Chia sẻ

Tre Làng

Chỉ trong vài ngày, cán bộ hải quan nhận hối lộ gần 1 tỉ đồng


Lợi dụng nhiệm vụ ở đội Kiểm soát hải quan, Duy ép buộc các doanh nghiệp phải chi tiền để hàng hóa không bị kiểm tra. Chỉ trong vài ngày Duy đi nước ngoài không kịp cất giấu, cơ quan chức năng phát hiện các doanh nghiệp đã nhét 64 phong bì trị giá gần 1 tỉ đồng vào nhà Duy.

Đề nghị triệu tập điều tra viên

Ngày 9/4, TAND TPHCM đưa ra xét xử bị cáo Nguyễn Trường Duy (công chức Đội Kiểm soát hải quan - Cục Hải quan THCM) về tội nhận hối lộ.

Do tính chất phức tạp của vụ án nên HĐXX đã triệu tập 42 người tham dự phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; trong đó có ông Đinh Ngọc Thắng - Phó cục trưởng phụ trách Cục Hải quan TPHCM.

Tuy nhiên, tại phiên tòa sáng nay chỉ có 18 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới tòa. Theo báo cáo của thư ký thì ông Đinh Ngọc Thắng vắng mặt không có lí do.

Bị cáo Duy nghe đại diện Viện KSND TPHCM đọc cáo trạng.

Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 2 ngày.

Trong phần thủ tục, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Duy) trình bày trong quá trình điều tra bị cáo Duy cho rằng mình bị bức cung, nhằm làm sáng tỏ vấn đề này luật sư đề nghị HĐXX triệu tập 2 điều tra viên của Bộ Công an tới tham dự phiên tòa. Ngoài ra, luật sư Hoài cũng đề nghị triệu tập đại diện tập đoàn viễn thông quân đội.

Đại diện Viện KSND TPHCM cho rằng sự vắng mặt của những người liên quan không ảnh hưởng tới quá trình xét xử vì trong hồ sơ đã có lời khai của những người này. Trong hồ sơ cũng thể hiện việc điều tra không có vi phạm tố tụng nên không cần thiết phải triệu tập điều tra viên.

Sau khi hội ý, HĐXX nhận định sẽ căn cứ tình hình diễn biến phiên tòa mà HĐXX sẽ quyết định có triệu tập theo những yêu cầu của luật sư hay không.

Theo cáo trạng, từ tháng 1 đến tháng 12/2015, lợi dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội Kiểm soát hải quan và của cá nhân, Duy đã có hành vi phạm tội. Cụ thể, Duy dùng nhiều thủ đoạn để thỏa thuận, yêu cầu các doanh nghiệp (DN), người làm thủ tục khai báo hải quan cho DN phải chi tiền cho mình. Mục đích của việc chi tiền là để hàng hóa của các DN khi nhập khẩu sẽ không bị kiểm tra.

Duy đã sử dụng địa chỉ nhà riêng tại đường Trần Khắc Chân (phường Tân Định, quận 1, TPHCM) và phòng làm việc ở cảng Cát Lái làm nơi nhận tiền. Đồng thời Duy cũng thông qua mẹ ruột của mình để nhận hối lộ của 50 DN với tổng số tiền 542 triệu đồng.

Ngày 29/12/2015, khi công an bắt quả tang Duy tại nhà mẹ ruột, khám xét nhà đã phát hiện và niêm phong 64 bì thư và giấy gói tiền, tổng cộng thu giữ 964,5 triệu đồng. Ban đầu Duy bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS). Đến tháng 7/2016, cơ quan tiến hành tố tụng đã thay đổi, truy tố Duy về tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS) và truy tố bổ sung tội buôn lậu (Điều 153 BLHS) xảy ra tại Công ty Nam Hà Sơn để điều tra.

Không xử lý người đưa hối lộ

Kết quả điều tra đã xác định ngoài việc lợi dụng chức trách, nhiệm vụ, Duy còn dùng nhiều thủ đoạn tinh vi như lợi dụng tâm lý lo ngại của DN, người làm dịch vụ hải quan khi hàng hóa nhập khẩu để kiểm tra. Trong số 50 DN chi tiền cho Duy có 12 đơn vị từng bị Đội Kiểm soát hải quan của Duy phối hợp kiểm tra hàng hóa.

Duy còn thường xuyên sử dụng, thay đổi SIM điện thoại và dùng SIM rác để liên lạc, thỏa thuận với các DN và cá nhân làm thủ tục khai báo hải quan để che giấu tội phạm. Bị can cũng lợi dụng địa điểm không phải là nơi cư trú của mình và dùng người thân trong gia đình để nhận tiền bất hợp pháp. Cơ quan điều tra xác định đây là hành vi nhận hối lộ rất nghiêm trọng.

Theo cáo trạng, tại cơ quan điều tra, Duy không thừa nhận nhưng căn cứ vào các lời khai và tài liệu thì có đủ căn cứ kết luận hành vi phạm tội. Các chứng cứ này được thu thập từ các chủ DN, người làm thủ tục hải quan cho DN; danh sách số điện thoại của các cơ quan viễn thông; kết luận giám định giọng nói trong các file ghi âm cuộc gọi giữa Duy và người làm dịch vụ hải quan; kết quả đối chất của những người có liên quan với mẹ Duy; lời khai các công chức hải quan liên quan và các tài liệu chứng cứ khác.

Về hành vi buôn lậu xảy ra tại công ty Nam Hà Sơn có liên quan đến một số đối tượng đang là bị can trong vụ án khác, cơ quan điều tra không thể hoàn thành sớm việc điều tra nên đã tách ra để xử lý sau.

Đối với các DN đã đưa hối lộ cho Duy, kết quả điều tra xác định do bị đe dọa ép buộc và sợ phát sinh chi phí khi DN bị kiểm tra hàng hóa lúc làm thủ tục hải quan nên đã đưa tiền cho Duy. Hành vi của các đối tượng đã cấu thành tội đưa hối lộ, tuy nhiên áp dụng chính sách hình sự trong việc phân loại xử lý nên không xử lý các đối tượng trên tội đưa hối lộ.

Xuân Duy

8 nhận xét:

  1. Nguyễn Trường Duy đã lợi dụng chức vụ,quyền hạn để ép các doanh nghiệp chi tiền cho mình để không phải bị kiểm tra hàng. Dường như đạo đức và ý thức tránh nhiệm là hai khái niệm không có trong tư tưởng của người cán bộ này. Đồng tiền đã che mờ con mắt của người này để rồi dấn thân vào con đường tội lỗi. Mong rằng tòa án sẽ có bản án nghiệm minh để trừng phạt Duy về những tội danh mà hắn gây ra.

    Trả lờiXóa
  2. Thế này thì làm sao những việc làm của hải quan còn có thể chặt chẽ, đúng quy trình, đúng chức năng mà nhà nước và nhân dân giao phó cho ngành hải quan nữa. Thật thất vọng cho một bộ phận cán bộ lợi dụng chức vụ để nhận hối lộ, nhũng nhiễu nhân dân, tham ô tiền thuế của đất nước. Những đối tượng này cần phải bị xử lý nghiêm khăắc.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là không thể xem nhẹ việc cán bộ hải quan ăn hối lộ của các ông chủ và các nhà kinh doanh buôn bán, mỗi lần 1 ít nhưng nhiều người nhiều lần thì lại thành một cục to đùng, Không giải quyết vấn đề này sớm không được rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Với vai trò của người gác cửa, là đơn vị tuyến đầu, Hải quan cần có cách tiếp cận nhiều mũi trong cuộc chiến chống lại việc buôn bán những sản phẩm nguy hiểm để bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho ngườì tiêu dùng. Nhưng nếu với cách làm này đang diễn ra ở nhiều cửa khẩu, thử hỏi ngành hải quan đang hoạt động với vai trò mà đảng và nhà nước giao phó, hay hoạt động để làm giàu cho 1 nhóm đối tượng cán bộ???

    Trả lờiXóa
  5. Lợi dụng nhiệm vụ ở đội Kiểm soát hải quan, Duy ép buộc các doanh nghiệp phải chi tiền để hàng hóa không bị kiểm tra. Chỉ trong vài ngày Duy đi nước ngoài không kịp cất giấu, cơ quan chức năng phát hiện các doanh nghiệp đã nhét 64 phong bì trị giá gần 1 tỉ đồng vào nhà Duy.

    Trả lờiXóa
  6. Ngoài vấn đề về thời gian, thủ tục, thì liệu có vấn đề gì trong những lô hàng không bị kiểm tra kia không? Những chỗ nhạy cảm như vậy, chắc cần luân chuyển cán bộ thường xuyên và phải cho những người "không thích tiền" làm ở vị trí đó!

    Trả lờiXóa
  7. phải thừa nhận một điều là các đối tượng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu là những miếng mồi ngon cho những quan chức hải quan tha hoá, biến chất, nhận hối lộ. Để phát hiện được những trường hợp hải quan nhận tiền hối lộ như thế này là không hề khó khăn gì. Xuất phát từ nguồn tin tố giác của doanh nghiệp thì tất cả sẽ sáng tỏ thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Đề nghị thanh tra chính phủ sớm vào cuộc kiểm tra toàn diện mọi hoạt động của ngành hải quan các đơn vị, địa phương, đặc biệt là những đơn vị địa phương trọng điểm về kinh tế, xuất nhập khẩu qua biên giới, hải cảng. Đặc biệt chú ý điều tra, theo dõi những hoạt động bất thường của các cán bộ ngành hải quan bị nhân dân và doanh nghiệp tố giác nhằm ngăn chặn triệt để những hành vi tham nhũng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog