Chia sẻ

Tre Làng

Ai đang thổi phồng xung đột ở xã Đồng Tâm để trục lợi?

Ngày 15.4.2017, khi vụ tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội lên đến cao trào, nhóm người bạo động của xã này đã bắt 38 cảnh sát, nhà báo và cán bộ làm con tin. Sau nhiều xung đột và đối thoại giữa các bên, đến tháng 7/2017, vụ việc này đã bắt đầu có hướng giải quyết. 

Tuy nhiên, từ đầu năm 2018, nhóm bạo động mang tên “tổ Đồng Thuận”, do dòng họ Lê Đình dẫn dắt, đã có nhiều động thái để “hâm nóng” lại cuộc xung đột. Cụ thể, chỉ trong ba tháng đầu năm, nhiều gương mặt trong phong trào chống Cộng Việt Nam đã đổ xô đến “thăm hỏi, động viên” “tổ Đồng Thuận”. Số này bao gồm Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Đình Ấm, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Ngô Duy Quyền, Nguyễn Lê Hùng, Nguyễn Thúy Hạnh, Trịnh Bá Phương... Họ là thành viên của nhiều nhóm chống Cộng - như “No-U Hà Nội”, “dân oan Dương Nội”, “Hội Anh em Dân chủ”, “Hội Bầu bí Tương thân”… - tất cả đều có liên quan ít nhiều đến đảng khủng bố Việt Tân, một tổ chức chuyên kích động, lợi dụng những người dân thiếu hiểu biết.

Mới đây, ông Lê Đình Công, một trong những người cầm đầu “tổ Đồng Thuận”, lại vận động người dân Đồng Tâm tổ chức lễ kỷ niệm 1 năm vụ bắt cóc con tin ngày 15 tháng 4 năm 2017. Theo một bài viết trên trang Loa Phường, thì “tổ Đồng Thuận” đã gõ cửa từng nhà dân để thu tiền tổ chức buổi lễ. Những hộ không nộp tiền đều bị họ chửi bới, đe dọa, quy là “phản lại dân Đồng Tâm” (3). Hành động tống tiền của “tổ Đồng Thuận” nhắc chúng ta nhớ đến thủ đoạn của đảng khủng bố Việt Tân, khi đảng này cho mafia gõ cửa từng nhà dân trong cộng đồng người Việt hải ngoại, để ép đồng bào đóng tiền “ủng hộ quân kháng chiến”. 

Vụ tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm có rất nhiều tình tiết phức tạp, bí ẩn. Trong vụ này, ngay cả đơn thư khiếu kiện của những hộ dân cùng “phe” cũng còn chứa một số điểm mâu thuẫn. Sau đó, vì cả báo chí chính thống, dư luận mạng lẫn người trong cuộc đều chỉ cung cấp một phần sự thật, mà độc giả ở xa không có cách nào để kiểm chứng, thông tin quanh vụ việc này càng hỗn loạn hơn. Nên nói một cách trung thực và công bằng, thì độc giả không có đủ căn cứ để kết luận rằng trong vụ này ai đúng ai sai, và đâu là cách giải quyết tốt nhất.

Tuy nhiên, ta không nên để tình huống phức tạp che khuất những sự thật đơn giản. Nếu bình tĩnh nhìn lại toàn cảnh vụ việc, độc giả sẽ thấy trong cuộc xung đột, “tổ Đồng Thuận” và các hội đoàn chống Cộng không hề có chung lợi ích với người dân. Người dân Đồng Tâm chỉ được lợi nếu cuộc xung đột được giải quyết một cách êm thấm, giúp họ nhận được khoản hỗ trợ, đền bù. Trong khi đó, “tổ Đồng Thuận” và các hội đoàn chống Cộng lại được lợi khi xung đột không được giải quyết. 

Cụ thể:

- Dòng họ Lê Đình, lực lượng cầm đầu “tổ Đồng Thuận”, cần lợi dụng cuộc xung đột để giữ quyền lực. Không phải tự nhiên mà họ Lê Đình tự cho mình cái tư cách đại diện cho người dân Đồng Tâm. Từ nhiều năm nay, những chức vụ cao nhất ở Đồng Tâm đều nằm trong tay họ Lê Đình. Chẳng hạn, Lê Đình Kình từng làm Bí thư Đảng ủy, Lê Đình Thuận từng làm Phó Bí thư Đảng ủy, Lê Đình Thuần từng làm Phó Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND Xã… Như vậy, dòng họ Lê Đình chẳng khác gì một hào trưởng địa phương, cầm quyền trong trật tự “phép vua thua lệ làng”. Việc Lê Đình Công bao vây, dọa đánh những người dân làng ủng hộ phương án giải tỏa đất đai của nhà nước, hoặc đến từng nhà dân dọa nạt, đòi thu tiền tổ chức hội hè, là những biểu hiện rõ ràng của trật tự địa phương đó. 

- Nếu xung đột ở Đồng Tâm được giải quyết theo đúng trình tự mà pháp luật quy định, và theo phương án của trung ương, thì trật tự địa phương này sẽ được ổn định, khiến dòng họ Lê Đình mất quyền lực. Vì vậy, họ quyết tâm duy trì cuộc xung đột này, dù việc đó đi ngược lại lợi ích thiết thực của dân chúng. Giờ đây, tương tự đảng Việt Tân ở hải ngoại, họ đang tiếp tục cầm quyền bằng cách duy trì một “thiết quân luật” và một không khí thời chiến ở Đồng Tâm.

- Các hội đoàn chống Cộng cần lợi dụng cuộc xung đột để xây dựng lực lượng cho mình. Họ tìm mọi cách “chính trị hóa” cuộc xung đột, biến những xung đột lợi ích xoay quanh vấn đề đất đai thành những xung đột chính trị giữa nông dân và thể chế. Họ kêu gọi nông dân biểu tình, để đòi những củ cà rốt mơ hồ như “công lý cho người bị hại” hoặc “quyền tư hữu đất”, thay vì tìm cách đạt được những quyền lợi thiết thực của bản thân. Nông dân biểu tình càng nhiều thì quân số và tiền tài trợ của các hội đoàn chống Cộng càng phình to, trong khi lợi ích thực tế của nông dân càng nhỏ lại.

Tóm lại, dù ai đúng ai sai trong cuộc xung đột ở Đồng Tâm, thì “tổ Đồng Thuận” và các hội đoàn chống Cộng liên quan cũng đang cố duy trì, thổi phồng xung đột để tìm cách trục lợi. Khi tổ chức lễ kỷ niệm một năm vụ bắt cóc, họ khiêu khích chính quyền, để khơi lại cuộc xung đột tưởng đã êm xuôi. Nếu xung đột bùng phát trở lại, họ sẽ dùng những màn “Chí Phèo ăn vạ”, như vụ Lê Đình Kình bị gãy chân năm ngoái, để trục lợi từ dư luận và nước ngoài.

Vì vậy, cả các cơ quan hữu quan lẫn dư luận đều nên giữ thái độ bình tĩnh, thực tế, công tâm, tránh rơi vào màn “biến không thành có”, “chuyện bé xé ra to” của các nhà chống Cộng và tổ Đồng Thuận

6 nhận xét:

  1. Cuối cùng cũng phải nói khâm phục các sư phụ ở Đồng Tâm . Chắc chắn các quan trong triều ,từ bé đến nhớn đéo bao giờ được dân ủng hộ như ở Đồng Tâm . Chúc các đồng chí mạnh khoẻ ,kiên cường chống lại quân đội cùng nhà nước .

    Trả lờiXóa
  2. Bố con ông Kình và bọn Đồng Thuận chứ ai. Vì chúng biết rõ vụ này chúng vẫn còn trục lợi được nên vẫn cố kéo sự việc lên mức nóng. Giờ lại còn đám phản động nhảy vào, kiểu gì bọn nó chả cho bố con ông tí để làm sự việc căng thẳng lên để tiện bề lợi dụng chứ.

    Trả lờiXóa
  3. Gen "Chí Phèo" có là thật các bác ạ :)) Ông Kình "chống tham nhũng" mới một "lịch sử vẻ vang" các vi phạm pháp luật, kiện tụng và ăn trắng tiền của người ta, thì nay đến ông con "tiến hoá" còn kinh hơn thế. Mặt dày đi thu tiền kỷ niệm 1 năm ngày Đồng Tâm. Kỷ niệm cái j không kỷ niệm đi kỷ niệm 1 năm =)). Nghe như vẻ vang, anh hùng lắm! MÀ cũng đúng, từ ngày chúng nó gây ra cái trò này, đâm ra chúng nó lại có thêm thu nhập!

    Trả lờiXóa
  4. Cha con ông Kình và nhóm Đồng Thuận giờ lại còn tổ chức 1 năm ngày lễ kỷ niệm thì quả là nực cười. Như một chiến tích "đáng khoe" của nhà ông lắm đấy. Mà cũng phải, bao rắc rối từ vụ việc này chẳng phải đều do con cháu là dòng họ Lê Đình gây ra sao. Ông cũng là người đầu tiên chắp bút cho việc cán bộ, nhân dân xà xẻo đất sân bay Miếu Môn còn gì. Đúng là vô liêm sỉ.

    Trả lờiXóa
  5. một cái kỷ niệm đáng xấu hổ mà cũng khoe mẽ thì không hiểu nổi con người Lê ĐÌnh Kình, Lê ĐÌnh Công thế nào nữa. tất cả mọi việc đã được giải quyết rõ ràng rồi mà lại còn cố kéo dài để kiếm thêm đây. bọn rận chủ thì cứ thấy đâu có động tí là tìm tới,như vậy là chúng chỉ lợi dụng lẫn nhau mà thôi, chứ chắc chẳng có ân nghĩa gì cả. sự việc càng bị thổi phồng, càng xung đột thì cha con ông Kình càng phải đứng mũi chịu sào mà thôi. ngu thì chết. vậy thôi

    Trả lờiXóa
  6. Đề nghị bộ chính trị, ban bí thư chính thức vào cuộc xử lí vấn đề này một cách dứt điểm, không để lâu vấn đề này gây bức xúc trong dư luận. Sự việc này đã đi quá mức và gần như nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền địa phương, gây nên sự mất ổn định chính trị, đặc biệt có dính lứu đến những thành phần thù địch, phản động trong nước, nhóm lợi ích vẫn khống chế chính quyền cơ sở và lộng hành, đe doạ trực tiếp đến quyền lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng nơi đây.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog