Chia sẻ

Tre Làng

Hà Tĩnh Mình Ơi: MỖI GT.TS VỀ LÀM VIỆC TẠI HÀ TĨNH ĐƯỢC HỖ TRỢ 800 TRIỆU ĐỒNG

Mỗi GS.TS về làm việc tại Hà Tĩnh được hỗ trợ 800 triệu đồng

Mỗi Giáo sư - Tiến sĩ (GS.TS) về làm việc tại Hà Tĩnh sẽ được hỗ trợ kinh phí một lần 300 triệu đồng và hỗ trợ thêm 500 triệu đồng để mua đất, xây nhà nếu chưa có nhà ở tại tỉnh.

Theo chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao vừa được tỉnh Hà Tĩnh ban hành, tỉnh ưu tiên thu hút nhân lực có nhu cầu và có độ tuổi nam không quá 55 tuổi, nữ không quá 50 tuổi và cam kết làm việc tại tỉnh tối thiểu 10 năm liên tục trở lên tính từ ngày có quyết định tuyển dụng, tiếp nhận.

Trong đó, mỗi GS.TS được hỗ trợ kinh phí một lần 300 triệu đồng và hỗ trợ thêm 500 triệu đồng để mua đất, xây nhà nếu chưa có nhà ở tại tỉnh

Đối với PGS.TS được hỗ trợ kinh phí một lần 200 triệu đồng và hỗ trợ thêm 300 triệu đồng để mua đất, xây nhà nếu chưa có nhà ở tại tỉnh.

Đối với Tiến sĩ, nếu về làm việc tại Hà Tĩnh sẽ được hỗ trợ kinh phí một lần 300 triệu đồng; ưu tiên những chuyên ngành, lĩnh vực tỉnh có nhu cầu như y tế, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và một số ngành nghề đặc thù còn thiếu; nam không quá 45 tuổi, nữ không quá 40 tuổi.

Hà Tĩnh hiện rất cần nhân lực cao trong ngành Y tế.

Riêng ngành Y tế, Hà Tĩnh dành mức hỗ trợ cao nhất từ trước tới nay. Theo đó, đối tượng nam không quá 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi, cam kết về làm việc trong ngành y tế Hà Tĩnh tối thiểu 5 năm (trước đây là 10 năm) được hỗ trợ như sau: GS.TS: 500 triệu đồng; PGS.TS: 400 triệu; Tiến sĩ - Bác sĩ: 300 triệu đồng; Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ nội trú: 250 triệu; Thạc sĩ - Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I: 100 triệu;

Bác sĩ (hệ chính quy dài hạn) tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh: 60 triệu đồng;

Bác sĩ (hệ chính quy dài hạn) tốt nghiệp loại khá Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh; loại giỏi các trường Đại học Y khác (trúng tuyển theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ): 40 triệu đồng;

Trao đổi với PV Dân trí, bà Phan Thị Tố Hoa, PGĐ Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đây là mức hỗ trợ cao nhất trong điều kiện của tỉnh Hà Tĩnh. Tỉnh hi vọng với mức hỗ trợ này sẽ thu hút được nhiều nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Theo bà Hoa, trước đó dù có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng trong nhiều năm Hà Tĩnh chỉ thu hút được 1 GS.TS cùng 2 PGS.TS về công tác tại địa phương.

Tác giả: Văn Dũng
Nguồn tin: Báo Dân trí

16 nhận xét:

  1. Nặc danh10:06 28/12/17

    Tôi có bằng mua liệu có được tuyển dung không ?

    Trả lờiXóa
  2. Một chính sách tuyệt vời để thu hút các nhân tài, với chính sách hỗ trợ đời sống cho các nhà khoa học, Hà Tĩnh hy vọng sẽ vó sự đóng góp đáng kể của đội ngũ các giáo sự, tiến sĩ trong sự phát triển trên mọi lĩnh vực của tỉnh. Chỉ cần 5 đến 10 năm nữa Hà Tĩnh sẽ đổi thay và phát triển hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Đây thực sự là tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trong việc thu hút nhân tài về làm việc tại tỉnh, không có tỉnh nào có cơ chế thoáng như vậy để thu hút người tài. số tiền hàng trăm triệu đồng bỏ ra thu hút người tài như vậy không phải là ít, chúng ta phải phát huy thực sự, phải hỗ trợ những người có tài thực sự chứ không phải tiền đấy rải ra cho những GS, TS "giấy" thì không mang lại hiệu quả gì cả.

    Trả lờiXóa
  4. việc thu hút nhân tài của tỉnh Hà Tĩnh là cái nhìn chiến lược để đưa Hà Tĩnh đi lên trong tương lai.mong rằng không lâu nữa với những việc làm này thì mảnh đất HÀ Tĩnh sẽ đi lên ,đời sống người dân được nâng cao nhờ vào chiến lược thu hút nhân tài này

    Trả lờiXóa
  5. Những người trí thức thường thích thú sự thách thức,cũng như sự công minh hơn là tiền bạc.Tiền hay đi với bạc,do đó chớ vội mừng.

    Trả lờiXóa
  6. Cái cần với họ hơn là sự công nhận những cái mà họ đúng góp, cái mà họ được hưởng tương xứng với cái họ làm. Ví dụ như các nhà khoa hoc những sáng chế thiết thực phải trả cho họ những phần xứng đáng. Chứ cào bằng hoặc dìm họ thì còn lâu họ với về. Nếu không vì lợi ích cá nhân sau này. Mà kẻ cơ hội thì sẽ chỉ làm suy đi chứ không thịnh

    Trả lờiXóa
  7. Hỗ trợ kinh phí để thu hút người tài về cống hiến cho địa phương là rất đúng nhưng cũng yêu cầu các nhà khoa học phải có những đóng góp cụ thể cho KT-XH của địa phương chứ không chỉ thời gian công tác! Cùng với đó tỉnh cần quy hoạch xem hiện đang dự kiến mở rộng, phát triển ngành nghề gì, ngành nghề khu vực nào đang còn yếu nhân sự và dự kiến phát triển theo định hướng nào của Tỉnh từ đó xây dựng khung nhân sự và bộ máy, cơ sở rồi tuyển dụng theo đúng mô tả theo chức danh nhân sự đó. Tránh sự lãng phí nhân tài cũng như tiềm lực kinh tế

    Trả lờiXóa
  8. Rất ủng hộ sáng kiến của lãnh đạo Hà Tĩnh, mong rằng những GS-TS góp công thiết thực vào sực ân bằng phát triển của địa phương. Không thực sự cái gì cũng dồn về thủ đô, từ viện nghiên cứu, đến bệnh viện, đến các trường đại học, gây nên nhiều bất ổn trong xã hội. Và cũng mong các GS - TS hãy cố gắng làm việc cống hiến cho chính quê hương của mình, đó thực sự là một niềm tự hào lớn.

    Trả lờiXóa
  9. Với người tài thì điều kiện làm việc thường ngày mới quan trọng chứ không phải chỉ là "trải thảm" để về ngồi chơi xơi nước. Nhiều tỉnh cũng đã trải thảm đỏ về nhưng sau vẫn không giữ được vì môi trường (cả nhân văn và công việc). Cần đánh giá đúng kẻo nặng về thành tích, lãng phí tiền của của dân của nước.

    Trả lờiXóa
  10. Vấn đề là làm được gì chứ không phải chỉ GS-TS !!!??? Tôi cho rằng thu hút được ít cũng phải thôi khi mà vẫn còn tình trạng "học cho có", tiến sĩ giấy, giáo sư bong bóng thì được mời chào cũng có dám đến làm đâu. Càng nói đến giáo sư tiến sĩ Việt Nam ta là lại nhớ đến cái bảng chữ cái Zíc Zắc...

    Trả lờiXóa
  11. Phó giáo sư, giáo sư, hay tiến sĩ thì cũng chỉ là người lao động, họ mong muốn tìm công việc có lương cao mà còn đi tìm cho họ cơ hội để được phát triển ,để tìm đến những ước mơ và mục đích mà mỗi người mong đợi ( họ sẽ được sống trong một đất nước mà ở đó đáp ứng được nguyện vọng của họ) vì thế ở đâu có điều đó thì con người tìm đến, đó là điều hiển nhiên. Chứ không phải hỗ trợ như thế này chỉ là phương pháp tạm thời mà thôi

    Trả lờiXóa
  12. Người mà họ tâm huyết với mục tiêu và nghề nghiệp, họ cũng có sẵn năng lực xuất sắc. Điều tối thiểu là họ được làm việc trong một môi trường đủ cho họ phát huy tài năng của mình. Gôm máy móc, kĩ thuật , cơ chế, con người, tài chính... đặc biệt là môi trường làm việc chúng ta thỏa mãn được gì cho họ rồi hãy bàn kỹ hơn chứ không phải chỉ mỗi tiền bạc hỗ trợ như thế này, cùng với đó là cam kết làm việc

    Trả lờiXóa
  13. Thực ra đến cái tầm giáo sư, tiến sĩ, họ cần sự ổn định cho nghiên cứu, rất ít khi muốn thuyên chuyển công tác, thiết nghĩ chúng ta cần là lớp cán bộ trẻ có năng lực, phẩm chất sẵn sàng cống hiến, tiến cử công tác tại các vị trí cần trí và sức, trở thành hạt nhân của tập thể đơn vị công tác, với những người này, thực sự dễ thu hút cũng như dễ dàng để họ có thể tự tạo ra một môi trường làm việc chủ động cho chính mình

    Trả lờiXóa
  14. Trao đổi với PV Dân trí, bà Phan Thị Tố Hoa, PGĐ Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đây là mức hỗ trợ cao nhất trong điều kiện của tỉnh Hà Tĩnh. Tỉnh hi vọng với mức hỗ trợ này sẽ thu hút được nhiều nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Theo bà Hoa, trước đó dù có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng trong nhiều năm Hà Tĩnh chỉ thu hút được 1 GS.TS cùng 2 PGS.TS về công tác tại địa phương.

    Trả lờiXóa
  15. Mỗi Giáo sư - Tiến sĩ (GS.TS) về làm việc tại Hà Tĩnh sẽ được hỗ trợ kinh phí một lần 300 triệu đồng và hỗ trợ thêm 500 triệu đồng để mua đất, xây nhà nếu chưa có nhà ở tại tỉnh.
    Đọc mà tôi thấy rất mừng về sự đãi ngộ với nhân tài tại các địa phương. Và tôi cũng hy vọng, khi thu hút được nhân tài về địa phương làm việc thì tỉnh có những chính sách phù hợp để các nhân tài phát triển được hết khả năng của họ, để xây dựng một tỉnh giàu, dẹp và phát triển.

    Trả lờiXóa
  16. Thật vui khi các tỉnh có những chính sách rất tốt để thu hút nhân tài. Hy vọng các tỉnh đều có những chính sách tốt để thu hút nhân tài về phát triển các tỉnh. Và tôi cũng mong, các tỉnh sẽ có những vị trí phù hợp với năng lực của các nhân tài, để các nhân tài phát triển hết được khả năng của họ, nhằm xây dựng địa phương phát triển vững mạnh hơn.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog