Chia sẻ

Tre Làng

VỀ ĐỀ ÁN 9000 TIẾN SĨ

Về đề án 9000 tiến sĩ.

Bộ Giáo dục vừa có một đề án với tổng kinh phí 12.000 tỷ đồng, trong đó có mục tiêu đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt tỉ lệ 35% (khoảng 9.000 tiến sĩ) sẽ được trình lên Chính phủ. Và như mọi khi, chưa cần bật cái Iphone X mới mua để lướt tin, Anh Ba cũng dự đoán được cơn sóng phản ứng bốc đồng, lanh cha lanh chanh của các lều báo và bọn ngáo ngơ chơi Face.

Chúng nó chửi Chính quyền lãng phí, chửi Bộ Giáo dục không nhận thức được tình hình, chửi tiến sĩ ngu, chửi tất cả... và một số thằng dâm chủ ngu học đã tính toán rằng để 12.000 tỷ ấy cho chúng nó đầu tư nuôi bò sẽ sinh lãi cao hơn.

Trước tiên, với tư cách là một người công tác trong lĩnh vực giáo dục (đa tài thế chứ lị) Anh Ba phang luông cho vuông: Kinh phí như thế là không đắt, thậm chí rẻ. 9000 tiến sĩ ở đâu ra?

Xin thưa, gồm:

5.000 tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường đại học có uy tín trên thế giới

500 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường đại học Đông Lào và quốc tế.

2.000 tiến sĩ tại các trường đại học đã được kiểm định ở Việt Nam;

1.500 tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài đến làm việc tại các trường đại học Đông Lào .

Hơn nữa, đây là đề án chỉnh sửa, nâng cao chất lượng từ đề án cũ (tên là 911), trong đó tập trung vào việc thu hút các tiến sĩ đã đào tạo ở nước ngoài, cải thiện lương bổng cho người làm khoa học, tạo điều kiện cho các nhà khoa học về các trường Đại học để cống hiến đó cũng là tăng số lượng tiến sĩ. Được chưa thưa các con giời?

Chứ không phải bỏ 12.000 tỷ rồi cử người về các toà soạn gom đủ 9000 con bò để hoá phép thành tiến sĩ.

Với truyền thống 4k niên tôn sùng bọn nghèo khôn vặt, xỏ lá từ trong cổ tích: thằng phú ông mặc nhiên là ngu và ác, thằng khôn là thằng nghèo suốt ngày bày trò khôn vặt lừa bịp và được bọn mất nết trong làng phong làm Trạng này, Trạng nọ… vì thế bao năm qua tư duy chỉ dừng ở mức tiểu xảo, ngắn hạn mà thôi.

Chúng sẵn sàng nhe răng vẩu cười nhạo người làm khoa học chỉ vì chúng nó không hiểu họ viết gì, công thức quen thuộc là kền kền kết hợp với bọn ngu học ca tụng ông nông dân chế cái trực thăng nổ máy 2 tiếng đồng hồ mới bay cao tận 2m trước khi rơi vào não khỉ bọn đứng vỗ tay. Và hàng năm, bọn vừa ngu, vừa lười luôn đọc câu thần chú “học tài, thi phận” để lấp liếm kết quả thi tổng 3 môn 9 điểm của chúng nó.

Phổ cập tỉ lệ tiến sĩ giảng dạy đại học là xu thế toàn cầu. Ví dụ luôn:

Ở Sri Lanka, một trong những quốc gia tươi đẹp được lưu giữ xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni, tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên năm 2015 là hơn 55%.

Tại Thái Lan, quốc gia láng giềng cách đây hơn 10 năm đã đạt tỉ lệ tiến sĩ/giảng viên là hơn 24% . Còn của Malaysia năm 2010 là 73% . Các anh chị đã vãi đái chưa?

Tại đa số trường đại học trên thế giới, có bằng tiến sĩ là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên. Giống như việc không share clip vớt cá biển bỏ vào thau nước ngọt khiến con cá từ bơi trường sấp chuyển sang bơi ngửa nhằm tố cáo Formosa xả thải thì không được làm fan của MC đẹp trai.

Các anh chị có quyền bảo toàn độ ngu nhưng không vì thế mà cấm người khác được học tập. 9000 tiến sĩ theo đề án kia sẽ là cú hích quan trọng để thúc đẩy nền giáo dục, đó là sự thật hiển nhiên. Những người làm khoa học sẽ không hơi đâu mong chờ sự thông cảm của các anh phóng viên với đặc trưng thâm thù với kiến thức.

Các bạn trí thức thân mến, hãy chuyên tâm học tập, hãy vươn lên tầm cao mới bằng kiến thức của mình, chúc mừng những tân thạc sĩ, tân tiến sĩ… tương lai đất nước này phụ thuộc nhiều vào các bạn.

Còn với một ngành nghề chỉ yêu cầu 10 phút tập huấn kỹ năng sử dụng google và chiêu trò khốn nạn chuyên nhét chữ vào mồm người khác, đếm view lấy tiền thì chuyên môn khoa học làm cuôn kẹt gì, phà ôi?

Like và share nhé.

Nguồn: ở đây

***


Thấy dân tình ném đá dự án này quá đáng, nên cũng phải có vài ý: 

1. Có nên đào tạo thêm 900 TS hay không? Chắc chắn là cần. Không phải chỉ 9000 mà 90 nghìn càng tốt, nếu có điều kiện. Vấn đề TS cho ra TS, có chất lượng. Nếu viết thêm 9000 TS có tối thiểu 1-2 bài ISI thì quá cần và quá quý.

2. Tại sao cần? Có 3 phương án: a) Thượng sách: các TS mới, đòi hỏi cao hơn hẳn, theo chuẩn khu vực, có thể thay thế đội ngũ GS, TS xộc xệch không có cách gì cải tạo và đang xả rác vào môi trường b) Hạ sách (dù sao cũng vẫn là sách): 9000 TS có trình độ TS thực thụ (nhất là ở các ngành KHXH hoặc các ngành do hệ thống giá trị không đủ sức đánh giá). Theo hạ sách sẽ đạt được hệ thống giá trị chuẩn mực mới.

c) Trung sách: Lờ mờ giữa hạ và thượng.

3. Có cần dùng ngân sách hay không? Không những cần mà bắt buộc. Vì các quy định về giáo dục đã chặn trên việc thu học phí. Học phí ở VN ở trình độ sau đại học là một khoản tiền nực cười. Nếu đào tạo trông cậy vào số tiền đó thì chỉ đủ đào tạo ra rác rưởi, sẽ lại mất công dọn dẹp.

4. 1.3 tỷ có cao không? Tất cả các thứ ở VN đều đắt hơn thế giới. Giá thiết bị máy móc đều đắt gấp rưỡi đến gấp đôi. Chi phí dịch vụ y tế, văn hóa giáo dục, du lịch, khách sạn, nhà hàng đều đắt đỏ. Có lý do gì để học phí rẻ hơn. Chi phí đào tạo bao gồm cả hạ tầng, môi trường, phương tiện. Nhiều ngành nếu không đạt chuẩn có lẽ không nên đào tạo trong nước. TS loại rẻ tiền cũng không nên đào tạo nữa. Về nguyên tắc, TS dốt do chương trình rẻ tiền, gây tác hại nhiều hơn có lợi. Nếu không đào tạo được loại TS Công nghệ khoảng 3 tỷ, TS khoa học khoảng 2 tỷ/ đầu người, dứt khoát không đào tạo. Vấn đề 1.3 tỷ đó tiêu phải đích đáng và hiệu quả. Giá học phí cao, thì mấy anh muốn làm TS bằng tiền riêng cứ thế mà trả thôi.

22 nhận xét:

  1. Từ cổ tới kim chưa ai nói tằng đầu tư cho việc học là sai lầm cả, chẳng thế mà người ta có câu rằng "gíao dục là quốc sách hàng đầu" của đất nước. Một đất nước phát triển hay không nhìn vào tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ mù chữ cao thì đừng nói rằng đất nước đó phát triển. Bởi vì ngay cả nhu cầu tối thiểu cửa người dân còn không đáp ứng được thì nói chuyện gì. Chúng ta luôn hi vọng rằng các tiến sĩ của chúng ta luôn đóng góp vào sự nghiệp trông người của nước nhà, đóng góp vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước.

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay, các trường Đại học vẫn trả lương TS chất lượng khá cao đó thôi. Quan trọng là cách đầu tư tiền để đào tạo TS như thế nào cho hiệu quả thôi. Theo tôi nghĩ thì Tiền phải đi đôi với chất lượng và hiệu quả đào tạo cho NCS. Như thế thì mới có thể kéo các trường Đại học đi lên được và chất lượng giảng dạy cũng sẽ tốt hơn với đội ngũ TS chất lương đó.

    Trả lờiXóa
  3. Cũng mong tiến sĩ thật sự đừng có tiến sĩ giấy , tiến sĩ phải có đề tài mang tính thực tế chứ nhiều ông tiến sĩ xin lỗi thua cả bác nông dân, chả có một cái đề tài nào ra hồn ứng dụng được trong thực tế. Hoặc nhìn nhận ngay thực tại đi ếu được thì xin phép đề nghị với Bộ trưởng là nước ta còn khó khăn và ưu tiên ngân sách này để xây và nâng cấp các trường họp ở vùng sâu vùng xa để học sinh có điều kiện để học tập hơn đấy

    Trả lờiXóa
  4. Học để nâng cao trình độ là chuyện của cá nhân sao lấy tiền thuế của dân để lo cho họ đi học? Còn nữa giáo viên đang sống kham khổ tại sao không làm đề án tăng lương giáo viên mầm non và phổ thông, cũn như cơ sở vật chất dạy và học mà lại làm những đề án xa vời vợi đó. Số giáo sư tiến sĩ ở VN chưa đủ nhiều sao ?

    Trả lờiXóa
  5. Tại sao không nghĩ đến việc cải thiện môi trường làm việc, chế độ lương bổng rồi thi tuyển những người có trình độ cao. Việc học tiến sĩ là do người lao động tự chi trả và họ có quyết định học hay không là từ cơ hội nghề nghiệp của mình. Nhiều trường đại học nước giàu có đều làm như vậy chứ không ai tuyển cử nhân vào rồi cấp tiền đào tạo tiến sĩ, vừa mất thời gian, tiền bạc lại chưa chắc đào tạo được người giỏi và người giỏi thì có thể không quay lại phục vụ cơ quan nếu vẫn cách dùng người hiện nay

    Trả lờiXóa
  6. Cái cần thay đổi nhiều nhất ở 911 đó là phải có sự đồng bộ trong việc khuyến khích, giúp đỡ các trường ĐH chủ quản nhằm tạo lập được môi trường công tác hấp dẫn (thời gian, lương, trang thiết bị, kinh phí nghiên cứu) khi các NCS này trở về trường giảng dạy và tiếp tục tự đào sâu thêm kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của họ, có như vậy thì 911 và các hiệu chỉnh của nó mới thu hút được nhiều người giỏi tham gia và giải ngân một cách hiệu quả nhất. Chứ không như thế này lại hình thành thêm cái hố đen hút tiền của dân của nước mà thôi

    Trả lờiXóa
  7. Nếu lấy con số kinh phí 12.000 tỷ đồng để nâng lương cho giáo viên, tạo động lực cho họ làm việc, cống hiến sẽ tốt hơn đào tạo thêm tiến sĩ. Việt nam ta chưa đủ tiến sĩ sao? Đến công nhân chất lượng cao còn chẳng đào tạo được thì tiến sĩ để làm gì? Nhìn vào thực tế tiến sĩ của chúng ta đều là tiễn sĩ giấy, học lấy bằng cấp để lên chức lên quyền chứ có góp ích gì cho nghiên cứu phát triển đất nước? Đến cái ốc vít còn phải đi nhập khẩu thì không còn gì mà nói rồi

    Trả lờiXóa
  8. Tiến sĩ giáo sư để làm gì trong khi có bao nhiêu tấm bằng sáng chế được thế giới công nhận? Nên xem lại đào tạo ào ào tiến sĩ thời gian qua. Xem công trình nào đã được ứng dụng thực tế hay cất kho... Tiến sĩ ngành nào cần đào tạo và tiến sĩ ngành nào giảm đi hay để họ bỏ tiền ra học thay vì cấp ngân sách đề rồi cào bằng tất cả, đổ tiền ra rồi lại chảy máu chất xám?

    Trả lờiXóa
  9. Chỉ thay đổi liên tục chất lượng thì xuống đề án nào cũng nghìn tỉ rồi cũng chẳng đi đến đâu. "Xây nhà từ nóc"? Cơ bản thì không có, bậc mẫu giáo - tiểu học cơ sở thiếu thốn, không có định hướng văn hoá, nâng cao tư duy cho trẻ đồng thời nâng cấp cơ sở và trình độ giáo viên chuyên sâu để từ đó có gốc rễ tốt. Ở đấy mà tiến với sĩ. Có mà sĩ diện hão

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh10:09 25/11/17

    Về số luợng tiến sĩ tại VN,có người nói rằng "không biết có ai thắc mắc tại sao VN ,so với số dân, có nhiều tiến sĩ như vậy kể cả có đảng quang vinh và Hồ Chí Minh vĩ đại như vậy mà vẫn nghèo hèn tụt hậu ,nợ nần ngày càng chồng chất và giá trị dân tộc bị khinh khi,sút giảm ,như nghe nói từ Việt Lam đến hầu như không có nước ngoài nào muốn cho nhập cảnh,hoặc chí ít làm khó một cách khác thường không muốn cho vô.Có phải đây là sự thật phủ phàng cay đắng !"

    Trả lờiXóa
  11. Không ai có thể ngăn cấm được người ta học tâp. Bọn thiếu hiểu biết chưa tốt nghiệp cấp 1 thấy người ta học giỏi có bằng tiến sĩ thì ghen ăn tức ở, tìm cách hạ bệ như là tiến sĩ giấy, tiến sĩ ngu,bla bla. Chẳng có cái gì là hoàn hảo cả. Tiến sĩ cũng có người này người kia. Nhưng không được sỉ nhục những người hiểu biết và ham học tập được. Thiết nghĩ nhà nước ta cần tiếp tục tăng cường rà soát,kiểm tra công tác thực hiện đề án để bọn vô học kia không thể mở mồm ra chửi nữa.

    Trả lờiXóa
  12. Ông cha ta đã có câu "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Câu nói ấy chưa bao giờ sai, chưa bao giờ là hết tính thời sự. Chính vì thế dự án 9000 tiến sĩ được Bộ Giáo dục trình lên chính phủ là một đề án mang tính sâu rộng trong tương lai. Chính những kẻ ghen ăn tức ở với những người có trình độ nên mới phát biểu như vậy. Còn đối với những tên dân chủ thì chính chúng nó cũng là những kẻ chỉ mới tốt nghiệp "cấp 1" mà dám sủa bậy. Chúng ta cần phải thực hiện tốt công tác giáo dục để làm ngậm mồm những kẻ sủa bậy như thế.

    Trả lờiXóa
  13. Theo tôi nghĩ chúng ta cần xem xét kĩ lưỡng trước khi quyết định có nên dùng 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9000 tiến sĩ hay không? Người xưa có câu " Hiền tài là nguyên khí quốc gia", việc chúng ta có thêm 9000 tiến sĩ nữa là một điều vô cùng đáng quý. Nhưng cần phải xem xét lại, đối với tình trạng nước ta hiện nay có nên sử dụng ngân sách nhà nước để đào tạo tiến sĩ hay không? đó là một con số quá lớn. Thay vào đó chúng ta có thể sử dụng số tiền đó để thu hút số tiến sĩ đang làm việc ở nước ngoài hay nhiều việc khác có tính cấp thiết hơn.

    Trả lờiXóa
  14. Bộ Giáo dục vừa có một đề án với tổng kinh phí 12.000 tỷ đồng, trong đó có mục tiêu đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt tỉ lệ 35% (khoảng 9.000 tiến sĩ) sẽ được trình lên Chính phủ. Và như mọi khi, chưa cần bật cái Iphone X mới mua để lướt tin, Anh Ba cũng dự đoán được cơn sóng phản ứng bốc đồng, lanh cha lanh chanh của các lều báo và bọn ngáo ngơ chơi Face.

    Trả lờiXóa
  15. Bộ Giáo dục vừa có một đề án với tổng kinh phí 12.000 tỷ đồng, trong đó có mục tiêu đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt tỉ lệ 35% (khoảng 9.000 tiến sĩ) sẽ được trình lên Chính phủ. Và như mọi khi, chưa cần bật cái Iphone X mới mua để lướt tin, Anh Ba cũng dự đoán được cơn sóng phản ứng bốc đồng, lanh cha lanh chanh của các lều báo và bọn ngáo ngơ chơi Face.

    Trả lờiXóa
  16. 1.3 tỷ có cao không? Tất cả các thứ ở VN đều đắt hơn thế giới. Giá thiết bị máy móc đều đắt gấp rưỡi đến gấp đôi. Chi phí dịch vụ y tế, văn hóa giáo dục, du lịch, khách sạn, nhà hàng đều đắt đỏ. Có lý do gì để học phí rẻ hơn. Chi phí đào tạo bao gồm cả hạ tầng, môi trường, phương tiện. Nhiều ngành nếu không đạt chuẩn có lẽ không nên đào tạo trong nước. TS loại rẻ tiền cũng không nên đào tạo nữa. Về nguyên tắc, TS dốt do chương trình rẻ tiền, gây tác hại nhiều hơn có lợi. Nếu không đào tạo được loại TS Công nghệ khoảng 3 tỷ, TS khoa học khoảng 2 tỷ/ đầu người, dứt khoát không đào tạo. Vấn đề 1.3 tỷ đó tiêu phải đích đáng và hiệu quả. Giá học phí cao, thì mấy anh muốn làm TS bằng tiền riêng cứ thế mà trả thôi.

    Trả lờiXóa
  17. Đầu tư, chi tiền đào tạo tiến sỹ, được, ok, nhưng xin hãy đầu tư đúng chỗ, đúng cách và đừng để tiền ấy chảy vào túi các vị lãnh đạo đáng mến để họ lại chạy bằng chạy chức. Muốn làm vậy thì xin hãy thắt chặt tiêu chí, thắt chặt đào tạo đi.

    Trả lờiXóa
  18. Đầu tư tiền của vào đào tạo tiến sỹ là việc nên làm, đó cũng là cách đào tạo ra các nhân tài VN. Tuy nhiên xin hãy đầu tư đúng chỗ, đúng cách và đừng để tiền ấy chảy vào túi các vị lãnh đạo đáng mến để họ lại chạy bằng chạy chức. Muốn làm vậy thì xin hãy thắt chặt tiêu chí, thắt chặt đào tạo đi.

    Trả lờiXóa
  19. Đầu tư tiền của vào đào tạo tiến sỹ là việc nên làm, đó cũng là cách đào tạo ra các nhân tài VN. Tuy nhiên xin hãy đầu tư đúng chỗ, đúng cách và đừng để tiền ấy chảy vào túi các vị lãnh đạo đáng mến để họ lại chạy bằng chạy chức. Muốn làm vậy thì xin hãy thắt chặt tiêu chí, đào tạo thực chất chứ đừng chạy theo thành tích làm gì.

    Trả lờiXóa
  20. Tri tiền cho đào tạo chất xám chưa bao giờ là lãng phí nhưng sẽ trở thành lãng phí nếu số tiền không được đầu tư đúng cách, thay vì hỗ trợ đào tạo các tiến sỹ lại chạy vào túi các lãnh đạo nhà trường, nơi đào tạo. Nhà nước bên cạnh việc đầu tư cũng cần có sự kiểm soát vs nguồn tiền đầu tư của mình.

    Trả lờiXóa
  21. Tri tiền cho đào tạo chất xám chưa bao giờ là lãng phí nhưng sẽ trở thành lãng phí nếu số tiền không được đầu tư đúng cách, thay vì hỗ trợ đào tạo các tiến sỹ lại chạy vào túi các lãnh đạo nhà trường, nơi đào tạo. Nhà nước bên cạnh việc đầu tư cũng cần có sự kiểm soát vs nguồn tiền đầu tư của mình.

    Trả lờiXóa
  22. Nặc danh14:51 4/12/17

    Một đất nước phát triển hay không nhìn vào tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ mù chữ cao thì đừng nói rằng đất nước đó phát triển. Bởi vì ngay cả nhu cầu tối thiểu cửa người dân còn không đáp ứng được thì nói chuyện gì. Chúng ta luôn hi vọng rằng các tiến sĩ của chúng ta luôn đóng góp vào sự nghiệp trông người của nước nhà, đóng góp vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước chứ không phải mang tấm bằng TS về chỉ cất gọn trong tủ trong hòm mà chẳng làm được gì tiếp theo!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog