Chia sẻ

Tre Làng

Chiến tranh Việt Nam và thái độ của Hàn Quốc


Hàn Quốc đã tạo ra điều kỳ diệu sông Hàn nhờ lợi nhuận khổng lồ của việc tham gia Chiến Tranh Việt Nam. Sau khi chiến tranh kết thúc, chính quyền Hàn Quốc đã kiểm duyệt chủ đề sự tham chiến của Hàn Quốc tại Việt Nam trong nhiều năm và thành công trong việc dựng lên một hình ảnh xuyên tạc về chiến tranh Việt Nam trong trí óc người dân. Trong hình ảnh xuyên tạc đó, họ chỉ là lính đánh thuê cho Hoa Kỳ để kiếm tiền và không phải chịu trách nhiệm về những tội lỗi đã gây ra. 


Việc lảng tránh trách nhiệm được thực hiện bằng cách khai thác khía cạnh đau khổ của người Hàn để chứng tỏ rằng họ cũng chịu đau khổ như Việt Nam và qua đó lảng tránh bản chất của cuộc chiến tranh, nhưng đồng thời chính quyền Hàn Quốc cũng bỏ mặc cựu chiến binh Hàn Quốc, không thừa nhận họ. Hàn Quốc lảng tránh trách nhiệm trong khi không ngừng lên án tội ác chiến tranh của Mỹ và Nhật Bản đối với Hàn Quốc trong Chiến Tranh Triều Tiên với cùng một luận điểm. Điều này trở thành một thứ đạo đức giả mà người Hàn không thể thoát ra được.

Khi kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, Hàn Quốc trở thành nước đầu tư lớn nhất ở Việt Nam thì hình ảnh Việt Nam tại Hàn Quốc lại bị biến thành một kiểu hình ảnh thuộc địa với lợi nhuận dễ kiếm và các cơ hội phiêu lưu kỳ thú. Nhưng điều này cũng đánh dấu sự cáo chung cho quan điểm đạo đức giả mập mờ của Hàn Quốc về chiến tranh Việt Nam, họ buộc phải đối mặt với sự thật, do không thể tiếp tục hợp tác kinh tế với Việt Nam đồng thời vẫn tiếp tục lảng tránh quá khứ. Đây có lẽ là lý do khiến phong trào hối lỗi và đền bù cho Việt Nam nổi lên ở Hàn Quốc.

Lý do của bài báo này tất nhiên là để chống lại quan điểm phổ biến của người Hàn về chiến tranh Việt Nam và việc đổ trách nhiệm sang cho Hoa Kỳ. Song tại sao Hàn Quốc, một chư hầu dễ bảo của Hoa Kỳ, lại chống lại Hoa Kỳ bằng cách này? 

Câu trả lời là sau những cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997-98, Hoa Kỳ đã cho thấy không còn giữ được địa vị siêu cường, do vậy Hàn Quốc tìm cách thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Hoa Kỳ để vươn lên. Trong bối cảnh đó, phong trào bài Mỹ phát triển mạnh mẽ hơn ở Hàn Quốc và việc Hàn Quốc tự nạn nhân hóa mình để lên án Mỹ trở thành chìa khóa cho tình thế lưỡng nan khi mà họ vừa là đồng minh thân cận Mỹ vừa phải hòa giải với các cựu thù để tìm cách thoát Mỹ. Giới học giả Mỹ hiểu điều này, do vậy họ tìm buộc Hàn Quốc phải gánh trách nhiệm về những gì đã làm.

Một điểm đáng chú ý nữa là khi Hàn Quốc và Mỹ tìm cách đổ lỗi cho nhau về sự tham chiến của Hàn Quốc ở Việt Nam thì giới trí thức thân phương Tây ở Việt Nam cũng bị mắc kẹt theo, một mặt họ ca ngợi Hàn Quốc là hình mẫu phát triển nhờ theo Mỹ bất chấp việc Hàn Quốc đã kiếm tiền trên xương máu đồng bào họ, nhưng mặt khác khi phải đối diện với sự đả kích Hàn Quốc từ phía Mỹ thì mặc dù đi theo hướng thân Mỹ nhưng lại không thể ủng hộ Mỹ trong việc đó, kết quả là một sự tự kiểm duyệt quan điểm của Mỹ ngay cả khi thân Mỹ.

1 nhận xét:

  1. Hàn quốc không thể lấp liếm được những tội ác của mình trong cuộc chiến tranh ở VN. Họ chính là tay sai đắc lực của Mỹ trong việc phá vỡ sự ổn định trên đất nước VN này. Nhiều năm gần đây, dù đầu tư Hàn Quốc vào VN tăng mạnh nhưng không vì thế mà họ có quyền xuyên tạc lịch sử,phủi hết trách nhiệm trong việc gây ra đau khổ cho dân tộc VN. Hàn Quốc hãy dừng cái trò này lại nếu không muốn bị dư luận ném đá cho hành động hèn hạ này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog