Chia sẻ

Tre Làng

Báo chí và dư luận đã làm gì để các Thầy, Cô phải sợ hãi đến mức này?

Cô giáo 'quyền lực' không giảng bài: Sợ ghi âm, tung lên mạng

LĐO | 29/03/2018 | 08:19

Học sinh Phạm Song Toàn đã bật khóc kể về cô giáo dạy Toán quyền lực của mình và ước ao được nghe cô giáo giảng bài nhưng bao học sinh khác. Ảnh: NLĐ.

Cô giáo dạy Toán ở TPHCM, vì lo sợ học sinh ghi âm tiết học “để tung lên mạng đánh giáo viên”, đã chọn cách im lặng khi lên lớp. GS-TSKH Phạm Tất Dong cho rằng, cách hành xử của giáo viên như vậy là mang tính đối phó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập của học sinh.

Câu chuyện em Phạm Song Toàn (học sinh 11A1, Trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TPHCM) kể về "cô giáo quyền lực không giảng bài" của mình đã nhận được sự quan tâm của dư luận suốt một tuần qua. Ngày 27.3, Sở GDĐT TPHCM đã cử đoàn công tác xuống Trường THPT Long Thới tìm hiểu sự việc học sinh phản ánh.

Sau buổi làm việc với Sở GDĐT TP, cô Minh Châu – giáo viên dạy Toán khối 10 và 11 của trường, người mà học sinh Song Toàn phản ánh - đã xác nhận và xin lỗi. Hiệu trưởng nhà trường cũng nhận lỗi vì không nắm được sự việc, để chuyện này diễn ra trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, ai cũng bất ngờ về lý do cô Châu chọn cách im lặng: Vì lo sợ học sinh cũ ghi âm tiết học, bài giảng của cô, "có gì sẽ tung ra đánh cô giáo" nên cô đã im lặng khi lên lớp.

Nêu quan điểm về sự việc hy hữu này, GS-TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam – cho rằng, có thể do tâm lý quá lo lắng vì không được bảo vệ, nhất là từng bị kỷ luật một lần, nên giáo viên bị stress. Quá áp lực nên cô chọn cách tiêu cực là không giảng bài, không giao tiếp, mặc kệ học sinh. Có điều, việc giáo viên ứng xử như vậy với học sinh là không nên, không được. Đây chỉ là sự đối phó bị động.

“Tôi không tán thành cách ứng xử đó của giáo viên, vừa bị động, vừa tiêu cực, chưa làm tròn trách nhiệm của giáo viên. Việc sợ một học sinh hoặc một nhóm học sinh có hành động trả thù cô giáo, rồi giận lây ra cả lớp, không giảng bài, là làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của các học sinh khác.

Tại sao cô không hiểu, nếu không được giáo viên giảng bài, học sinh sẽ gặp khó khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức? Không khí lớp học trở nên nặng nề, thử hỏi học sinh có áp lực và còn tâm trạng để học bài không?”- GS Phạm Tất Dong đặt câu hỏi.

Ông cũng cho rằng, nếu giáo viên ngay thẳng, đường hoàng thì chẳng sợ gì, mà học sinh cũng phải kính nể. Trừ phi giáo viên mắc lỗi nào đấy, học sinh nắm được nhược điểm của giáo viên nên đã nhờn, không tôn trọng cô giáo nữa.

Ngoài ra, nếu có hiện tượng một số học sinh của lớp tìm cách đối phó, hay trả đũa thầy cô bằng việc rình ghi âm lời cô nói thì nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, tập thể lớp cũng phải có biện pháp nhắc nhở. Lúc này, các bên cần đứng ra hòa giải, để mối quan hệ giữa cô và trò bớt căng thẳng, hiểu nhau hơn. Chỉ khi môi trường học tập trở nên thân thiện, gần gũi, giữa giáo viên và học sinh có sự tôn trọng lẫn nhau, thì việc học tập mới mang lại kết quả tốt nhất.

ĐẶNG CHUNG

19 nhận xét:

  1. Phải nói rằng người thầy thời nay có có nhiều áp lực, áp lực với ban giám hiệu, với thanh tra, với hồ sơ sổ sách, bồi dưỡng chuyên môn và rất nhiều các cuộc thi của các cấp trong một năm học. Nhiều người cho rằng giáo viên mỗi tuần có mười mấy tiết dạy thì quá nhàn hạ, giáo án thì cũng có chừng ấy nói đi nói lại… Nếu nói như vậy chỉ mới đúng nhưng chưa đủ, chưa hiểu về những đặc trưng cơ bản của ngành giáo dục.

    Trả lờiXóa
  2. Dư luận xã hội thì cứ thấy học sinh đánh nhau cho dù là ở một nơi nào đó vẫn bảo là thầy cô dạy dỗ chưa đến nơi đến chốn. Đâu biết rằng mỗi ngày học sinh chỉ có khoảng 4 tiếng ở trường còn lại là gia đình quản lí, mỗi thầy cô mỗi buổi dạy hàng trăm học sinh đâu phải lúc nào cũng có thể dạy đạo đức cho các em được. Cha mẹ gần gũi nhất còn chẳng dạy được lại còn đòi người khác dạy con mình.

    Trả lờiXóa
  3. Áp lực đối với người thầy thời nay rất nhiều, vì thế sống thật hay sống phù hợp với xu thế là điều trăn trở của người thầy. Chỉ khi nào ngành giáo dục bỏ bớt những điều không phù hợp, cho giáo viên một cái quyền nhất định trong đứng lớp. Cũng như quyền lợi cá nhân của giáo viên. Thì lúc đó giáo viên mới có thể yên tâm công tác được.

    Trả lờiXóa
  4. Thao giảng không tốt bị góp ý, học sinh ít xây dựng bài thì bị chê lớp học thụ động, các phong trào tham gia thi không đạt giải thì bị góp ý và chê kém, tỉ lệ giảng dạy học sinh thấp thì dọa tinh giản và cắt thi đua, xếp loại tay nghề, đánh giá xếp loại thấp lưu trong hồ sơ…Lương thì bèo bọt, không cho dạy thêm, thử hỏi có ai còn nhiệt huyết với nghề

    Trả lờiXóa
  5. Một người làm công tác giáo dục mà hành xử với hs như vậy thì ko xứng đáng đứng trên bục giảng. Làm giáo duc phải có tâm, phai hi sinh tất cả vì hs thân yêu, phải coi hs như con của mình để dạy các e cả về nhân cách và kiến thức, phải xứng đáng làm cha làm mẹ cho các con noi theo. Nhiều áp lực nếu không làm được thì bỏ việc, chứ đừng làm ảnh hưởng đến những người khác

    Trả lờiXóa
  6. Phải có 1 lí do nào đó mà cô giáo mới xử sự như vậy. Nếu lớp nào cô cũng thế thì cần xem lại cô giáo. Nhưng nếu chỉ một lớp thì phải xem lại học sinh. Học sinh bây giờ cũng ngang ngược lắm. Cùng với đó, các thầy cô cũng đừng có kiểu kêu than áp lực này nọ, nếu không làm việc được nữa thì nên nghỉ việc, chứ đừng có kiểu đối phó, hãy có trách nhiệm với chính mình cũng như với học sinh của mình đi

    Trả lờiXóa
  7. Có học sinh cá biệt thì cũng có những thầy cô giáo không có tâm với nghề, làm sai thì bị chỉ trích, như thế nào thì học sinh mới có thể bật khóc như thế này? Em ấy đã làm gì sai? vì một số học sinh cá biệt trong lớp mà các em học sinh khác phải chịu liên lụy ư? Tôi không thể tưởng tượng 4 tháng dạy mà k giảng bài cho học sinh? Vậy mà vẫn có can đảm mà nhận lương ư?

    Trả lờiXóa
  8. Xác minh đúng như em học sinh trình bày, cần cho cô giáo này nghỉ dạy ngay. Giáo viên lên lớp mà không giao tiếp với học sinh thì dạy cái gì. Vai trò của ban giám hiệu ở đâu? Hiệu trưởng đang ở đâu trong thời gian cô giáo này công tác tại trường để xảy ra trong suốt một thời gian dài? Cả 1 học kỳ như vậy? Và việc các em học ở những lớp có bố trí cô giáo này đứng lớp chịu bao thiệt thòi trong việc tiếp thu học tập thì ai là người chịu trách nhiệm?

    Trả lờiXóa
  9. Tôi không tán thành cách ứng xử đó của giáo viên, vừa bị động, vừa tiêu cực, chưa làm tròn trách nhiệm của giáo viên. Việc sợ một học sinh hoặc một nhóm học sinh có hành động trả thù cô giáo, rồi giận lây ra cả lớp, không giảng bài, là làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của các học sinh khác. Mà điều này nguy hiểm là sự việc diễn ra trong một thời gian dài mà hiệu trưởng không hề biết, tôi không tán thành với cách xử lý của giáo viên, nếu cô làm đúng cô không việc gì phải sợ học sinh cả, lựa chọn im lặng của cô đã làm ảnh hưởng tới việc tiếp thu kiến thức của các em.Như thế chỉ vì mẫu thuẫn giữa cá nhân với một nhóm người mà bắt cả tập thể chịu hậu quả là không chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
  10. Cho dù các em học sinh có hỗn với giáo viên như thế nào đi chăng nữa thì cô giáo không được im lặng như vậy. Cô giáo làm như thế ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em rất nhiều. Chúng ta là thầy là cô chúng ta phải có cái uy của mình, phải tìm mọi biện pháp để giải quyết những đứa học trò cứng đầu cứng cổ, chứ lựa chọn cách im lặng thì sai hoàn toàn. Sự việc diễn ra trong thời gian dài mà tất cả đều im lặng đến mức hiệu trưởng không biết thì quả thực nguy hiểm, vấn đề giáo dục học đường đặt đang rất báo động ở nước ta hiện nay.

    Trả lờiXóa
  11. Theo tôi thì sự việc lần này lỗi lớn nhất thuộc về nhà trường vì đã không nắm bắt được sự việc dù việc này đã diến ra trong thời gian dài, việc tâm lý của giáo viên thì cán bộ lãnh đạo của nhà trường phải nắm bắt rõ nhất, không thể để khi sự việc vỡ lở mới đứng ra nhận lỗi được, như vậy là thiếu trách nhiệm quản lí. Mong rắng qua sự việc này, các cơ quan chức năng sẽ rà soát lại tất cả hệ thống, xem có sai sót chỗ nào để sửa chữa kịp thời. vì giáo dục là cái gốc của mỗi quốc gia mà

    Trả lờiXóa
  12. “Tôi không tán thành cách ứng xử đó của giáo viên, vừa bị động, vừa tiêu cực, chưa làm tròn trách nhiệm của giáo viên. Việc sợ một học sinh hoặc một nhóm học sinh có hành động trả thù cô giáo, rồi giận lây ra cả lớp, không giảng bài, là làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của các học sinh khác.

    Tại sao cô không hiểu, nếu không được giáo viên giảng bài, học sinh sẽ gặp khó khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức? Không khí lớp học trở nên nặng nề, thử hỏi học sinh có áp lực và còn tâm trạng để học bài không?”

    Trả lờiXóa
  13. nếu có hiện tượng một số học sinh của lớp tìm cách đối phó, hay trả đũa thầy cô bằng việc rình ghi âm lời cô nói thì nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, tập thể lớp cũng phải có biện pháp nhắc nhở. Lúc này, các bên cần đứng ra hòa giải, để mối quan hệ giữa cô và trò bớt căng thẳng, hiểu nhau hơn. Chỉ khi môi trường học tập trở nên thân thiện, gần gũi, giữa giáo viên và học sinh có sự tôn trọng lẫn nhau, thì việc học tập mới mang lại kết quả tốt nhất.

    Trả lờiXóa
  14. Nêu quan điểm về sự việc hy hữu này, GS-TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam – cho rằng, có thể do tâm lý quá lo lắng vì không được bảo vệ, nhất là từng bị kỷ luật một lần, nên giáo viên bị stress. Quá áp lực nên cô chọn cách tiêu cực là không giảng bài, không giao tiếp, mặc kệ học sinh. Có điều, việc giáo viên ứng xử như vậy với học sinh là không nên, không được. Đây chỉ là sự đối phó bị động.

    Trả lờiXóa
  15. Câu chuyện em Phạm Song Toàn (học sinh 11A1, Trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TPHCM) kể về "cô giáo quyền lực không giảng bài" của mình đã nhận được sự quan tâm của dư luận suốt một tuần qua. Ngày 27.3, Sở GDĐT TPHCM đã cử đoàn công tác xuống Trường THPT Long Thới tìm hiểu sự việc học sinh phản ánh.
    Nên tìm hiểu kỹ tại sao giáo viên lại có cách hành xử như vậy?

    Trả lờiXóa
  16. Cô giáo sợ nhưng cũng phải nghĩ cho học sinh chứ, nếu không muốn các em ghi âm thì yêu cầu thu điện thoại lại cuối giờ trả lại. Chứ mà sợ sệt rồi im lặng không giảng thì người chịu thiệt thòi và tổn thương cuối cùng lại là các em học sinh. Những trường hợp quay clip xấu xí kia đâu phải là nơi nào cũng có, cô giáo ko nên vì thế mà sợ hãi im lặng.

    Trả lờiXóa
  17. Cô giáo sợ nhưng cũng phải nghĩ cho học sinh chứ, nếu không muốn các em ghi âm thì yêu cầu thu điện thoại lại cuối giờ trả lại. Chứ mà sợ sệt rồi im lặng không giảng thì người chịu thiệt thòi và tổn thương cuối cùng lại là các em học sinh. Những trường hợp quay clip xấu xí kia đâu phải là nơi nào cũng có, cô giáo ko nên vì thế mà sợ hãi im lặng.

    Trả lờiXóa
  18. Nếu không muốn các em ghi âm thì yêu cầu thu điện thoại lại cuối giờ trả lại. Chứ mà sợ sệt rồi im lặng không giảng thì người chịu thiệt thòi và tổn thương cuối cùng lại là các em học sinh. Những trường hợp quay clip xấu xí kia đâu phải là nơi nào cũng có, cô giáo ko nên vì thế mà sợ hãi im lặng.
    Trả lờiXóa

    Trả lờiXóa
  19. Lúc này, các bên cần đứng ra hòa giải, để mối quan hệ giữa cô và trò bớt căng thẳng, hiểu nhau hơn. Chỉ khi môi trường học tập trở nên thân thiện, gần gũi, giữa giáo viên và học sinh có sự tôn trọng lẫn nhau, thì việc học tập mới mang lại kết quả tốt nhất.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog