Chia sẻ

Tre Làng

Đứng lên đi em!

Đứng lên em!

Phong Du

(GDVN) - "Đứng lên em bốn mươi phút đủ rồi/ Bốn mươi phút nén dồn bao buồn tủi/ Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi/ Bốn mươi phút quỳ… Dài lắm phải không em?"

(Tác giả Phong Du từ Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh gửi tặng cô giáo B.T.C.N - Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An)

Đứng lên em bốn mươi phút đủ rồi,
Bốn mươi phút nén dồn bao buồn tủi,
Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi,
Bốn mươi phút quỳ… Dài lắm phải không em?

Đứng lên đi để thấy rõ trắng đen,
Nào ai thắng thua giữa bên tình bên lý.
Nghề cao quý trong những nghề cao quý,
Đến lúc này mạt vận đến thế sao?

Kẻ hàm ơn vênh váo đứng ngôi cao,
Bắt người thầy cúi đầu quỳ phía dưới.
Ôi, lịch sử qua mấy ngàn năm tuổi,
Đã bao giờ có chuyện thế này chưa?

Đã là trò – dẫu thái tử con vua,
Cũng phải nghiêm mà tuân theo phép tắc.
Khi mắc lỗi dẫu bị thầy trách phạt,
Chuyện thường tình như thế có gì đâu.

Người với người phải tôn trọng lẫn nhau,
Huống chi đây – em lại là nhà giáo.
Đâu giản đơn chỉ là nghề cơm áo,
Mà quên đi chuyện đạo nghĩa Thầy – Trò!

Đứng lên em, sao em phải đắn đo,
Sức ép ư – cùng lắm là mất việc!
Đời đã bạc đâu còn gì phải tiếc,
Miễn sao mình giữ trọn chữ nhân tâm.

Thầy thời nao chả bán phổi nuôi thân,
Trò thời nao chả đổi cơm lấy chữ?
Chả nhẽ thời nay, nhà trường như quán chợ,
Cuộc mua bán này sòng phẳng đến thế chăng?

Nên người ta mới chẳng thấy lăn tăn,
Tự cho mình cái quyền uy tối thượng.
Trách mắng rồi, còn bắt thầy quỳ xuống,
Chuẩn mực nào đo đạo đức, em ơi!

Nếu luật không nghiêm thì còn có đạo trời,
Nên em ạ, ngẩng cao đầu mà sống.
Nghề của mình cần nhất lòng tự trọng,
Đứng lên em, đừng tự đánh mất mình!

Phong Du

11 nhận xét:

  1. Nặc danh11:57 10/3/18

    Cô quỳ xuống cho nghĩa tình sáng tỏ,
    Cho tỉnh bừng những ẩn uất lâu nay.
    Cám ơn cô tâm nhẫn nhục tuyệt vời,
    Cô quỳ xuống nhưng ai kia gục ngã!

    Trả lờiXóa
  2. Đất nước mình ngộ quá phải ko em....

    Trả lờiXóa
  3. HÀNH UNG15:49 10/3/18

    Luận điểm thứ hai: Không có biện pháp kỷ luật thì sao gọi là giáo dục?
    .........................
    Kỷ luật thì sao?

    Tôi từng đi du học ở châu Âu. Đó là nơi mà chúng ta vẫn thường ca ngợi về sự hoàn mỹ trong nền giáo dục của họ.

    Được! Vậy tôi và các bạn cùng xem thử xem, nội quy của các trường học tại Anh nghiêm khắc tới mức nào.

    Nghị viện Anh đã thông qua một điều luật có nội dung khái quát là: "Trong trường hợp đã cảnh cáo nhiều lần, cho phép các giáo viên được áp dụng những biện pháp cần thiết, bao gồm cả "tiếp xúc thân thể" trong phạm vi nhất định để khiến những học sinh không tuân thủ kỷ luật buộc phải chấp hành kỷ luật".

    Nói trắng ra, là các giáo viên tại Anh có quyền kỷ luật những học sinh vi phạm kỷ luật bằng hình thức đánh.
    ...................................
    Mặc dù chỉ đề cập đến nền giáo dục của Trung Quốc hiện nay song bài diễn thuyết của giáo sư Tiền Văn Trung nếu vượt qua biên giới Trung Quốc, có lẽ nó cũng sẽ chạm đến tư duy, suy nghĩ của rất nhiều phụ huynh ở những nước khác trong đó có Việt Nam.

    Giáo dục hiện nay, đúng là có rất nhiều điều đáng bàn!

    (Trích trong bài:Bài diễn thuyết chấn động TQ: Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú)

    Trả lờiXóa
  4. Đứng lên em để em khẳng định mình
    Một Nhà giáo luôn có tâm trong sáng
    Để dư luận sẽ ngàn lần phỉ báng
    Tên đốn mạt kia, kẻ đã bắt em quỳ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chuyện cô giáo phải quỳ trước mặt phụ huynh là một hình ảnh không thể chấp nhận được trong môi trường sư phạm, nó rất phản cảm, làm mất đi tinh thần tôn sư trọng đạo của nhân dân ta vốn đã được xây dựng từ lâu nay

      Xóa
  5. Chuyện giáo viên phạt học sinh là chuyện vô cùng bình thường.Có sự dạy dỗ của người thầy thì học sinh mới nên người được.Cô giáo không phải hổ thẹn với việc mình làm. Có trách thì trách các bậc phụ huynh kia quá nuông chiều con, không biết tôn sư trọng đạo dẫn đến sự việc đau lòng này xảy ra.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi thật sự sốc và vô cùng buồn khi phụ huynh (lại là một thư ký của hội luật sư) có hành động như vậy. Tôi không hiểu ông có muốn con ông thành người tử tế, hay sau này thành những kẻ du côn như ông. "Tôn sư trọng đạo" với những con người này không còn ý nghĩa gì nữa rồi!

    Trả lờiXóa
  7. Tôi thì thấy thế này:
    Thứ nhất: hành động của phía phụ huynh là không thể chấp nhận được. Dù ông là ai thì phải luôn tôn trọng người thầy (có thể họ dạy con mình hoặc có thể không). Tôn trọng người khác chính là tôn trọng bản thân mình.
    Thứ hai: Phía cô giáo, áp dụng hình phạt này cũng không nên, có nhiều cách để phạt.

    Trả lờiXóa
  8. Đất nước mình ngộ quá phải không em?
    Khi mà phụ huynh chà đạp lên người thầy một cách không thể chấp nhận được.
    Khi mà phụ huynh mong con mình sau này thành người, nhưng lại luôn lấp liếm, coi nhẹ những cái sai của con mình.
    Khi mà người có văn hóa giải quyết sự việc bằng cái đầu vô văn hóa?
    Buồn!

    Trả lờiXóa
  9. Những câu thơ được dành tặng cho cô giáo N để nêu lên được những điều khuyên bảo của một người thầy. Phụ huynh đã làm nên những điều mà trong lịch sử lâu nay chưa diễn ra, và những hành động đó làm tổn hại nghiêm trọng đến danh dự và phẩm chất của 1 nghề cao quý nhất lâu nay. Hành động không suy nghĩ của phụ huynh khi nghe theo lời của con mình đã gây ra những điều mà dư luận thấy bức xúc quá nhiều. Mong sẽ không còn tình trạng như thế này nữa.

    Trả lờiXóa
  10. cả hai bên đều có lỗi sai, cô bắt trò quỳ gối, phụ huynh bắt cô quỳ gối. Nhưng trò lang bố buồn cười quá mà, nhưng vấn đề này lại đang rấy lên một vấn đề đó là sự suy thoái biến chất của một số giáo viên, những người đi đầu trong giáo dục mà suy thoái thì còn dạy bảo được ai

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog