Chia sẻ

Tre Làng

VIỆC NHÀ THỊ NHÁC, VIỆC CHÚ BÁC THÌ SIÊNG

Ong Bắp Cày

Ồn ào tuần qua là câu chuyện về Dự thảo Luật an ninh mạng. Cùng với các luật khác, Luật An ninh mạng sẽ góp phần củng cố vững chắc an ninh quốc gia và trên hết là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Nói thẳng ra, nếu không có luật này, an ninh quốc gia và lợi ích của nhân dân sẽ bị xâm hại và cho đến lúc này, không có biện pháp nào có thể bảo vệ tích cực.

Thực tế là hàng loạt các trang mạng lấy tên các lãnh đạo cao cấp, giả mạo các cơ quan nhà nước và thậm chí là giả mạo trang của Quốc hội, nhưng lại tuyên truyền nhằm lật đổ chế độ, đi ngược lại lợi ích dân tộc, dù đã phát hiện ra nhưng không thể xử lý. Tương tự như vậy, hàng loạt vụ án tham nhũng liên quan đến dữ liệu mạng, cơ quan công an cũng bó tay vì máy chủ đặt ở nước ngoài và họ từ chối cung cấp thông tin.

Theo thống kê mỗi năm có hàng ngàn cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin nước ta như: cuộc tấn công sân bay TSN và hàng loạt hệ thống sân bay cả nước làm lộ lọt 400.000 tài khoản khách hàng Vietnam Airlines, các vụ hack tài khoản Facebook cá nhân, lừa đảo tiền nạp điện thoại, rồi đến việc cài cắm mã độc tống tiền,… Thậm chí, vừa rồi Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, đã có 27 cuộc tấn công mạng tại hội nghị APEC.

Nói ra thực tế ấy để chúng ta hình dung về sự cần thiết phải có Luật An ninh mạng.

Vấn đề cốt lõi gãy tranh cãi của Dự thảo Luật ANM là vấn đề "địa phương hóa dữ liệu", tức là đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt máy chủ tại Việt Nam. Đây là yeu cầu chính đáng của Việt Nam, và thực tế, các nước như Mỹ, Nga, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan cũng đã làm như vậy.

Chuyện các nhà cung cấp dịch vụ như Google, Facebook hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thì phải có tuan thủ quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, google, Facebook vẫn chưa có ý kiến gì thì rất hiều người mang danh trí thức, nhà báo, và thậm chí nhiều vị đại biểu Quốc hội đã hăng hái chiến đấu bảo vệ lợi ích cho họ, mà quên đi nghĩa vụ phải bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích của chính người dân nước mình.

Đúng là "Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng".

Nhiều người tự hỏi, họ - những người phản đối đặt máy chủ ở Việt Nam ấy, những người đang hưởng lương tháng từ đồng thuế của dân ấy - được gì từ các nhà cung cấp dịch vụ? Trách nhiệm của một đại biểu dân cử, hay một nhà báo để đâu?

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn TP Đà Nẵng) cho rằng, quy định “nhà cung cấp dịch vụ mạng phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Việt Nam” là trái với cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam. Bà Thuý đề nghị luật An ninh mạng không nên đặt ra những quy định trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 

Tôi thật sự không hiểu bà Thúy nghĩ gì khi phát biểu như trên. Thực tế là việc cầu đặt Google hay Facebook đặt văn phòng đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người dùng không hề trái với cam kết quốc tế. Bởi, các dịch vụ mà Google hay Facebook cung cấp là mới phát sinh, chưa từng được đề cập trong WTO.

Theo điểm b, điều 29.2 hiệp định TPP quy định: “Không có quy định nào của hiệp định này ngăn cản một bên áp dụng những biện pháp cần thiết để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến giữ gìn và khôi phục hòa bình, an ninh quốc tế hay bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của quốc gia“. 

Đã đến lúc đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy cần phải đọc lại luật và các quy định của TTP. Bà phát biểu như thế tôi rất chê.

Trước đó đại biểu Nguyễn Việt Dũng (đoàn TP.HCM) cũng từng phát biểu lo bò trắng răng "Facebook là dịch vụ toàn cầu hoá, kinh doanh ở 200 nước chẳng lẽ phải đặt máy chủ ở cả 200 nước hay sao, chi phí rất lớn?…Nếu chúng ta quy định như vậy là không khả thi, trừ khi thị trường của chúng ta lớn như Trung Quốc…”. 

Ông nghị Việt Dũng khéo lo dùm cho Google và Facebook vì sợ họ đặt máy chủ ở Việt Nam tốn kém chi phí, mà không thấy ông lo cho sự an toàn của quốc gia và người dân. Chính vì sự lo sợ hão quyền này, nhiều người đã lên án và có nhiều bài viết kêu gọi ông nghị này, hãy làm đúng nhiệm vụ đại diện cho tiếng nói của người dân?

Hãy xem người Nhật nói thế nào về chuyện này. Ông NAGAI Katsuro, Công sứ, Trưởng ban Kinh tế, Đại sứ quán Nhật Bản, khẳng định “Quy định đặt máy chủ ở nước sở tại là phù hợp với ngoại lệ của TPP”.

Tôi theo dõi các phiên thảo luận và nhận ra, có không ít các đại biểu không có kiến thức về tội phạm mạng. Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) hào sảng tranh luận rằng, với việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây, việc yêu cầu các công ty đa quốc gia đặt máy chủ ở Việt Nam là khó thực hiện. Theo đại biểu này, để ngăn chặn các tin tức giả, nên xem xét các biện pháp khác như tăng cường mức phạt. Chẳng hạn như ở Đức, mức phạt cao nhất lên đến 50 triệu euro đối với hành vi đưa tin tức giả.

Xin thưa với đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, tội phạm dùng địa chỉ IP ở nước ngoài thì không thể biết họ là ai để mà phạt đâu ạ, và một khi nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài từ chối cung cấp thông tin thì đúng là "tịt" như Đại tá Nguyễn Hữu Cầu nói, thưa ông.

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, hiện nay có nhiều vụ án tấn công, lừa đảo bị “tịt” vì nhà cung cấp dịch vụ mạng tại nước ngoài không hợp tác. Do vậy, ông Cầu ủng hộ yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ mạng đặt máy chủ tại Việt Nam. Ông Cầu cũng nói, khi các doanh nghiệp nước ngoài thu lợi nhuận ở Việt Nam thì phải bình đẳng như các doanh nghiệp khác. Hiện nay 14 nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc… đã yêu cầu các nhà mạng thực hiện nhiệm vụ này.

Nếu như đám dân chủ giẻ rách và một số kền kền báo chí phản đối vì nếu đặt máy chủ ở Việt Nam, họ sẽ mất đi cơ hội chống phá đất nước, thì người viết băn khoăn, vì sao đại biểu Quốc hội lại có thể phản đối điều mang lại lợi ích cho đất nước và người dân như vậy. Họ chiến đấu vì ai?

15 nhận xét:

  1. Chí Phèo14:38 27/11/17

    Không phải khóc thuê đâu. Các mạng xã hội thực sự đã giúp nâng cao dân trí và cung cấp thông tin đa chiều để giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cán bộ, để giúp Đảng ngăn chặn những việc làm, lời nói, hành vi sai trái, không xứng đáng, làm trái, lách luật ...làm tổn hại sự nghiệp chung, hại dân, hại nước...của cơ quan, tổ chức, quan tham.điều đó là vô giá và có giá trị, lợi ích lớn hơn nhiều so với những hành động bôi nhọ, xuyên tạc của kẻ xấu.chưa kể nhiều quan tham, khi muốn bịt miệng dân, khi bao biện cho những hành vi, lời nói sai trái của mình nên phản biện toàn đi ngược lại lợi ích chung, mà chẳng hiểu gì cũng đòi phát biểu. Google, Facebook, bản chất cũng đều là doanh nghiệp, khi thu lợi nhuận ở Việt Nam thì phải bình đẳng như các doanh nghiệp khác. Sao lại có nhiều người khóc thuê cho họ đến vậy. Và nếu theo như những gì họ nói việc đưa ra luật mà sợ doanh nghiệp nước ngoài giận dỗi, thì chỉ có thể nói là xuất phát từ tâm lý tự ti, nhược tiểu, còn vì sợ đi ngược lại với xu thế phát triển, thì chắc có lẽ Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật,… các quốc gia đã ban hành luật An ninh mạng, đều là vì các nước này kém phát triển chăng?Vậy thì những người kia lên đồng, họ khóc mướn để làm gì, khi với vai trò vị trí của mình, thì đáng lẽ ra phải hiểu việc đặt ra những quy định như vậy là vì mục đích gì, vì ai và để đảm bảo quyền lợi cho ai? Họ là biểu quốc hội thì phải đủ trình độ để hiểu chứ, đằng này lại "lên đồng" thế có nên không?

    Trả lờiXóa
  2. Thương Vụ14:49 27/11/17

    Thời gian qua bên cạnh những tiện ích mà mạng xã hội, Internet mang lại, thì các dịch vụ Internet như Google, Facebook… cũng bị triệt để lợi dụng vào các mục đích xấu, vào hoạt động tội phạm, xâm phạm an ninh quốc gia, gây rối loạn trật tự xã hội. Tuy nhiên, việc quản lý cũng như điều tra, xác minh, truy tìm thủ phạm của cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn do máy chủ đặt ở nước ngoài.Chính vì vậy, việc yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ tại Việt Nam là bởi yêu cầu đảm bảo cho lợi ích của người sử dụng, bên cạnh việc bảo vệ an ninh quốc gia. Việc yêu cầu các đơn vị như Facebook và Google đặt máy chủ ở Việt Nam không chỉ giúp phối hợp nhanh giữa các cơ quan chức năng với các nhà cung cấp dịch vụ trong việc phòng chống tội phạm, chống mã độc với các cơ quan chức năng mà còn phối hợp tốt trong các hoạt động khác kinh doanh, chống thất thu tiền thuế. Trung bình hàng năm, các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Facebook… thu lợi nhuận hàng tỉ USD ở thị trường Việt Nam, thế nhưng trách nhiệm của họ ở đâu trong việc đảm bảo quyền lợi người dùng, rồi an ninh quốc gia Việt Nam, trong việc hỗ trợ người sử dụng và trách nhiệm của họ ở đâu trong việc ngăn chặn các thông tin xấu, độc hại, xâm phạm an ninh, trật tự…

    Hiện nay có 14 nước trên thế giới, đã yêu cầu các nhà mạng thực hiện việc đặt máy chủ, không chỉ để đảm bảo an ninh quốc gia, quyền lợi người dùng, mà còn là để đảm bảo cho các doanh nghiệp quốc nội của họ có điều kiện kinh doanh với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tất cả các doanh nghiệp chứ không phải chỉ riêng lĩnh vực công nghệ là phải đặt máy chủ và trung tâm dữ liệu tại quốc gia mà họ đầu tư nhằm chống chuyển giá (transfer pricing).

    Trả lờiXóa
  3. như đã nói ngày càng có nhiều dân biểu tứ đại ngu.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi hoàn toàn đồng thuận với ý kiến nhà cung cấp dịch vụ mạng đặt máy chủ tại Việt Nam. Vì Chúng ta hiểu mạng chỉ đơn thuần là facebook, zalo, là google chứ đâu có biết rằng mỗi năm nước ta có hàng ngàn cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin nước ta như: cuộc tấn công sân bay TSN và hàng loạt hệ thống sân bay cả nước làm lộ lọt 400.000 tài khoản khách hàng Vietnam Airlines, các vụ hack tài khoản Facebook cá nhân, lừa đảo tiền nạp điện thoại, rồi đến việc cài cắm mã độc tống tiền,… Thậm chí, vừa rồi Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, đã có 27 cuộc tấn công mạng tại hội nghị APEC. Nếu không đặt máy chủ ở Việt Nam thì hàng trăm hàng ngàn vụ tấn công mạng sẽ khó xử lý vì không phải lúc nào nước bạn cũng nhiệt tình giúp đỡ.

    Trả lờiXóa
  5. Luật An ninh mạng sẽ góp phần củng cố vững chắc an ninh quốc gia và trên hết là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Nói thẳng ra, nếu không có luật này, an ninh quốc gia và lợi ích của nhân dân sẽ bị xâm hại và cho đến lúc này, không có biện pháp nào có thể bảo vệ tích cực. Xin thưa các vị đại biểu quốc hội và đám dân ngu cu đen, các vị nhìn xa trông rộng, nhìn vào thực tiễn xây dựng Luật của các nước mà phát biểu, đừng không biết mà nói càn cuối cùng ban hành ra Luật chưa có hiệu lực thấy một loạt những bất cập.

    Trả lờiXóa
  6. Bà nghị Kim Thúy Đà nẵng và 1 số nghị khác phát biểu theo chỉ đạo của Việt Tân qua bài viết của VT Trần Hồng Phong. (nội dung trích dẫn TTP không thiếu 1 dấu ,). Dúng là khốn nạn cho đất nước có những ông bà nghị như vậy, chẳng lẽ thế hệ nghị này bán nước nhanh vậy sao.

    Trả lờiXóa
  7. Theo Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, hiện nay có nhiều vụ án tấn công, lừa đảo bị “tịt” vì nhà cung cấp dịch vụ mạng tại nước ngoài không hợp tác. Do vậy, ông Cầu ủng hộ yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ mạng đặt máy chủ tại Việt Nam. Ông Cầu cũng nói, khi các doanh nghiệp nước ngoài thu lợi nhuận ở Việt Nam thì phải bình đẳng như các doanh nghiệp khác. Hiện nay 14 nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc… đã yêu cầu các nhà mạng thực hiện nhiệm vụ này.

    Trả lờiXóa
  8. Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) hào sảng tranh luận rằng, với việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây, việc yêu cầu các công ty đa quốc gia đặt máy chủ ở Việt Nam là khó thực hiện. Theo đại biểu này, để ngăn chặn các tin tức giả, nên xem xét các biện pháp khác như tăng cường mức phạt. Chẳng hạn như ở Đức, mức phạt cao nhất lên đến 50 triệu euro đối với hành vi đưa tin tức giả.

    Trả lờiXóa
  9. Thực tế là hàng loạt các trang mạng lấy tên các lãnh đạo cao cấp, giả mạo các cơ quan nhà nước và thậm chí là giả mạo trang của Quốc hội, nhưng lại tuyên truyền nhằm lật đổ chế độ, đi ngược lại lợi ích dân tộc, dù đã phát hiện ra nhưng không thể xử lý. Tương tự như vậy, hàng loạt vụ án tham nhũng liên quan đến dữ liệu mạng, cơ quan công an cũng bó tay vì máy chủ đặt ở nước ngoài và họ từ chối cung cấp thông tin.

    Trả lờiXóa
  10. Hãy xem người Nhật nói thế nào về chuyện này. Ông NAGAI Katsuro, Công sứ, Trưởng ban Kinh tế, Đại sứ quán Nhật Bản, khẳng định “Quy định đặt máy chủ ở nước sở tại là phù hợp với ngoại lệ của TPP”. Tôi theo dõi các phiên thảo luận và nhận ra, có không ít các đại biểu không có kiến thức về tội phạm mạng. Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) hào sảng tranh luận rằng, với việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây, việc yêu cầu các công ty đa quốc gia đặt máy chủ ở Việt Nam là khó thực hiện. Theo đại biểu này, để ngăn chặn các tin tức giả, nên xem xét các biện pháp khác như tăng cường mức phạt. Chẳng hạn như ở Đức, mức phạt cao nhất lên đến 50 triệu euro đối với hành vi đưa tin tức giả.

    Trả lờiXóa
  11. Trước đó đại biểu Nguyễn Việt Dũng (đoàn TP.HCM) cũng từng phát biểu lo bò trắng răng "Facebook là dịch vụ toàn cầu hoá, kinh doanh ở 200 nước chẳng lẽ phải đặt máy chủ ở cả 200 nước hay sao, chi phí rất lớn?…Nếu chúng ta quy định như vậy là không khả thi, trừ khi thị trường của chúng ta lớn như Trung Quốc…”. Ông nghị Việt Dũng khéo lo dùm cho Google và Facebook vì sợ họ đặt máy chủ ở Việt Nam tốn kém chi phí, mà không thấy ông lo cho sự an toàn của quốc gia và người dân. Chính vì sự lo sợ hão quyền này, nhiều người đã lên án và có nhiều bài viết kêu gọi ông nghị này, hãy làm đúng nhiệm vụ đại diện cho tiếng nói của người dân?

    Trả lờiXóa
  12. Nếu như đám dân chủ giẻ rách và một số kền kền báo chí phản đối vì nếu đặt máy chủ ở Việt Nam, họ sẽ mất đi cơ hội chống phá đất nước, thì người viết băn khoăn, vì sao đại biểu Quốc hội lại có thể phản đối điều mang lại lợi ích cho đất nước và người dân như vậy. Họ chiến đấu vì ai?

    Trả lờiXóa
  13. Việc dự thảo luật An ninh mạng được đưa ra nhằm đảm bảo những quyền lợi của người dân Việt Nam cũng như là đảm bảo cho lợi ích quốc gia khỏi các thế lực thù địch chống phá quyết liệt. Ngày nay việc thông tin lan truyền trên Internet là vô cùng nhanh chóng và thiếu kiểm soát, từ trước đến nay Việt Nam chưa có điều luật cụ thể quy định các hoạt động trên Internet. Chính vì thế việc luật an ninh mạng ra đời như một lẽ tất yếu để đảm bảo tối đa của người sử dụng mạng Internet và để tránh các thế lực thù địch chống phá, lợi dụng, lôi kéo, kích động người dân.

    Trả lờiXóa
  14. thực tế thấy có những người lợi dụng danh nghĩa người khác để lập ra những trang mạng xã hội nhằm mục đích cá nhân hay bôi nhọ danh nghĩa người khác( người thuộc cơ quan chính quyền, người nổi tiếng...).những người này xuyên tạc bôi nhọ làm ảnh hưởng tới người khác thậm chí còn lấy danh nghĩa của người khác để đi bán đồ liên quan đến phụ khoa..

    Trả lờiXóa
  15. hiện nay có nhiều vụ án tấn công, lừa đảo bị “tịt” vì nhà cung cấp dịch vụ mạng tại nước ngoài không hợp tác. Do vậy, ông Cầu ủng hộ yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ mạng đặt máy chủ tại Việt Nam. Ông Cầu cũng nói, khi các doanh nghiệp nước ngoài thu lợi nhuận ở Việt Nam thì phải bình đẳng như các doanh nghiệp khác. Hiện nay 14 nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc… đã yêu cầu các nhà mạng thực hiện nhiệm vụ này. Nếu như đám dân chủ giẻ rách và một số kền kền báo chí phản đối vì nếu đặt máy chủ ở Việt Nam, họ sẽ mất đi cơ hội chống phá đất nước, thì người viết băn khoăn, vì sao đại biểu Quốc hội lại có thể phản đối điều mang lại lợi ích cho đất nước và người dân như vậy. Họ chiến đấu vì ai?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog