Chia sẻ

Tre Làng

Bến Tre: Học sinh bóp cổ cô giáo ngay tại lớp học

Khoai@

Vụ cô giáo bị phụ huynh học sinh bắt quỳ gối xin lỗi làm dư luận phẫn nộ chưa xong, hôm nay báo chí tiếp tục phanh phui một câu chuyện khác, khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ về thân phận của nghề giáo: Học sinh lớp 8 bóp cổ cô giáo ngay tại lớp.

Mời xem link:
https://news.zing.vn/hoc-sinh-lop-8-bop-co-co-giao-ngay-tai-lop-post824171.html

Câu chuyện đáng xấu hổ xảy ra vào ngày 2/3/2018, tại trường THCS Tân Thạch, huyện Châu Thành, Bến Tre.

Trong giờ tiếng Anh do cô C.T.N. đứng lớp, phát hiện học sinh nữ học môn khác, giáo viên yêu cầu em không làm việc riêng, không học môn này trong giờ môn khác.

Trường THCS Tân Thạch - nơi diễn ra vụ việc. Ảnh: Nguyễn Xuân Thắng.

Nhiều lần nhắc nhở, học sinh này không nghe, cô N. thu vở môn học khác của nữ sinh. Ngay lúc đó, nam sinh N.V.M.T. ngồi phía sau văng tục với cô N.

Cô N. mời 2 giáo viên khác đang dạy ở lớp bên cạnh sang chứng kiến vụ việc và khuyên bảo học sinh. Nhưng T. vẫn vừa chửi vừa bóp cổ cô giáo ngay tại lớp trước sự chứng kiến của 2 giáo viên khác và toàn bộ học sinh. 

Phải nhờ giáo viên và học sinh can ngăn, cô N. mới thoát ra được.

Sáng 7/3/2018, ông Nguyễn Thành Lộc, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Châu Thành, xác nhận có sự việc trên tại trường THCS Tân Thạch. Và phòng giáo dục đang cùng với cơ quan chức năng xác minh, làm rõ thông tin để có hướng giải quyết kịp thời và sẽ thông tin khi có kết luận.

Tôi không biết phải nói thế nào về những vụ việc này nữa, chỉ thấy nước mắt chảy vào trong.

22 nhận xét:

  1. Hồi trước, thế hệ học sinh thường khá "sợ" thầy cô, luôn luôn lễ phép chào hỏi, kính cẩn nghe lời. Còn bây giờ, có một thực tế đầy phũ phàng là phần lớn thầy cô giáo đang cảm thấy "bất lực" vì không thể kiểm soát nổi những gì mà các cô cậu học trò của mình đang làm. Bởi vì, thầy cô cứ phạt là sợ đám nhỏ giận dỗi, tổn thương... dẫn đến việc học hành trở nên sa sút, chứ đừng nói gì đến đòn roi hay cái đánh đau điếng như các thầy cô ngày xưa. Không hiểu tại sao bây giờ, hễ mắc sai lầm, bị thầy cô la mắng vài câu, chủ yếu là muốn chúng ta thay đổi, sửa chữa thì một số teen liền cảm thấy mặc cảm, về nhà suy nghĩ mông lung rồi hành động theo ý mình.

    Trả lờiXóa
  2. Thầy cô giáo họ dành rất nhiều tâm huyết hướng dẫn cho bạn những lời hay lẽ phải, nếu chưa nói họ là người lớn tuổi hơn bạn rất nhiều. Và việc tối thiểu bạn cần làm đối với họ chính là kính trọng chứ không phải sẵn sàng đạp đổ mọi thứ chỉ vì bản thân cảm thấy có chút khó chịu hay không vừa lòng. Các bạn hãy làm những điều để người khác có thể nhìn bạn với cặp mắt thân thiện chứ không phải là một cặp mắt khinh thường, hoặc là những cái chỉ trỏ, dòm ngó đầy khó coi.

    Trả lờiXóa
  3. Một người có khả năng đối đáp thông minh, ứng xử khéo léo, lịch thiệp sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự lại bị xa lánh và ghét bỏ. Họ không chỉ cho thấy rằng bản thân đnag không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh. Một học sinh ngoan ngãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ. Hay như trong các cuộc thi hoa hậu chẳng hạn. Trong vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh. Người có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác. Đạo đức của học sinh ngày nay thật đáng xem lại.

    Trả lờiXóa
  4. khi đang là học sinh chúng ta nên học cách ứng xử. Rèn luyện ngay từ những điều nhỏ nhặt sẽ hình thành cho chúng ta một thói quen ứng xử lịch thiệp, có văn hóa. Tục ngữ có câu "Lời chào cao hơn mâm cỗ", lời nói lịch sự, nhã nhặn sẽ luôn tạo được ấn tượng tốt với người đối diện. Cách ứng xử không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn là những hành vi có ý thức. Lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè, yêu thương bố mẹ,… sẽ giúp chúng ta có lối sống lành mạnh và từ đó cách ứng xử cũng trở nên phù hợp. "học ăn, học nói, học gói, học mở" – ứng xử biểu hiện bản thân là một con người phải phép, được giáo dục, có văn hóa.

    Trả lờiXóa
  5. Không chỉ là nhà trường mà cha mẹ phải giáo dục con cái ngay từ nhỏ. Chính vì lo kiếm tiền mà quên đi trách nhiệm dạy con cái của mình. Thầy cô giáo cũng chỉ kèm cặp cho tụi nó ở trường thôi. Còn ngoài giờ học thì nhà trường đâu thể quản lí được nó. Chính lúc này cần đến sự kèm cặp của phụ huynh để con mình không đi sai hướng. Hay bỏ thờ gian quan tâm trò chuyện với con mình 1 tí, và liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để cập nhật thường xuyên tình hình học tập của con ở trường.

    Trả lờiXóa
  6. Nền giáo dục nước nhà ngày càng xuống cấp, học sinh chửi mắng, bóp cổ giáo viên. Đánh nhau tụt quần áo nhau, quay clip lên mạng, phụ huynh học sinh thì bắt giáo viên quỳ xuống xin lỗi. Không biết nói gì nữa luôn. Một phần do sự giáo dục của chính Gia đình và sự ảnh hưởng của lối sống xã hội không tốt nữa

    Trả lờiXóa
  7. Tôi là gv day trên 30 năm. Bất mãn lắm. Hs giờ như ông bà ấy. Gv không dám nói chửi sợ góp ý. Đánh sợ thưa. Nếu nghiêm trị hs mà trường có nê nếp tốt thì cả trường hưởng. Còn sơ suất bị phu huynh thưa thì không ai bênh vực mình hết. Giống như cuộc chiến này gv hoàn toàn bị động chơi voi lạc long giữa chợ doi. Tôi chán nhất là khẩu hiệu TRƯƠNG HỌC THÂN THIỆN...

    Trả lờiXóa
  8. Biết tin này mà khiếp luôn. Tôi đi dạy 38 năm gần về hưu mà thấy đau lòng cái nghề gv bạc bẽo. Ngày xưa hs hiền lắm lúc nào cũng coi trọng thầy cô. Bây một số hs hư lắm có lẽ do ảnh hưỏng của film ảnh bạo lực game chém giết mà ra. Đề nghị nhà nưóc cấm game, phim ảnh khiêu âm... Khôi phục lại tiên học lễ hậu học văn, tôn sư trọng đạo... Đừng để gv bị quì gối, bóp cổ...

    Trả lờiXóa
  9. Xót xa ... "Tôn sư trọng đạo"; "Không thầy đố mày làm nên"; "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"... Tồn tại hơn 2000 năm phải đưa vào bộ luật hình sự để xử phạt thế hệ trẻ này mới được. Báo chí nói mãi rồi vẫn thế; Buồn tủi cho thầy cô giáo ngày nay nhìn phụ huynh, học sinh là sợ; ngược lại với thời tôi đi học; xin chia sẽ cùng thầy cô; mong các cấp chính quyền vào cuộc.

    Trả lờiXóa
  10. Thật không thể hiểu nổi, học sinh bây giờ còn hơn cả côn đồ. Đạo lý Tôn sư trọng đạo của dân tộc đã bị những tên choai choai đó giẫm đạp lên một cách thô bạo. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc, đặc biệt là phía gia đình học sinh, cần phải giáo dục lại con cái của mình. Không thể có những tên học trò mất nết như vậy ở một xã hội học tập hiện nay.

    Trả lờiXóa
  11. Thật đáng sợ, điều gì đang xảy ra với thế hệ trẻ vậy? Phải chăng chính vì con vàng, con ngọc, được bố mẹ cưng chiều, coi thường giáo viên, không còn biết lễ tiết, kỷ luật ở đời nữa nên mới có những hành vi như vậy? Một học sinh THCS sẵn sàng bóp cổ giáo viên thì lớn lên nếu không được giáo dục kỹ lưỡng sẽ dám làm những gì nữa!!!

    Trả lờiXóa
  12. Còn đâu cái thời "tiên học lễ, hậu học văn", "tôn sư trọng đạo"... ngày nay, học sinh dường như biến chất rất nhiều. Liệu đây có phải hệ quả của chính những bậc cha mẹ bênh con đến mức sẵn sàng bắt cô giáo phải quỳ gối trước phụ huynh, học sinh?

    Trả lờiXóa
  13. Nếu học sinh THCS mà dám có những hành động như vậy thì nếu chúng tiếp tục lớn lên như thế này sẽ thành kiểu gì nữa đây? Xuất phát từ không tôn trọng thầy cô, không kính trên nhường dưới, bất hiếu với cha mẹ, và ra đời thì chúng sẽ thành người như thế nào? Cần đặc biệt chú ý tới những học sinh như thế này, đừng để các em đi chệch quỹ đạo.

    Trả lờiXóa
  14. Thật không thể hiểu thế hệ trẻ đang làm cái chuyện gì nữa, mới chỉ là những học sinh THCS mà đã nên những chuyện như thế này thì không hiểu sau này em lớn lên sẽ làm gì nữa. Nhận thức của một con người đâu hết cả rồi, dù các em có ngịch , hư hỏng cũng làm gì đến mức bóp cổ giáo viên dạy mình. Một người thầy (cô) như là một người cha mẹ mình mà lại đi làm những chuyện này thì không biết bậc làm cha , mẹ của em sẽ nghĩ như thế nào nữa về con của mình. Đó cũng là một lời cảnh tỉnh cho các bậc làm cha mẹ khi dạy con mình , và xử lý nghiêm trường hợp này làm tấm gương cũng như là một bài học cho em khi làm ra những chuyện không thể chấp nhận được của một người học sinh.

    Trả lờiXóa
  15. Tôi chứng kiến thảm họa giáo dục ở 1 trường Đại học.
    Thầy bị trò và cũng là đồng nghiệp chửi ngay trong 1 cuộc họp chi bộ là đồ súc sinh vì nghĩ rằng Thầy chơi đểu trò. Sau 1 tuần, anh ta đến xin lỗi Thầy và được bỏ qua. Nhưng sau đó anh ta tiếp tục có các chiêu trò để tấn công hạ bệ người Thầy của mình, và đỉnh cao là khiếu kiên rồi hành hạ ông Thầy đó.
    Tiếc rằng, đằng sau anh ta lại có người bảo kê, giúp đỡ anh ta làm việc đó.
    Tôi được biết, cho đến giờ này ông thầy khốn khổ kia vẫn mở lòng tha thứ cho cậu học trò của mình. Đó là điều đáng quý.
    Còn cậu học trò kia hiện vẫn là giảng viên đại học.
    Các bạn có tin được không, anh ta là giảng viên môn Tư tưởng HỒ Chí MInh.
    Tiếc là tư cách đạo đức của anh ta có vấn đề. Cho đến tân bây giờ, anh ta vẫn chứng nào tật ấy. Tiếp tục có những hành vi kiểu như vậy với những người thầy khác.
    Trò chửi thầy, trẻ k kính trọng già là 2 trong số 5 thảm họa dẫn tới mất nước, sụp đổ chế độ như Lê Quý Đôn đã dạy

    Trả lờiXóa
  16. Một góc nhìn về sự việc cô giáo bị phụ huynh ép phải quỳ gối

    Một góc nhìn về sự việc cô giáo bị phụ huynh ép phải quỳ gối

    GD&TĐ - Sự việc cô giáo bị phụ huynh ép phải quỳ gối ở Trường tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An ngày 28.1.2018 đã gây xôn xao dư luận trong mấy ngày nay. Là một nhà giáo, tôi rất muốn quên đi sự việc đầy cay đắng này, nhưng trước khi quên cũng phải chia sẻ với mọi người vài suy nghĩ để cho nhẹ lòng.
    Trước hết, phải thừa nhận việc cô giáo N dùng hình thức phạt quỳ đối với học sinh là không phù hợp. Nhưng sao các vị phụ huynh không cố để hiểu rằng là cô giáo ai mà chẳng thương trò. Việc xử phạt cũng chỉ mong các cháu chăm ngoan, tiến bộ mà thôi.
    Cô giáo sai về phương pháp sư phạm, nhưng về mục đích thì tôi tin rằng cô chỉ muốn giúp trò ngoan hơn.
    Thêm nữa, sau khi sự việc xảy ra, khi bị phụ huynh ép phải quỳ gối xin lỗi và cô giáo đã làm theo yêu cầu này. Đây cũng là hành động chưa hợp lí của cô giáo N. Tại sao cô lại sợ hãi đến mức phải nhẫn nhục như thế.
    Lẽ ra cô nên bản lĩnh để từ chối đề nghị trái luân thường đạo lí này. Tôi hiểu và thông cảm cho cô N ở chỗ cô là phận nữ nhi liễu yếu đào tơ, trước "kẻ mạnh" cô tỏ ra lép vế. Nhưng tôi lại thấy buồn vì trong tình cảnh sự việc còn có sự chứng kiến của hiệu trưởng, đại diện phụ huynh trường, đại diện phụ huynh lớp. Vai trò những người này ở đâu?
    Theo báo chí tôi được biết vị hiệu trưởng can thiệp qua quýt rồi bỏ đi dự giờ, vị đại diện phụ huynh trường cũng bỏ đi, để mặc các vị phụ huynh trong cuộc với cô giáo ở lại. Cách hành xử của những người có trách nhiệm này là không thể chấp nhận được.
    Sinh ra đoàn thể để làm gì đây? Sao đoàn thể lại có thể để cô giáo cô đơn khi cô cần được bảo vệ một cách chính đáng?
    Còn về vị phụ huynh kia, là một luật sư, là người có học hành mà ứng xử như thế thì quả là đáng bị phê phán nghiêm khắc. Hành động ép buộc cô giáo của con mình phải quỳ gối hoàn toàn trái với luân thường đạo lí và cần phải bị lên án. Điều tôi muốn nói nhất ở đây là hành động xấu xí của vị phụ huynh kia xuất phát từ đâu? Có phải đó là cách hành xử và tư duy vô cảm, thù địch.
    Xưa các cụ vẫn răn dạy rằng "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy", nhưng nay đã có những vị phụ huynh không những không trân trọng mà còn xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của thầy cô.
    Chỉ vì "con vàng con bạc" mà họ dẫm đạp lên cả đạo lí. Cách hành xử và bao bọc con cái như thế, liệu mai này các cháu có khôn lớn nên người được không khi được sống trong môi trường gia đình có bố mẹ như thế ?
    Càng nghĩ về sự việc này càng thấy cay đắng. Nhưng tôi muốn nói với mọi người rằng chúng ta đừng ngồi đó để chê trách và phẫn nộ, đừng phán xét nhiều. Muốn xã hội tốt đẹp, muốn thế hệ con cháu trưởng thành thì chúng ta phải chung tay hành động. Phải dạy cho các cháu biết sống theo đạo lí, phải đấu tranh chống lại hành động trái luân thường, và hãy luôn có cách ứng xử nhân văn, bao dung, độ lượng.
    Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, tôi mong cô giáo N hãy bình tâm trở lại và vững niềm tin vào nghề cao quý. Xã hội vẫn còn những điều bất cập, muốn thay đổi thì một phần trách nhiệm thuộc về chúng ta.
    TS Nguyễn Trọng Đức - giáo viên môn Ngữ văn - trường THPT chuyên Hà Tĩnh

    Trả lờiXóa
  17. Vụ việc của nam sinh vừa rồi trên bài viết thực sự là một điều đáng lên án trong môi trường bục giảng. Không thể để cho những học sinh có những hành động mất đi nét đẹp của giảng đường và vô đạo đức như vậy có thể tiếp tục đi học. Trong vụ việc lần này cần phải có trách nhiệm của phụ huynh can thiệp.

    Trả lờiXóa
  18. Vụ cô giáo bị phụ huynh học sinh bắt quỳ gối xin lỗi làm dư luận phẫn nộ chưa xong, hôm nay báo chí tiếp tục phanh phui một câu chuyện khác, khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ về thân phận của nghề giáo: Học sinh lớp 8 bóp cổ cô giáo ngay tại lớp.
    Thực sự là rất đau lòng!

    Trả lờiXóa
  19. Thực sự tôi không ngờ đạo đức của học sinh bây giờ xuống cấp đến như vậy. Nhiều khi con hư, gia đình đổi cho nhà trường,đổi cho xã hội. Nhưng những ông bố, bà mẹ hãy xem lại về cách hành xử của con mình để kịp thời dạy dỗ. Hãy để các con là tương lai của đất nước, chứ đừng là mầm họa của đất nước.

    Trả lờiXóa
  20. Nhiều lần nhắc nhở, học sinh này không nghe, cô N. thu vở môn học khác của nữ sinh. Ngay lúc đó, nam sinh N.V.M.T. ngồi phía sau văng tục với cô N.

    Cô N. mời 2 giáo viên khác đang dạy ở lớp bên cạnh sang chứng kiến vụ việc và khuyên bảo học sinh. Nhưng T. vẫn vừa chửi vừa bóp cổ cô giáo ngay tại lớp trước sự chứng kiến của 2 giáo viên khác và toàn bộ học sinh.

    Phải nhờ giáo viên và học sinh can ngăn, cô N. mới thoát ra được.
    ôi những côn đồ ngồi trên ghế nhà trường!

    Trả lờiXóa
  21. Thực sự đọc câu chuyện phụ huynh bắt giáo viên quỳ nhận lỗi, và giờ đến việc học sinh bóp cổ giáo viên khi giáo viên nhắc nhở mà tôi thấy không khỏi xót xa, đau lòng. Chưa bao giờ nghề giáo bị coi thường như vậy. Đạo đức con người đã xuống cấp một cách trầm trọng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog