Chia sẻ

Tre Làng

CÁCH MẠNG SẮC MÀU VÀ BÀI HỌC


Cách mạng sắc màu (colour revolution) hay còn gọi là cách mạng hoa (flower revolution) là cuộc đảo chính phi vũ trang đối với các nước theo chế độ tư bản nhưng không chịu sự chỉ huy của Mỹ và Phương Tây, còn các cuộc “cách mạng sắc màu” ở các nước xã hội chủ nghĩa thực chất là thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, lật đổ xã hội chủ nghĩa, thiết lập chính quyền do Mỹ và Phương Tây điều khiển.

Từ sau khi Liên Xô sụp đổ và sau hơn 10 năm thành lập nhà nước độc lập, các nước SNG đều lựa chọn chế độ đa đảng. Tổng thống các nước đều bước vào nhiệm kỳ thứ hai và lần lượt chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống và Nghị viện nhiệm kỳ mới. Trong bối cảnh đó Mỹ và Phương Tây đã lợi dụng thời điểm bầu cử làm cơ hội thúc đẩy quá trình “chuyển hóa đân chủ”, thực hiện chiến lược cạnh tranh sự ảnh hưởng với Trung Quốc và Nga ở khu vự này. Để làm rõ hơn về bản chất các cuộc “cách mạng màu”, trước hết, chúng ta điểm qua sự manh nha hình thành và diễn biến, tính chất của một số cuộc “cách mạng màu” trên thế giới:

1. Cuộc “cách mạng nhung” tại Nam Tư năm 2000: Năm 1999, sau 78 ngày đêm 19 nước trong khối NATO không khuất phục được Nam Tư ký Hiệp định hòa bình về Cô- Sô- Vô. Song, để thực hiện kế hoạch tiến về phía Đông, thay cho việc tiến hành các hành động quân sự, Mỹ và các nước Phương Tây đã chọn giải pháp “diễn biến hòa bình” thông qua cuộc bầu cử Tổng thống ngày 29/4/2000. Về tài chính, Mỹ viện trợ trên 10 triệu USD và vận động các đồng minh viện trợ 09 triệu USD cho ứng viên phe đối lập Kostunica. Các nước Phương Tây sử dụng chiến tranh tâm lý khi lập “vành đai truyền thông” xung quanh Nam Tư gồm 06 đài phát thanh. Ngoài ra CIA cũng tạo ra hacker máy tính, bí mật cài vi rút máy tính làm rối loạn hệ thống kiểm phiếu, thay đổi kết quả bầu cử có lợi cho Kostunica.

Ngày 28/9/2000, khi kết quả bầu cử được công bố thì cả Melosevic và Kostunica đều không giành được đa số phiếu bầu và theo luật định phải bầu cử vòng 2. Ngay lập tức, Phe đối lập dân chủ Xéc-bi-a đã tuyên bố gian lận trong bầu cử, bác bỏ bầu cử vòng 2. Mỹ và Phương Tây lên tiếng cho rằng phe đối lập thắng cử và đòi Melosevic phải từ chức. Ngày 02/10/2000, lực lượng đối lập đã kêu gọi dân chúng hưởng ứng chiến dịch “bất tuân lệnh” trên toàn quốc và đã tiến hành bãi công, bãi khóa, phong tỏa các cầu, tuyến đường giao thông, cơ quan nhà nước...Ngày 05/10/2000 phe đối lập tràn vào chiến tòa nhà Quốc Hội, Đài phát thanh, truyền hình tuyên bố ông Kustunica làm tân tổng thống.

2. Cuộc “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia năm 2003: Nhân cuộc bầu cử Quốc hội Gruzia tháng 11/2003, lực lượng đối lập Gruzia do Mikhai Saacashvilli cầm đầu được Mỹ và Phương Tây hậu thuẫn đã phát động chiến dịch lật đổ tổng thống Shevardnadze. Để thực hiện kế hoạch, Mỹ công khai gia tăng sức ép về ngoại giao, kinh kế đối với chính quyền Shevardnadze, như tuyên bố cắt khoản viện trợ cho Gruzia, gây sức ép với Ngân hàng thế giới hoãn các chương trình hỗ trợ năng lượng và xã hội cho nước này. Tháng 11/2003, Gruzia tiến hành bầu cử Quốc hội và kết quả kiểm phiếu ban đầu cho thấy Liên minh cầm quyền của tổng thống Shevardnadze đã giành chiến thắng. Tuy nhiên, Đảng đối lập ở Gruzia và chính phủ các nước phương Tây tuyên truyền kết quả bầu cử có giân lận, đòi ông Shevardnadze phải từ chức và tổ chức cuộc bỏ phiếu mới. Ngày 22/11/2003, khi Quốc hội khóa mới họp phiên đầu tiên, phe đối lập đã tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ, bao vây phủ tống thống và các cơ quan công quyền, gây áp lực buộc Tổng thống Shevardnadze phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Trước sức ép của phe đối lập và nguy cơ có thể xảy ra một cuộc nội chiến đẫm máu, sau đó tổng thồng Shevardnadze phải đọc đơn từ chức.

3. Cuộc “cách mạng màu cam” tại Ucraina năm 2004: Khủng hoảng chính trị diễn ra căng thẳng khi cuộc bầu cử Tổng thống tại vòng 2 diễn ra từ ngày 21/11/2004. Ủy ban bầu cử trung ương công bố kết quả kiểm phiếu, theo đó Thủ tướng Victor Yanukovych có tư tưởng thân Nga đã giành thắng lợi với 49,42% nhiều hơn phe đối lập 3%. Ngay trong vòng bầu cử lần thứ 2, các tổ chức Phương Tây ủng hộ phe đối lập đã tiến hành các cuộc điều tra dư luận xã hội ngay tại lối vào các khu bầu cử (theo cuộc điều tra này, ông Yushchenko vượt trước đối thủ của mình là 11%). Ngay lập tức, phe đối lập đã tuyên bố “có gian lận trong bầu cử” và kêu gọi mọi người xuống đường biểu tình. Đồng thời, Mỹ yêu cầu ban bầu cử Ukraina không công nhận kết quả kiểm phiếu vì có những cáo buộc ủy ban đã tăng số phiếu cho Yanukovych. Các cuộc biểu tình của phe đối lập được tổ chức rầm rộ, thanh niên, sinh viên được coi là nòng cốt. Trước sức ép quá lớn, Quốc hội Ucraina phải ra tuyên bố kết quả bầu cử vòng hai là không hợp lệ và yêu cầu tổ chức bầu cử lại. Với số phiếu 51,99% thủ lĩnh phe đối lập Yushchenko đã tuyên thệ nhậm chức, đánh dấu thắng lợi cho cuộc “cách mạng cam”.

4. “Cách mạng hoa tuy- lip” tại Cưrơgưxtan năm 2005:Sau hai lần bỏ phiếu ngày 13/3/2005, phe đối lập chỉ thu được rất ít ghế trong Quốc hội và thế là làn sóng biểu tình, đánh chiếm trụ sở được dấy lên. Đêm 24/3/2005, phe của tổng thống Akayev đầu hàng, tổng thống Akayev- người lãnh đạo đất nước suốt 15 năm phải rời khỏi Bis-ket chạy sang Cadăcxtan. Ông Kadibekov được bổ nhiệm làm tổng thống lâm thời. Cách mạng Hoa Tuy líp mang tính bạo lực hơn các cuộc cách mạng trước đó xảy ra sau cuộc bầu cử quốc hộ Ka dắc xtan năm 2005. Những người tham gia cuộc biểu tình sử dụng các sắc màu khác nhau (hồng, vàng). Cuộc cách mạng này được sự hỗ trợ của phong trào kháng chiến thanh nhiên Kelkel - một tổ chức cũng được xem lấy các cuộc cách mạng trên đây làm cơ sở.

Nhiều cuộc cách mạng tương tự cũng đã xảy ra ở Trung Đông như Cách mạng cây tuyết tùng ở Li băng năm 2005, Cách mạng Màu tím ở Iran sau cuộc tuyển cử hợp pháp tại Iraq năm 2005, Cách mạng màu Xanh chỉ cuộc biểu tình ủng hộ phụ nữ đi bỏ phiếu ở Kuwait bắt đầu từ tháng 3/2005....

Những nhân tố tác động thúc đẩy hình thành các điều kiện tiến hành “cách mạng sắc màu” ở Việt Nam:

- Thứ nhất, các cuộc cách mạng sắc màu đánh giá cao vai trò của các tổ chức Phi Chính phủ (NGO) . Các tổ chức NGO là các tổ chức không phải là một bộ phận của chính phủ và không do nhà nước thành lập. Các tổ chức NGO là các tổ chức không vì mục đích lợi nhuận (tuy nhiên, hiểu rộng ra thì các tổ chức NGO cũng có thể gồm các tập đoàn hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Hiện có khoảng 29000 các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Ngân sách của các tổ chức NGO thường được vận động từ thiện từ các cá nhân và kể cả các quỹ hỗ trợ phát triển của Chính phủ. Bản chất của các tổ chức NGO là không xấu nhưng có thể bị lợi dụng để thực hiện những công việc mà hậu quả của nó đôi lúc chính các tổ chức này cũng không biết. Chính vì vậy, trong điều kiện nhạy cảm hiện nay, tiếp nhận viện trợ của các tổ chức phi chính phủ không đơn giản là tiếp nhận tất cả mà cần phải có sự lựa chọn, đặc biệt đối với những tổ chức liên quan đến chính trị, dân chủ, tự do.

- Thứ hai, Các cuộc cách mạng sắc màu chủ yếu thông qua các phong trào của thanh niên để tiến hành biểu tình, gây dự luận ép lãnh đạo chính quyền từ chức. Thanh niên là sáng tạo, nhất là thanh niên trí thức, nhưng đồng thời thanh niên cũng dễ bị lôi cuốn do tính cách nhiệt tình và thiếu kinh nghiệm của tuổi trẻ. Lợi dụng đặc điểm này, nhiều thế lực phản động đã thông qua các hoạt động phong trào kích động thanh niên biểu tình, gây bạo loạn, lật đổ.

- Thứ ba, Lực lượng phản đối cách mạng màu cho rằng đứng phía sau các cuộc cách mạng này là Qũy Soros (Soros Foundation) - một quỹ do ông Gorge Soros tài trợ - một nhà đầu cơ có nhiều "thành tích" trong lật đổ các chính quyền Xô viết. Hoặc sự hậu thuẫn, lên kế hoạch cách mạng của chính quyền Mỹ (thông qua quỹ hỗ trợ phát triển của Mỹ USAID là chính), đặc biệt là trong việc xây dựng các trang web tự do (ví dụ hệ thống mạng Freenet ở một số nước trong đó có Kazistan), cung cấp tài liệu và đào tạo con người. Thành viên Otpor ở Serbia và Pora ở Ucraina đã thừa nhận những tài liệu và kiến thức đào tạo họ nhận được từ Mỹ có giá trị đặc biệt để xây dựng chiến lược hoạt động của tổ chức.

9 nhận xét:

  1. ách mạng sắc màu (colour revolution) hay còn gọi là cách mạng hoa (flower revolution) là cuộc đảo chính phi vũ trang đối với các nước theo chế độ tư bản nhưng không chịu sự chỉ huy của Mỹ và Phương Tây, còn các cuộc “cách mạng sắc màu” ở các nước xã hội chủ nghĩa thực chất là thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, lật đổ xã hội chủ nghĩa, thiết lập chính quyền do Mỹ và Phương Tây điều khiển.

    Trả lờiXóa
  2. Lực lượng phản đối cách mạng màu cho rằng đứng phía sau các cuộc cách mạng này là Qũy Soros (Soros Foundation) - một quỹ do ông Gorge Soros tài trợ - một nhà đầu cơ có nhiều "thành tích" trong lật đổ các chính quyền Xô viết. Hoặc sự hậu thuẫn, lên kế hoạch cách mạng của chính quyền Mỹ (thông qua quỹ hỗ trợ phát triển của Mỹ USAID là chính), đặc biệt là trong việc xây dựng các trang web tự do (ví dụ hệ thống mạng Freenet ở một số nước trong đó có Kazistan), cung cấp tài liệu và đào tạo con người. Thành viên Otpor ở Serbia và Pora ở Ucraina đã thừa nhận những tài liệu và kiến thức đào tạo họ nhận được từ Mỹ có giá trị đặc biệt để xây dựng chiến lược hoạt động của tổ chức.

    Trả lờiXóa
  3. Có thể thấy,Thứ nhất, các cuộc cách mạng sắc màu đánh giá cao vai trò của các tổ chức Phi Chính phủ (NGO) . Các tổ chức NGO là các tổ chức không phải là một bộ phận của chính phủ và không do nhà nước thành lập. Các cuộc cách mạng sắc màu chủ yếu thông qua các phong trào của thanh niên để tiến hành biểu tình, gây dự luận ép lãnh đạo chính quyền từ chức. Thanh niên là sáng tạo, nhất là thanh niên trí thức, nhưng đồng thời thanh niên cũng dễ bị lôi cuốn do tính cách nhiệt tình và thiếu kinh nghiệm của tuổi trẻ. Lợi dụng đặc điểm này, nhiều thế lực phản động đã thông qua các hoạt động phong trào kích động thanh niên biểu tình, gây bạo loạn, lật đổ. Cần tỉnh táo hết sức!

    Trả lờiXóa
  4. Những bài học nhãn tiền về cách mạng màu trên thế giới. Từ sau khi Liên Xô sụp đổ và sau hơn 10 năm thành lập nhà nước độc lập, các nước SNG đều lựa chọn chế độ đa đảng. Tổng thống các nước đều bước vào nhiệm kỳ thứ hai và lần lượt chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống và Nghị viện nhiệm kỳ mới. Trong bối cảnh đó Mỹ và Phương Tây đã lợi dụng thời điểm bầu cử làm cơ hội thúc đẩy quá trình “chuyển hóa đân chủ”, thực hiện chiến lược cạnh tranh sự ảnh hưởng với Trung Quốc và Nga ở khu vực này.

    Trả lờiXóa
  5. Cách mạng sắc màu (colour revolution) hay còn gọi là cách mạng hoa (flower revolution) là cuộc đảo chính phi vũ trang đối với các nước theo chế độ tư bản nhưng không chịu sự chỉ huy của Mỹ và Phương Tây, còn các cuộc “cách mạng sắc màu” ở các nước xã hội chủ nghĩa thực chất là thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, lật đổ xã hội chủ nghĩa, thiết lập chính quyền do Mỹ và Phương Tây điều khiển. Và thủ đoạn này đã và đang được áp dụng với nước ta, môi người dân hiểu đúng về âm mưu, thủ đọa diễn biến hòa bình để chúng ta ngăn chặn, không để cho chúng lợi dụng chống phá nước ta.

    Trả lờiXóa
  6. Trước những luận điệu và chiêu trò của bè lũ phản động Việt Tân và những con rận chủ trong nước mọi người hãy cảnh giác đừng để bị lợi dụng. Lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc là một phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay, nhưng lòng yêu nước cần đặt đúng chỗ, hãy biến lòng yêu nước của các bạn thành những hành động cụ thể như vạch mặt những tên phản động Việt Tân, những kẻ xúi giục bà con biểu tình, hoặc những đối tượng dùng tiền bẩn được rót từ nước ngoài về mị dân thuê người đi biểu tình,… những hành động nhỏ của các bạn đã, đang và sẽ góp phần bảo vệ đất nước thân yêu của chúng ta.HÃY VÌ SỰ BÌNH YÊN CỦA ĐẤT NƯỚC NÀY!!!!

    Trả lờiXóa
  7. Từ sau khi Liên Xô sụp đổ và sau hơn 10 năm thành lập nhà nước độc lập, các nước SNG đều lựa chọn chế độ đa đảng. Tổng thống các nước đều bước vào nhiệm kỳ thứ hai và lần lượt chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống và Nghị viện nhiệm kỳ mới. Trong bối cảnh đó Mỹ và Phương Tây đã lợi dụng thời điểm bầu cử làm cơ hội thúc đẩy quá trình “chuyển hóa đân chủ”, thực hiện chiến lược cạnh tranh sự ảnh hưởng với Trung Quốc và Nga ở khu vự này.

    Trả lờiXóa
  8. Nhiều cuộc cách mạng tương tự cũng đã xảy ra ở Trung Đông như Cách mạng cây tuyết tùng ở Li băng năm 2005, Cách mạng Màu tím ở Iran sau cuộc tuyển cử hợp pháp tại Iraq năm 2005, Cách mạng màu Xanh chỉ cuộc biểu tình ủng hộ phụ nữ đi bỏ phiếu ở Kuwait bắt đầu từ tháng 3/2005....

    Trả lờiXóa
  9. cách mạng màu chỉ là sản phẩm của các nước tư bản phương tây để chiếm quyền thống trị ở các quốc gia khác chứ đâu phải là nguyện vọng của nhân dân, số nhân dân ra đường chẳng qua chỉ là một bộ phận, họ bị dụ dỗ cũng như lừa mị chứ đâu phải là tình hình ép buộc phải làm như vậy

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog