Chia sẻ

Tre Làng

Mưu đồ của nhóm "nhân sỹ trí thức" qua bản tuyên bố đòi tư hữu đất đai nhân 1 năm sự kiện Đồng Tâm?


Mới đây, nhóm Diễn đàn XHDS, CLB Lê Hiếu Đằng và số luôn tự nhận là "nhân sỹ trí thức", cán bộ hưu trí tung ra bản vận động ký tên tập thể đòi quyền tư hữu đất đai nhân sự kiện Đồng Tâm. Như đã đề cập trong bài viết "Các nhóm chống cộng đang mưu đồ gì ở Đồng Tâm", tất cả đều đang bu lấy Đồng Tâm với các ý đồ khác nhau và đều tích cực thổi phồng sự kiện 1 năm Đồng Tâm. Trong lần này, nhóm tự nhận nhân sỹ trí thức này đang thể hiện một độ hăng hái hơn hẳn các nhóm khác. Cụ thể, vì khả năng “đối thoại” đã hết, nhóm Trần Vũ Hải hầu như không còn giữ vai trò nào trong lễ kỷ niệm 1 năm vụ Đồng Tâm. Vì đảng Việt Tân đang bận tạc tượng các lãnh tụ của HAEDC, website của đảng này chỉ đăng lại bài về lễ kỷ niệm qua loa. Dù Nguyễn Anh Tuấn vẫn bám vụ Đồng Tâm, và có quan hệ tốt với “tổ Đồng Thuận”, Tuấn đã chạy trốn ra nước ngoài nên phải dùng lại tin, bài của người khác trên Facebook. Thế là chỉ còn sót lại Nguyễn Quang A, cùng những chân điếu đóm trong nhóm No-U như Nguyễn Xuân Diện, cùng “tổ Đồng Thuận” thổi bánh sinh nhật cho vụ việc đáng tiếc một năm trước.

Tuy nhiên, mối quan tâm của thầy trò Quang A, Xuân Diện lại không ăn nhập với mối quan tâm của “tổ Đồng Thuận” cho lắm. Đúng vào lễ kỷ niệm, Diễn đàn Xã hội Dân sự của Nguyễn Quang A tung ra một bản tuyên bố, mang tên “Tuyên bố về quyền sở hữu đất nhân một năm sự kiện Đồng Tâm”:


Về bản tuyên bố này, cần lưu ý ba điều.

Thứ nhất, đây không phải là lần đầu tiên nhóm Nguyễn Quang A tuyên truyền cho quyền tư hữu đất. Đòi chế độ tư hữu đất là quan điểm xuyên suốt và nhất quán của nhóm Nguyễn Quang A từ nhiều năm nay. Ngoài bản thân Quang A, quan điểm này từng được phát biểu nhiều lần bởi Phạm Chi Lan (5)(6), Lê Đăng Doanh (6), Tương Lai (7), là những thành viên của Viện IDS cũ, tiền thân của Diễn đàn Xã hội Dân sự, Quỹ Phan Chu Trinh và Văn đoàn Độc lập ngày nay (9)(10). Ngay cả Nguyễn Đức Thành, một thành viên thuộc thế hệ trẻ hơn của Quỹ Phan Chu Trinh (10), cũng liên tục tuyên truyền cho quyền tư hữu đất (6).

Thứ hai, thông điệp đòi quyền tư hữu đất bản tuyên bố nêu trên không được tung ra một cách đơn lẻ. Có thể nó nằm trong một chiến dịch truyền thông của Quỹ Phan Chu Trinh. Cụ thể, chỉ 4 ngày trước đó, trong buổi tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I năm 2018, Phạm Chi Lan đã mượn chuyện người Trung Quốc mua đất ở Đà Nẵng để đòi quyền tư hữu đất đai:


Nhân tiện, Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I năm 2018 được soạn bởi VEPR, tổ chức của Nguyễn Đức Thành. Bản thân Nguyễn Đức Thành cũng ngồi ghế chủ nhà trong cuộc hội thảo.

Thứ ba, khi nhóm Nguyễn Quang A đòi quyền tư hữu đất đai một cách dồn dập vào thời điểm này, có thể họ muốn đón trước những thuận lợi từ môi trường quốc tế. Từ đầu năm 2018, ông Donald Trump thường xuyên nhắc đến khả năng Mỹ trở lại TPP. Ngày 12 tháng 4 năm 2018, chỉ ba ngày trước lễ kỷ niệm, Trump yêu cầu cố vấn kinh tế của mình nghiên cứu khả năng Mỹ quay lại TPP (11). Trong khi đó, vào năm 2015, tổ chức VEPR của Nguyễn Đức Thành từng nhận xét rằng trong cuộc đàm phán để gia nhập TPP của Việt Nam, vấn đề sở hữu đất đai là một “nút thắt thể chế” lớn nhất (12).

Như vậy, có lẽ nhóm Nguyễn Quang A đang muốn biến việc đòi quyền tư hữu đất thành một mục tiêu đấu tranh trọng điểm mới của phong trào chống Cộng, để tận dụng được cả “nhân sĩ trí thức”, một số cựu quan chức và đại biểu Quốc hội, các hội đoàn chống Cộng, các “luật sư nhân quyền”, lực lượng “dân oan”, và sức ép mà Việt Nam phải chịu từ các hiệp định thương mại.

Trong trường hợp nhóm Nguyễn Quang A thật sự có dự định đó, tôi nghĩ họ bị hoang tưởng. Cả giới “luật sư nhân quyền” lẫn giới “dân oan” trên cả nước đều đang quá mệt mỏi để cùng họ bước vào một cuộc chiến bất tận, không biết bao giờ mới kết thúc, để đòi những quyền tư hữu trên mây. Đảng Việt Tân vừa mất nhiều chân rết trong nước, và cần thêm nhiều tháng nữa để khôi phục lực lượng của mình. Và Donald Trump chính là người đã vứt bỏ phong trào chống Cộng Việt Nam, cho các đảng viên Việt Tân tha hồ bị cắt tiền tài trợ, bị bắt.

Quan trọng nhất, người nông dân Đồng Tâm chẳng có lợi lộc gì từ quyền tư hữu đất. Nếu Việt Nam thừa nhận quyền tư hữu đất trong bối cảnh hiện tại, thì khu đất mà họ đang đòi chắc chắn không có hy vọng đòi lại. Bởi Viettel hay các đơn vị quốc phòng chứ không phải họ, là bên đang có đủ giấy tờ để chứng mình quyền của mình với khu đất này.

Như vậy, có thể thấy nhóm Nguyễn Quang A không hề giúp đỡ nông dân Đồng Tâm, mà chỉ định lợi dụng nông dân, biến nông dân thành con tốt. Sau khi xong việc, chính quyền tư hữu đất đai sẽ hại người nông dân. Thực tế đang diễn ra trên thế giới cho thấy, quyền tư hữu đất đai không bao giờ bảo vệ được quyền lợi cho tầng lớp nông dân. Về mặt lịch sử, ở miền Nam Việt Nam thời thuộc Pháp, một chế độ tư hữu đất thiếu điều chỉnh đã góp phần biến người nông dân thành nô lệ trong các đồn điền (13).

Về mặt thực tiễn, theo số liệu thống kê của tờ The Guardian (14), thì “dân oan” Việt Nam còn được hưởng một lượng tự do lớn hơn nhiều so với “dân oan” ở nhiều nước dân chủ tư sản. Trong năm 2017, không có bất cứ “dân oan” nào thiệt mạng trong các vụ tranh chấp đất ở Việt Nam. Cùng năm đó, ở Philippines, có 5 “dân oan” bị giết hằng tháng, tức hơn 1 người bị giết mỗi tuần, bởi cảnh sát, quân đội, hoặc người của các tập đoàn. Cả ba nước có nhiều “dân oan” bị giết nhất thế giới trong năm 2017, là Philippines, Brazil lẫn Colombia, đều áp dụng chế độ dân chủ tư bản và thừa nhận quyền tư hữu đất. Trong đó, Brazil và Colombia theo thể chế tam quyền phân lập, còn Philippines và Colombia là đồng minh chiến lược của Mỹ.

Như vậy, khi nhóm Nguyễn Quang A đòi quyền tư hữu đất, họ chỉ biết đến tham vọng chính trị của họ, cùng quyền lợi kinh tế của nhóm lợi ích mà họ đại diện, chứ không hề biết đến quyền lợi thiết thực của người nông dân.

Đến nay kết luận thanh tra đã ban hành rồi. Là người dân, tôi không có đủ thông tin để khẳng định trong vụ Đồng Tâm ai đúng ai sai. Tôi cũng không có đủ trình độ để khẳng định rằng Việt Nam nên theo chế độ công hữu hay tư hữu đất. Nhưng nhìn vào những thực tế vừa trình bày, tôn tin rằng người nông dân Đồng Tâm nên tự lo cho quyền lợi của họ, thay vì nghe theo tiếng gọi của mấy ông “nhân sĩ, trí thức” hoang tưởng, chỉ biết hô hào ồn ào như nhóm Nguyễn Quang A.

Chú thích:

4 nhận xét:

  1. Nặc danh11:26 20/4/18

    Cứ cho cần lao giữ đất, nhà nước dùng công cụ thuế sử dụng đất thôi. Các tiện ích phụ thuộc vào đất thì có luật hướng dẫn mà. Cứ hài hoà thuế và người sử dụng thì du lịch phát triển tốt. Thặng dư ngân sách sẽ ổn định thôi. Good Luck.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh11:30 20/4/18

    Nợ công khoảng 2,000 USD / 1 người -> Cần lao giữ đất được cấp theo khả năng sản xuẩt và điều tiết bằng thuế. Khéo thì tới năm 2030 nợ công còn khoảng 1,000 USD / 1 người (Gia cát Dự là thế)

    Trả lờiXóa
  3. Như vậy, có thể thấy nhóm Nguyễn Quang A không hề giúp đỡ nông dân Đồng Tâm, mà chỉ định lợi dụng nông dân, biến nông dân thành con tốt. Sau khi xong việc, chính quyền tư hữu đất đai sẽ hại người nông dân. Thực tế đang diễn ra trên thế giới cho thấy, quyền tư hữu đất đai không bao giờ bảo vệ được quyền lợi cho tầng lớp nông dân.

    Trả lờiXóa
  4. Như vậy, có thể thấy nhóm Nguyễn Quang A không hề giúp đỡ nông dân Đồng Tâm, mà chỉ định lợi dụng nông dân, biến nông dân thành con tốt. Sau khi xong việc, chính quyền tư hữu đất đai sẽ hại người nông dân. Thực tế đang diễn ra trên thế giới cho thấy, quyền tư hữu đất đai không bao giờ bảo vệ được quyền lợi cho tầng lớp nông dân.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog