Chia sẻ

Tre Làng

Về chuyện các thầy cô giáo bị hành hung, sỉ nhục

Cuteo@

Một xã hội mà thường xuyên xảy ra tình trạng hành hung, nhục mạ các thầy cô giáo là một xã hội hỏng.

Ảnh cô giáo Lý Thị Thu Sương trường THPT Tôn Đức Thắng (Ninh Thuận) đánh gãy mũi, bất tỉnh.

Tôi không cổ súy cho các hành vi sai trái, tắc trách của các thầy cô giáo, nhưng với bất cứ lý do gì, việc đe dọa, đánh dập, sỉ nhục, lăng mạ các thầy các cô là điều không thể chấp nhận.

Những ai đủ dã tâm, liều lĩnh để hành xử như thế với những người dạy chúng ta thành người đều đáng bị lên án.

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, hàng chục vụ hành hung thầy cô, và nhân viên y tế đã diễn ra dưới mọi hình thức. Kẻ thì hèn hạ trả thù cho con bằng cách bắt cô giáo phải quỳ gối đúng thời lượng mà con họ phải chịu. Người thì không những ép cô phải quỳ, mà còn ra đòn dẫm đạp lên thân thể của một cô giáo đang mang thai, kèm theo những chửi rủa, thóa mạ. Nơi thì cả giáo xứ hùng hùng hổ hổ kéo đến trường học, xông vào tận lớp, bạt tai cô giáo, đe dọa những thầy cô khác (giáo phận Vinh). Lại có nơi, học sinh dù mới chỉ học tới lớp 6 đã ngang nhiên trước bục giảng bóp cổ người đang truyền đạt kiến thức cho mình (Bến Tre). Thậm chí, ngay tại môi trường Đại học, có những trò đã ngang nhiên gọi thầy dạy của mình là "đồ súc sinh", rồi ngang nhiên kéo bè kéo cánh khiếu kiện om sòm...

Bạo lực với thầy cô không chỉ là những cú đấm, cú đá mà gồm cả những lời đe dọa từ phụ huynh và từ ngay từ các học trò. Hậu quả là thầy cô nảy sinh tâm lý sợ hãi, thiếu tự tin khi lên lớp. Không ít người chọn cách ra khỏi ngành giáo dục, số khác chọn con đường tuyệt khẩu - tức thực hành quyền "Im lặng".

Điều gì đã khiến các thầy cô phải sợ hãi phụ huynh, và sợ ngay cả những học trò của mình như thế?

Tôi đồng ý rằng, muốn trò “tôn sư” thì trước hết, thầy phải biết “trọng đạo” làm thầy. Đó là ngoài tri thức, là trách nhiệm còn cần tình yêu thương chân thành và sự sẻ chia, thấu hiểu. Nếu như thầy không trọng đạo lý mà đòi hỏi sự “tôn sư” ở học trò là không công bằng, là vô lý. Chúng ta cũng không thể chấp nhận thầy cô mạt sát học trò với những lời lẽ: "Phân chó mà tưởng pa tê" và cô gọi học trò là "giống như chó dại", "mày về uống thuốc thần kinh", "ai là người hay sủa trong lớp?", hoặc xé sổ liên lạc...Tuy nhiên, còn nhiều cách để chấn chỉnh tình trạng này thay vì thóa mạ, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với các thầy cô.

Tờ VietNamNet có bài, "Nhiều thầy cô bây giờ sợ phụ huynh lắm!" với nội dung phản ánh tình trạng các thầy cô phải khổ sở với những đòi hỏi quá đáng cũng như cách ứng xử thiếu đúng mực của phụ huynh và luôn sợ hãi bị đánh, bị sỉ nhục, thậm chí là dọa kiện ra tòa. 

Cuối cùng, thay cho lời kết, xin dẫn lời TS. Vũ Thu Hương: "Tôi cảm thấy sốc vô cùng. Thật không ngờ rằng đạo đức xã hội đã xuống cấp đến vậy. Đã từ lâu, rất nhiều người trong chúng ta quên rằng: Cho dù có ai đó phạm lỗi thì đó cũng không bao giờ là một cái cớ để ta vi phạm pháp luật. Đánh người đã tệ hại, đánh người giáo dục, dạy dỗ con mình còn tệ hại hơn nhiều. Thầy cô giáo là người hỗ trợ chúng ta trong quá trình giáo dục con cái. Hợp tác với thầy cô giáo, đồng hành cùng họ để tìm ra phương thức giáo dục trẻ phù hợp là việc bắt buộc phải làm nếu như chúng ta muốn hoàn tất trách nhiệm dạy con".

24 nhận xét:

  1. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, hàng chục vụ hành hung thầy cô, và nhân viên y tế đã diễn ra dưới mọi hình thức. Kẻ thì hèn hạ trả thù cho con bằng cách bắt cô giáo phải quỳ gối đúng thời lượng mà con họ phải chịu. Người thì không những ép cô phải quỳ, mà còn ra đòn dẫm đạp lên thân thể của một cô giáo đang mang thai, kèm theo những chửi rủa, thóa mạ. Nơi thì cả giáo xứ hùng hùng hổ hổ kéo đến trường học, xông vào tận lớp, bạt tai cô giáo, đe dọa những thầy cô khác (giáo phận Vinh). Lại có nơi, học sinh dù mới chỉ học tới lớp 6 đã ngang nhiên trước bục giảng bóp cổ người đang truyền đạt kiến thức cho mình (Bến Tre). Thậm chí, ngay tại môi trường Đại học, có những trò đã ngang nhiên gọi thầy dạy của mình là "đồ súc sinh", rồi ngang nhiên kéo bè kéo cánh khiếu kiện om sòm... một xã hội mà người trò không tôn trọng người thầy như vậy thì còn gì là phép tác, còn gì là đạo nghĩa nữa. Chẳng lẽ cả xã hội im lặng, chấp nhận thực trạng này hay sao chúng ta phải lên án, đẩy lùi những hành vi vô văn hóa, để bảo vệ các thầy cô.

    Trả lờiXóa
  2. Giáo viên là một công dân được pháp luật bảo vệ, dù bất cứ lý do gì, không ai có quyền gây áp lực bắt cô phải quỳ gối, không ai có quyền chà đạp thân thể các cô như vậy. Những kẻ đã chà đạp lên chắc chắn sẽ phải bị xử lý theo pháp luật. Ở góc nhìn khác, sự chà đạp đó còn khiến hình ảnh nhà giáo – một nghề vốn được mệnh danh là cao quý nhất trong các nghề cao quý không còn được vẹn nguyên.

    Trả lờiXóa
  3. "Tôi cảm thấy sốc vô cùng. Thật không ngờ rằng đạo đức xã hội đã xuống cấp đến vậy. Đã từ lâu, rất nhiều người trong chúng ta quên rằng: Cho dù có ai đó phạm lỗi thì đó cũng không bao giờ là một cái cớ để ta vi phạm pháp luật. Đánh người đã tệ hại, đánh người giáo dục, dạy dỗ con mình còn tệ hại hơn nhiều. Thầy cô giáo là người hỗ trợ chúng ta trong quá trình giáo dục con cái. Hợp tác với thầy cô giáo, đồng hành cùng họ để tìm ra phương thức giáo dục trẻ phù hợp là việc bắt buộc phải làm nếu như chúng ta muốn hoàn tất trách nhiệm dạy con". Đọc những suy nghĩ của TS Vũ Thu Hương để từng người trong chúng ta nhìn nhận lại cách dạy con và cách ứng xử với thầy cô giáo, chúng ta đừng biến mình thành những kẻ vô học, vũ phu, tàn bạo với những người mang lại tri thức cho chúng ta.

    Trả lờiXóa
  4. Phụ huynh ngày càng không tôn trọng giáo viên, đối xử với họ như kẻ thù, như vậy, thử hỏi vị thế của người thầy có còn được tôn trọng trong tâm trí thế hệ học sinh nữa không? Ngành giáo dục nước nhà sẽ đi về đâu? Lương không cao, điều diện công tác thấp, đầu vào không ai mặn mà. Việc chà đạp, sỉ nhục giáo viên cũng đồng nghĩa với việc chà đạp lên truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta.

    Trả lờiXóa
  5. Học sinh lớp 8 ở Bến Tre lên bục giảng hành hung giáo viên, xưa không có chuyện đó, mặc dù trước đây giáo viên dạy dỗ, rèn luyện học sinh rất khắt khe. Rồi các vụ việc ở trường Tiểu học Bình Chánh, giáo viên phạt học sinh quỳ rồi phụ huynh bắt giáo viên quỳ lại; rồi vụ việc bắt giáo viên đang có thai phải quỳ… Đây là những câu chuyện mà xã hội không thể chấp nhận được với một nghề cao quý là nhà giáo

    Trả lờiXóa
  6. Hàng loạt vụ việc giáo viên bị hành hung cho thấy sự xuống cấp, suy thoái của ngành giáo dục nước nhà. Nghề giáo không còn được tôn kính như trước. Phải chăng có một bộ phận phụ huynh chỉ coi nhà trường như cái chợ, là nơi trao đổi, mua bán kiến thức. Khi không hài lòng với "cuộc trao đổi" thì lập tức thể hiện bằng nắm đấm, bằng sự đe dọa.

    Trả lờiXóa
  7. Hãy bảo vệ giáo viên cả về thể xác lẫn tinh thần, không thể để hiện tượng phụ huynh coi nhà trường như chốn vô luật pháp, muốn là có thể xông đến đánh đập, hạ nhục giáo viên bất cứ lúc nào. Đừng để người làm nghề dạy học phải chịu cực hình từ phụ huynh học sinh, nỗi ám ảnh đó khó có thể khiến nhà giáo yên tâm làm tròn trách nhiệm mà chỉ là cái máy đọc không hồn

    Trả lờiXóa
  8. Nhân phẩm, danh dự và sự an toàn của thầy, cô giáo hiện nay đang bị đe dọa, việc xâm hại giáo viên đang diễn ra quá mức và liên tục xảy ra. Ở đây có một vấn đề là "tiếng nói" của pháp luật, của lực lượng bảo vệ nhà giáo chưa rõ ràng, chưa có giải pháp triệt để cũng như giáo viên không biết làm thế nào khi gặp phải học sinh ngỗ ngược khiến cho việc hành hung giáo viên diễn ra ngày càng nhiều. Gây nhức nhối trong xã hội.

    Trả lờiXóa
  9. Các thầy, cô giáo không chỉ bị áp lực trong việc uốn nắn, dạy dỗ trẻ mà giờ đây còn là cả phụ huynh. Bởi có lẽ nền kinh tế thị trường, các bậc phụ huynh thấy rằng họ trả tiền cho nhà trường và đã trả tiền thì họ có quyền đòi hỏi và sai khiến. Chính điều này đã làm xóa nhòa mọi khoảng cách dạy dỗ giữa thầy và trò. Không còn cái gọi là tôn sư trọng đạo vốn là điều quan trọng nhất trong giáo dục nữa.

    Trả lờiXóa
  10. Hành hung thầy cô giáo, sỉ nhục giáo viên, bắt giáo viên phải quỳ xin lỗi hoặc là có những hành vi mắng nhiếc giáo viên đều là những hành vi không chỉ phản cảm, thiếu văn hóa mà còn vi phạm pháp luật, tới mức không thể chấp nhận được. Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo thì việc thầy cô giáo bị truy bức, mắng nhiếc, thậm chí bắt quỳ xuống để xin lỗi... là tiếng chuông cảnh báo về đạo đức trong xã hội nói chung và trong các nhà trường nói riêng.

    Trả lờiXóa
  11. Còn đâu thời "tôn sư trọng đạo", "qua sông phải bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"... Xã hội ngày càng tha hoá khi có những người không còn tôn trọng chính những người dạy cho mình con chữ. Từ những người làm cha mẹ, sao có thể dạy con khi chính họ là tấm gương mạt sát giáo viên. Con cái bây giờ như vàng như bạc, thầy cô răn dạy đánh 1 cái thì họ nhảy dựng lên với đủ lời thoá mạ. Đáng buồn cho một thế hệ!

    Trả lờiXóa
  12. Một ngày là thầy, cả đời là cha cơ mà. Các cụ ngày xưa nói như vậy để chúng ta tôn trọng những người mang đến cho chúng ta cái chữ, những người trang bị cho ta kiến thức để ta bước vào đời. thực sự thì có thể nói bây giờ thầy cô đang bị phụ huynh coi thường quá, quá thương con, quá chiều con dẫn đến tình trạng hành hung giáo viên. Một thực trang đau lòng của xã hội ta bây giờ, chúng ta phải lên án hành vi này một cách mạnh mẽ, để những bậc phụ huynh nóng tính có thể giảm bớt được tính nóng nảy, hiểu và thông cảm , tôn trọng thầy cô giáo hơn

    Trả lờiXóa
  13. Thật sự đạo đức xã hội đang bị xuống cấp một cách trầm trọng. Đánh người là hoàn toàn sai trái huống hồ đây lại nhục mạ, đánh đập thầy cô giáo.Chẳng lẽ truyền thống "tôn sư trọng đạo" giờ đây chỉ là những khẩu hiệu bằng băng rôn hay sao. Liệu những người yêu nghề cầm phấn có dám can đảm tiếp tục đứng trên bục giảng không khi mà tính mạng họ bị đe dọa như vậy.

    Trả lờiXóa
  14. Tất nhiên trong những câu chuyện này, đâu đó cái sai của giáo viên vẫn là nguồn cơn của sự việc, nhưng không phải là việc một ngừoi làm sai thì ngừoi khác có thể thoái mái miệt thị, hành hung, đặc biệt đây là những người "trồng người". Cha mẹ, xã hội không tôn trọng giáo viên sẽ thành cái gương cho việc học trò không tôn trọng giáo viên. Và đây là việc cực kỳ nguy hiểm!

    Trả lờiXóa
  15. Đừng nói đến việc giáo viên sai! Dù ai sai đi chăng nữa thì cách hành xử quá đáng cũng không phải là lựa chọn phù hợp. Không phải cứ sai là nhảu vào bóp cổ, hành hạ như côn đồ vậy được. Mà nhất là vụ giáo phận Vinh, chả hiểu ông linh mục rởm Đinh Văn Minh làm cái gì mà người dân như ăn phải bùa mê thuốc lú, bảo đi bốc cứt gà chắc cũng bốc mất!

    Trả lờiXóa
  16. Muốn con giỏi, con ngoan, con vâng lời mình, trước hết bậc cha mẹ phải làm gương để con cái noi theo, chứ không phải là làm gương xấu từ những việc như tôn trọng người lớn, tôn trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè. Có câu "tiên học lễ, hậu học văn" là thế, dù có giỏi giang thế nào, mà cái lễ nghĩa cũng không có thì cũng là đồ bỏ đi.

    Trả lờiXóa
  17. Thở dài cho một nền văn hoá có những con sâu bỏ rầu nồi canh. Có những kẻ như Đinh Văn Minh, lợi dụng việc mình là linh mục có những tuyên tuyền ngu dốt đến nhân dân. Việc đánh giáo viên, cấm con em đi học có khác nào chính sách ngu dân để dễ trị mà Pháp đã áp dụng lên Việt Nam? Nếu không có những trừng phạt hợp lý thì không hiểu đám linh mục rởm này còn gây ra những trò gì.

    Trả lờiXóa
  18. Nghề giáo viên, một nghề nghiệp cao quý nhất trong tất cả các ngành nghề , nghề trồng người ,trao kiến thức cho tất cả những thế hệ học sinh ,măng non . Thế mà tôi không thể hiểu sao lại để xảy ra thường xuyên những chuyện bạo lực với giáo viên, đe dọa ,hành hung với những người đang cố hết sức để dạy dỗ chính con em mình. Bậc làm cha , làm mẹ không khuyến khích động viên thì thôi đằng này lại đi làm những trò dơ bẩn như vậy thì thử hỏi có còn dám dạy con những người này nữa không, hay là để cho chúng có những tương lại mịt mù, không có điểm đến. Thật thất vọng với những con người đã làm nên những chuyện này và cũng mong ngành giáo dục và cơ quan chức năng sóm có hình thức để không còn những tình trạng này xảy ra nữa, không để cho những người giáo viên khi lên lớp không còn mang nỗi lo, nỗi sợ đến tính mạng và nhân cách của mình nữa.

    Trả lờiXóa
  19. một tượng xã hội tiêu cực và phổ biến trong xã hội hiện nay mà ai ai cũng phải rùng mình trước sự hành xử giữa con người với nhau trong xã hội, một xã hội văn minh và tiến bộ không bao giờ có biểu hiện của sự hạ thấp giá trị của người thầy. Thiết nghĩ đạo đức xã hội bây giờ đang bị đặt vào tình cảnh xuống cấp trầm trọng khi mà cả hai phía đối đầu đều có những sai lệch trong nhận thức và hành xử

    Trả lờiXóa
  20. Người thầy là trung tâm, là hạt nhân quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới, cải cách toàn diện giáo dục nước nhà trong giai đoạn cách mạng tới đây. Ấy vậy nhưng chưa thấy một quốc gia nào, đặc biệt là quốc gia có truyền thống trọng nho giáo từ ngàn đời nay lại nảy sinh những hiện tượng tiêu cực đến như vậy, một sự xuống cấp trầm trọng về văn hoá ứng xử giữa người với người trong xã hộ

    Trả lờiXóa
  21. Thật đáng buồn cho một xã hội với quá nhiều điều tiêu cực và trăn trở như hiện nay. Còn quá nhiều điều rối ren, khó khăn và phức tạp trên con đường phát triển đi lên của xã hội dẫu biết nó không bao giờ là dễ dàng và còn rất nhiều chông gai. Phải chăng chúng ta đang phải trả giá cho những gì mà chúng ta đã làm khi mà chúng ta bỏ bê công cuộc giáo dục nhân cách con người. Tự chúng ta cần tự nhận ra điều đó để điều chỉnh hành vi của chính mình.

    Trả lờiXóa
  22. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  23. Cần siết lại các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học; Ngăn chặn, ngăn ngừa, khắc phục các yếu tố có nguy cơ mất an toàn, đảm bảo tuyệt đối thể chất và tinh thần cho nhà giáo và học sinh trong cơ sở giáo dục.Cùng đó, cần tổ chức thanh tra kiểm tra các cơ sở giáo dục trong thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh phòng chống bạo lực học đường. Phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức cá nhân gây mất an toàn, an ninh trường học và công khai kết quả xử lý.Các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tại địa phương và các trường học tăng cường gặp gỡ, đối thoại giữ lãnh đạo nhà trường với phụ huynh, học sinh giáo viên để kịp thời nắm bắt tâm tự, nguyện vọng xử lý kịp thời các trường hợp xảy ra.

    Trả lờiXóa
  24. Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề; bởi vì nó không đơn giản chỉ là dạy kiến thức mà nó còn là nơi tạo phẩm chất, giá trị của con người. Nhưng tại sao trong thời gian qua khi nhận thức của xã hội ngày càng lên thì xuất hiện ngày càng nhiều vụ việc thầy giáo, cô giáo bị hành hung, làm nhục.... Có lẽ sẽ có rất nhiều nguyên nhân; nhưng theo quan điểm của tôi, một nguyên nhân quan trọng đó là:, vị trí của nghề giáo đã bị suy giảm đáng kể trong xã hội hiện nay đặc biệt là trong con mắt của nhiều phụ huynh học sinh. Đối với nhiều phụ huynh, giáo viên là chỉ là một nghề giống như bao nghề khác. Thậm chí, nhiều người còn suy nghĩa khi họ bỏ tiền cho con mình đi học thì đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của người giáo viên. Chính những suy nghĩ như vậy nên khi con cái mình bị đụng chạm hoặc xảy ra bất cứ vấn đề gì họ sẵn sàng lao đến và xử sự như những kẻ thiếu học thức, sẵn sàng dùng lời nói đe dạo hoặc dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề.
    Bên cạnh đó, khi nhìn nhận ở góc cạnh này, tôi cũng thấy rằng vị trí nghề giáo suy giảm trong xã hội một phần là do nghề này không còn được quan tâm; không được ưu đãi và trả công một cách hợp lý. Nói gì thì nói, trong xã hội này kinh tế không phải là cái quan trọng nhất nhưng nó quyết định rất nhiều thứ. Và khi một nghề nào đó không “hót”, không tạo ra nhiều đồng tiền thì nghề đó dễ bị nhìn nhận là thấp kém và không được ưa chuộc. Một minh chứng đơn giản mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy đó là điểm thi vào các Trường sư phạm hiện nay ra sao mà so với 10-15 năm trước nó như thế nào; hay đồng lương của một giáo viên so với mặt bằng chung của xã hội. Phải thừa nhận rằng, xu hướng và dòng chảy của xã hội hiện nay khó tạo ra được sức hút và vị thế cho nghề giáo nhưng có lẽ các cơ quan quản lý cũng cần có nhìn nhận lại vấn đề này toàn diện và sâu sắc hơn; đi sâu vào thực thi các chính sách cụ thể và thiết thực thay vì hô hào các khẩu hiệu mang tính hình thức.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog