thể bị xử lý, thậm chí bị giáng chức, tước danh hiệu công an nhân dân nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với câu trả lời của Đồng chí giám đốc công an tỉnh Nghệ An. Nếu CSGT hoá trang chỉ hỗ trợ cho lực lượng công khai và không được tác nghiệp một mình. Số cảnh sát hoá trang chỉ được bắt người phạm tội quả tang, đang thực hiện hành vi phạm tội. Cảnh sát hóa trang có trách nhiệm bắt nếu đó là phạm tội. Còn nếu như cảnh sát giao thông hóa trang mà bắt người vi phạm tgif sai là rõ rồi. Những trường hợp vi phạm như vậy thì cứ theo mức độ mà xử lý thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Cảnh sát giao thông mặc dân sự mà xử phath người vi phạm giao thông thì sai rành ranh ra đấy còn gì. Tôi đồng ý cảnh sát giao thông được phép mặc thường phục kiểm tra phối hợp các lực lượng công khai. Nhưng họ không được phép bắt người, xử lý vi phạm vì như thế sai nguyên tác và gây phản cảm với người dân. Hơn nữa người dân lạm dụng cái quyền đấy của cảnh sát giao thông để đóng giả cảnh sát. Như vậy thì rất nguy hiểm.

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh13:50 4/12/17

    việc công an Nghệ An bố trí CSGT hóa trang thực thi nhiệm vụ là nằm trong quy định của pháp luật. Tương tự như vậy, anh Trưởng phòng Cảnh sát giao thông công an Nghệ An hoàn toàn có quyền quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang. Tôi đồng ý cảnh sát giao thông được phép mặc thường phục kiểm tra phối hợp các lực lượng công khai.

    Trả lờiXóa
  10. Trường hợp người dân vi phạm bình thường, lực lượng cảnh sát hoá trang phải thông báo cho lực lượng cảnh sát tuần tra công khai xử lý, chứ lực lượng hoá trang không được xử lý. "Cảnh sát hoá trang chỉ hỗ trợ, chứ không thể mặc thường phục mà ra đường chặn xe bất cứ chỗ nào được, bởi như thế là phản cảm, người dân làm sao biết anh mặc thường phục là ai"

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog