Chia sẻ

Tre Làng

Có sự khốn nạn nào hơn thế?

Khoai@

Nhân danh trí thức, nhà báo mà đi nhại lời các lão thành cách mạng phát âm tiếng Anh. Chỉ có thể nói là khốn nạn, trên cả khốn nạn.

Tôi đồng tình với các stt của anh Hoàng Hải Lý và cả anh Mai Dương trên FB của mình, do đó sẽ chôm về cho các anh chị đọc.


Những sĩ quan thế hệ 5X đến thế hệ 7X hầu như ai cũng chỉ biết ngoại ngữ tiếng Nga. Trang bị vũ khí quân đội ta đa phần có nguồn gốc từ Liên Xô.

Thập niên 60, 70, 80, 90 và thậm chí cả bây giờ, hàng vạn học sinh qua các lần sôi kinh nấu sử, chỉ chọn ra được đầu ngón tay thí sinh đỗ vào trường sĩ quan, học viện trong quân đội.

Trong số thí sinh đỗ vào các trường sĩ quan, học viện lại chọn lựa tiếp những học viên giỏi nhất, tinh túy nhất gửi sang các nước Liên Xô cũ du học quân sự. Bởi chiến thuật, vũ khí ta đa phần có nguồn gốc từ Liên Xô cũ và Nga ngày nay.

Có mấy ai trong những thế hệ sĩ quan gạo cội này biết đến tiếng Anh? 

Thời bấy giờ học tiếng Anh chả để làm gì? Yêu cầu nhiệm thông thạo tiếng Nga để nắm chắc tính năng, tác dụng, kỹ chiến thuật, vận hành, chỉ huy. Vậy đấy, đừng vội cười khi sĩ quan gạo cội không biết tiếng Anh. Họ không dốt như một số bọn mặt lol nhạo báng tướng lĩnh quân đội đâu. Họ giỏi hơn bọn bay nhiều, trong đó có Trương Huy San (THS) ạ!

Cũng dễ hiểu thôi, THS là nhà báo, do yêu cầu tác nghiệp cần đến tiếng Anh, vậy nên THS phải học tiếng Anh mới đọc đươch báo BBC của Anh, VOA của Mỹ. Nhưng đã chắc gì THS biết tiếng Anh?

Tôi đảm bảo rằng THS ngồi đối diện chém gió tiếng Anh với sĩ quan trẻ chúng tôi, sau vài câu hội thoại, THS sẽ cắn lưỡi chừi đổng...đậu má, mày nói gì tao đéo hiểu? Tao lạy mày nói tiếng Việt kẻo tao không biết tiếng Anh.

Thế hệ sĩ quan gạo cội, nhiều vị đã thành đại tá, cấp tướng như thượng tướng Võ Trọng Việt không biết tiếng Anh nhưng tiếng Nga (Liên Xô cũ) nói như người bản xứ. Yêu cầu nhiệm vụ và cường độ thực thi nhiệm vụ, họ gắn bó với đơn vị, với mục tiêu phòng thủ. Họ đâu có thời gian mà học tiếng Anh? Họ đâu có thời gian để học tiếng Anh, để đọc chính xác chữ google, facebook?

Nhưng dẫu vậy, với cương vị mới, là đại biểu quốc hội, liên quan đến vấn đề làm thế nào để bảo vệ sự bình yên an toàn cho nhân dân? Làm thế nào để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền? Làm thế nào để bảo vệ nền độc lập, bảo vệ được cốt cách cho người dân? Họ phải nắm qua nhiều kênh, họ phải lướt qua mạng xã hội facebook mới biết được tính hai mặt của facebook như thế nào? Tất nhiên mạng xã hội fb hết thảy giao tiếp của người Việt trên cái mạng này bằng tiếng Việt, chỉ trừ tên mạng bằng tiếng Anh.

Cái tên google, facebook nhưng tướng Việt đọc chệch đi thành gu gồ, pha cê bóc thì có quan trọng hóa lắm không? Sao lại dám lỗ mãng, mất dạy khi đâm chọt thổi phồng lên cho rằng tướng dốt nát.

Hết đâm chọt đại tướng Lê Đức Anh, giờ đến đâm chọt thượng tướng Võ Trọng Việt. Đại tướng Lê Đức Anh là tướng trận mạc thời chống Mỹ, chiến công đầy mình. Thượng tướng Võ Trọng Việt là tướng thời bình, Trương Huy San có biết ông Võ Trọng Việt thập 80 nhập ngũ, đến năm 1979 là một trong hai người của khóa học tốt nghiệp Trường sĩ quan Công an vũ trang (nay là Học viện Biên phòng) với hàm thiếu úy.

Ông được phân công về Quân khu 5 nhận nhiệm vụ biệt phái lên Tây Nguyên chống Fulro. Trong thời gian này, chàng sĩ quan trẻ hai lần suýt chết vì đạn của Fulro. Năm 1985, anh lại thoát chết lần thứ ba khi chiếc xe chở đoàn công tác lao xuống vực ở đèo An Khê (16/21 chiến sĩ hi sinh. Tướng Việt may mắn thoát chết)

Năm 1986, được điều về Biên phòng tỉnh Nghệ Tĩnh công tác, Đại úy Việt tạo nên dấu ấn mạnh mẽ khi phá hàng loạt chuyên án lớn lúc bấy giờ như chuyên án tội phạm làm giấy tờ giả, dấu giả; chuyên án nội phỉ xưng vua ở Kỳ Sơn (Nghệ An)...

Khi Nghệ Tĩnh tách tỉnh, thiếu tá Võ Trọng Việt là trưởng phòng trinh sát của Biên phòng Hà Tĩnh. Ông tiếp tục phá thành công nhiều chuyên án lớn như: buôn bán hài cốt phi công Mỹ, buôn bán người, buôn bán vận chuyển ma túy ...

Năm 2000, Đại tá Việt nhận nhiệm vụ làm chỉ huy trưởng bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh. Dấu ấn không thể không nhắc đến của đại tá Võ Trọng Việt lúc này là bảo tồn và phát triển dân tộc Chứt - một trong năm dân tộc ít người nhất của Việt Nam, được phát hiện trong rừng sâu, lúc đó chỉ còn vài chục người. Đại tá Việt và các anh em chiến sĩ Bộ đội Biên phòng phải mấy năm tiền trích lương, lập quỹ để giúp cộng đồng người Chứt thoát khỏi nạn tuyệt chủng.

Năm 2005, Đại tá Việt được điều ra Hà Nội làm chính ủy Biên phòng Việt Nam, thăng hàm thiếu tướng. Cũng năm này, ông được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang. Trong thời gian làm Chính ủy, tướng Việt liên tục lên vùng Biên cương công tác chăm lo cho đời sống nhân nhân vùng cao và các chiến sĩ biên cương. Chương trình "Mái ấm Biên Cương" cũng là do ông đề xuất và phát triển. Quỹ hiếm muộn dành cho các chiến sĩ Bộ đội Biên Phòng cũng do ông tạo ra.

Cả cuộc đời ông ông bảo "ông chưa bao giờ xin xỏ cấp trên", lần xin xỏ cấp trên duy nhất đó là lần ông xin từ chối nhận nhiệm vụ làm Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng vì cảm thấy chưa đủ khả năng đảm nhiệm vào năm 2007. Và mãi tới năm 2012 tướng Việt mới nhận trọng trách người đứng đầu lực lượng Biên phòng.

Vậy chúng ta mong mỏi hơn gì ở một vị tướng già, khi mà ngay cả thế hệ trẻ như chúng ta, tôi dám cá là có rất rất nhiều người cũng đang mù tịt về tiếng Anh. Vậy mà lại mở miệng chê trách một vị tướng mà cuộc đời ông chỉ gắn liền với vùng biên cương hẻo lánh của Tổ quốc - Nơi mà sóng điện còn chưa có, nước sạch không đủ dùng.

Tôi còn nhớ ngày còn ngồi trên giảng đường ĐH Quân sự, thầy dạy chiến thuật mở đàu câu: Một người chỉ huy binh chủng hợp thành, không cần phải biết kỹ thuật sử dụng pháo binh, tên lửa ra sao? xe tăng, máy bay như thế nào? Mà quan trọng là phải biết khái quát tính năng, tác dụng và khi nào thì dùng tăng, pháo, Khi nào thì dùng máy bay, khi nào dùng lính bộ, thủy. Khi nào thì kết hợp giữa các quân binh chủng. Sự phối hợp của chúng như thế nào và có thể mang lại những hiệu quả gì? Phải làm gì để có thể sử dụng tốt nhất các loại vũ khí đó?

Xưa kia, Lưu Bang đã từng hỏi Hàn Tín: Ta có thể chỉ huy được bao nhiêu quân sĩ?

Tín trả lời: Tối đa 10 vạn.

Lưu Bang hỏi tiếp: Vậy còn nhà ngươi?

Tín đáp: 100 vạn, càng nhiều càng tốt.

Hán Vương giận tím mặt hỏi tiếp: Vậy tại sao ngươi lại là lính dưới trướng của ta?

Tín trầm ngâm đáp: Bởi Hán Vương biết lãnh đạo những người như tôi.

Phạm Nhật Vượng không cần phải biết xây nhà, sản xuất ô tô. Bầu Đức cũng không cần phải biết chăn bò, sản xuất mía đường, đá bóng...Thế đấy, vậy nên người thân làm tướng hay một nhà quản trị giỏi không cần phải cái gì cũng biết, cái gì cũng ôm vào người mà quan trọng nhất là phải biết dụng và giao việc cho những người tài khác.

Đau xót thay, những vị tướng lĩnh, chỉ huy quân đội, bày binh bố trận, sát cánh cùng vạn quân để bảo vệ bờ cõi, bảo vệ sự bình yên, tham mưu cho chính phủ ra kế sách bảo vệ sự an toàn cho người dân nhưng vẫn bị những kẻ sống ngay trong đất nước này như Trương Huy San đâm chọt, bỉ bai, phủi ơn sự dâng hiến. Thưa, có sự khốn nạn nào hơn thế?


***



Người Nghệ Tĩnh phát âm giọng chuẩn HN đã khó, huống hồ gì tiếng Anh.

Với người trẻ Nghệ Tĩnh, mọi thứ nhìn chung không có gì đáng ngại, chỉ ngại mỗi ngoại ngữ.

Người trẻ đã thế, thế hệ 5X đời đầu lại càng vất vả.

Chúng ta có thể trêu vui một chút về cách phát âm các cụm từ facebook hay youtube của ông Võ Trọng Việt - Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng & an ninh của quốc hội, nhưng bám vào đó để nâng vấn đề và cười cợt ông này, thì chẳng khác gì tự cười cợt chính bản thân ta.

Mỗi một vị trí làm việc, thì yêu cầu về năng lực mỗi khác. Tầm như ông này, là thượng tướng, từng là thứ trưởng BQP, từng kinh qua chức vụ Tư lệnh Bộ tư lệnh biên phòng, thì điều chúng ta cần đánh giá là tư duy về an ninh quốc gia nói chung và an ninh mạng nói riêng của ông trong tình huống cụ thể, tư duy về an ninh quốc phòng ở tầm vĩ mô các cái.

Chứ ai lại đi bắt bẻ đôi ba câu chữ phát âm để xúc phạm người ta như thế?!

Nước Mỹ có tay tổng thống gì đó què cả hai cẳng, ngồi xe lăn thở ô xy, nhưng thống kê cho thấy trong thời đại trị vì của cỏn, nước Mỹ chạy nhanh nhất đó thôi.

***

Tóm lại, mọi thứ nó nằm ở cái não là chủ yếu. Kẻ không não hoặc não chưa đầy chum, ắt có nhu cầu đánh giá người khác qua tai mắt mũi họng, nhẻ?

Anh Bảy của các cô đến giọng HN anh còn chả thèm nói vì có muốn cũng chả nói được đây này, huống gì tiếng Tây hehe.

Có con nào dám cười anh Bảy hem?

3 nhận xét:

  1. Đau xót thay, những vị tướng lĩnh, chỉ huy quân đội, bày binh bố trận, sát cánh cùng vạn quân để bảo vệ bờ cõi, bảo vệ sự bình yên, tham mưu cho chính phủ ra kế sách bảo vệ sự an toàn cho người dân nhưng vẫn bị những kẻ sống ngay trong đất nước này như Trương Huy San đâm chọt, bỉ bai, phủi ơn sự dâng hiến. Thưa, có sự khốn nạn nào hơn thế?

    Trả lờiXóa
  2. Ghét nhất những thể loại đã ngu, đã dốt lại còn hay tinh tướng, chê bai này nọ, bản thân mình chả hơn gì ai, chả tài giỏi hơn ai nhưng lúc nào cũng thích tỏ vẻ hơn người khác. Chúng ta đều biết những sĩ quan thế hệ 5X đến thế hệ 7X hầu như ai cũng chỉ biết ngoại ngữ tiếng Nga. Trang bị vũ khí quân đội ta đa phần có nguồn gốc từ Liên Xô. Thập niên 60, 70, 80, 90 và thậm chí cả bây giờ, hàng vạn học sinh qua các lần sôi kinh nấu sử, chỉ chọn ra được đầu ngón tay thí sinh đỗ vào trường sĩ quan, học viện trong quân đội. Trong số thí sinh đỗ vào các trường sĩ quan, học viện lại chọn lựa tiếp những học viên giỏi nhất, tinh túy nhất gửi sang các nước Liên Xô cũ du học quân sự. Bởi chiến thuật, vũ khí ta đa phần có nguồn gốc từ Liên Xô cũ và Nga ngày nay. Vì thế nên họ không biết tiếng anh, hay nói tiếng anh kém là điều dễ hiểu thôi mà.

    Trả lờiXóa
  3. Mấy đứa hay chê bơi người khác thực ra chẳng có tài gì.Hỏi các hắn tại sao lại sủa,các hắn trả lời ngứa cổ thì sủa thôi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog