Chia sẻ

Tre Làng

Nguyên Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình cho rằng cáo trạng truy tố không đúng

(NTD) - Ngày 26/6, TAND TP.HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm vụ sai phạm của tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt tại Ngân hàng Đại Tín về hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Tại phiên xét xử, VKS giữ quyền công tố cho rằng đủ cơ sở truy cứu các bị cáo tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo khoản 2 Điều 285 BLHS 1999, với khung hình phạt từ 3 đến 12 năm tù.

Các bị cáo tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 26/6 (Ảnh: Phan Định)

Các bị cáo Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân, Hà Tấn Phước và Ngô Văn Thanh được NHNN giao nhiệm vụ, quyền hạn, tiếp cận không hạn chế tài liệu, hồ sơ… của TrustBank (sau đó là VNCB) đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, dẫn đến ông Phạm Công Danh cùng đồng phạm rút tiền, gây thiệt hại cho VNCB hàng ngàn tỷ đồng.

Các bị cáo “kêu oan”

Bị cáo Lê Văn Thanh (tổ trưởng tổ giám sát VNCB giai đoạn 10/2013-3/2014) bật khóc nói: "Tổ giám sát với những công việc mới mẻ, kinh nghiệm còn non yếu, bản thân lại mang nhiều bệnh và khoảng cách làm việc quá xa. Trong khi đó, chúng tôi (tổ giám sát) không được quyền nghiên cứu, xác minh các đơn vị bên ngoài. Và do lãnh đạo VNCB dùng những thủ đoạn tinh vi nên đến cuối ngày mới theo dõi tiền được rút ra khỏi hệ thống thì đã muộn. Khi phát hiện, tổ giám sát có báo cáo nhưng trong một thời gian dài VNCB vẫn không khắc phục những sai phạm".

Ông Phạm Thế Tuân (nguyên Phó giám đốc Vietcombank Chi nhánh TP.HCM) có lời khai tại buổi xét xử sơ thẩm, không nhận được cả 6 tờ trình của các giao dịch nên không có bút phê.

Bị cáo Ngô Văn Thanh (nguyên Phó phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ Ngân hàng Vietcombank Long An) kêu oan vì cho rằng không phạm tội. Ông Thanh cho biết, thành viên trong tổ giám sát có nhiệm vụ riêng biệt, mỗi người giải quyết từng khâu.

Chỉ nhận trách nhiệm về mặt chính trị?

Trả lời HĐXX, nguyên Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình cho rằng cáo trạng của VKS truy tố ông về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là không hợp lý.

Bị cáo Đặng Thanh Bình không đồng ý với cáo trạng của VKS đưa ra (Ảnh: Phan Định) 

Ông Bình nói, những sai phạm ở Ngân hàng Đại Tín (TrutsBank) có liên quan đến các đơn vị giám sát, thanh tra, đó là 3 cơ quan bao gồm: Tổ giám sát, NHNN chi nhánh Long An, cơ quan thanh tra giám sát. Sai phạm ở đâu thì chịu trách nhiệm ở đó.

Bị cáo Bình cho biết: “Tôi chỉ chịu trách nhiệm quản lý chung, trừ những trường hợp mà cơ quan thanh tra giám sát có đề xuất cụ thể, xin ý kiến nếu vượt thẩm quyền của cơ quan thanh tra giám sát. Tôi đã hoàn thành hết trách nhiệm trong chỉ đạo cơ quan thanh tra giám sát và có ý kiến về những việc làm sai phạm tại VNCB. Còn nếu nói về thiếu sót, tôi chưa hoàn thành trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ mang tính chất chính trị.”

Bị cáo Bình nói thêm, khi đặt tổ giám sát vào VNCB, tình hình ngân hàng rất nghiệm trọng, những quy định để tổ giám sát tương xứng với nhiệm vụ được giao chưa có. Tổ giám sát đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ của mình, báo cáo kịp thời. Nhưng trong điều kiện hoạt động ngân hàng rộng, khó kết hợp để xử lý kịp thời.”

Sông Trường

1 nhận xét:

  1. Những vụ án như này thì vai trò của cơ quan điều tra rất quan trọng vì các tình tiết chỉ cần bị bỏ lơ đi thì rất dễ tạo cơ hội cho các bị cáo lợi dụng tại tòa để giảm mức án cho bản thân mình, làm chặt một vài vụ thì mới răn đe được cái số đang còn tại nhiệm kia được

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog