Chia sẻ

Tre Làng

ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC MUỐN CÔNG KHAI NÚT BẤM CỦA CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐỂ LÀM GÌ?

LâmTrực@

Ngay sau khi Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng vào sáng 12/6/2018, với đa số phiếu tán thành. Kết quả bấm nút của Quốc hội cho thấy 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua Luật An ninh mạng. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%). Với kết quả trên, đại đa số người dân tỏ ra vui mừng, nhưng không ít người tỏ ra bực dọc. 

Ngay sau đó ĐBQH Dương Trung Quốc - Người rất nhiều lần bị dư luận chỉ trích về những phát ngôn gây bức xúc - đã bày tỏ cần phải công khai nút bấm.

Bàn về câu chuyện này, tờ VietNamNet đăng bài "Có nên công khai nút bấm của các đại biểu Quốc hội?", trong đó có dẫn lời ĐBQH Dương Trung Quốc, nguyên văn như sau:

"Tôi bắt đầu tham gia Quốc hội từ khoá XI, năm 2002, lúc đó chưa có công nghệ bấm nút. Mỗi đại biểu có một chiếc biển, ghi mã số, nếu ai đồng ý thì giơ lên. Cách biểu quyết đó thô sơ nhưng rất hay.

Khi ứng dụng công nghệ bấm nút, lúc đầu ai cũng thích lắm bởi chỉ tích tắc là ra tỉ lệ phiếu thuận, phiếu không tán thành, phiếu trắng hiển thị trên màn hình; nghĩa là tiện lợi hơn, nhưng tôi nhận thấy như vậy đã mất đi tính cụ thể. Bấm nút thì chỉ có con số và tỷ lệ chung. Người dân không được biết đại biểu nào ủng hộ, phản đối hay không có ý kiến về một vấn đề nào đó mà cử tri quan tâm.

Ngày 23/5 vừa qua, khi thảo luận ở hội trường về dự án Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, một lần nữa tôi đã nêu ý kiến là mong Quốc hội có hình thức công bố quyết định của đại biểu".

Tất nhiên đó chỉ là ý kiến của ĐB Dương Trung Quốc.

Tác giả bài báo thì ngược lại: "Tôi e rằng nếu buộc phải công khai nút bấm của mình, nhiều người lẽ ra bỏ phiếu trắng, phiếu chống, sẽ quay ra bỏ phiếu đồng thuận cho an toàn, khi đó ý kiến cá nhân sẽ bị thao túng bởi sự minh bạch. Theo tôi, hãy để nút bấm của đại biểu trong bí mật, còn công khai quan điểm của mình hay không là quyền của đại biểu. Như thế sẽ tốt hơn nhiều".

ĐB Dương Trung Quốc là người phản đối Dự Luật an ninh mạng và là người bấm nút chống. Sau khi dân mạng biết rõ ông là người chống, ông Quốc đã "dũng cảm công khai" việc này. Dù không có chứng cứ nào phản ánh ông nghi ngờ kết quả bấm nút, song dường như thái độ và hành động của ông có vẻ khá phù hợp với một số luật sư thuộc giới "dân chủ" khi đặt vấn đề nghi ngờ kết quả bấm nút. Có lẽ vì thế ông muốn "Công Khai Nút Bấm của Quốc Hội" và bày tỏ muốn quay lại "thời kỳ tiền sử" - bỏ phiếu thủ công hoặc giơ tay.

Nếu ý nguyện của ông Quốc được thực hiện, thì ta đang kéo lùi lịch sử, xa rời văn minh. Trong khi đó, chính ông Quốc lại là người hô hào ứng dụng công nghệ thông tin vào việc bỏ phiếu tại Quốc hội nhằm tiết kiệm thời gian, nhanh chóng và chính xác. Nực cười là, trong "lý luận" phản đối Dự Luật an ninh mạng, ông Quốc cũng lo sợ bị kéo lùi lịch sử, xa rời văn minh.

Nhìn lại lịch sử thì việc bấm nút đã được thực hiện từ cuối năm 1988 ở nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII và đó hẳn nhiên là một sự thay đổi mang tính "cách mạng" trong các hoạt động của Quốc Hội. Đưa “bấm nút” vào biểu quyết thay thế hình thức giơ tay là một bước tiến dài của hoạt động QH nhưng việc bấm “hai nút” hay “ba nút” lại là chuyện không hề đơn giản. Những người góp phần không nhỏ để cuối cùng các ĐBQH bấm “ba nút” như hiện nay là ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm VP Quốc Hội và TS.Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm VPQH. 

Theo ông Vũ Mão, suốt nhiều năm trước đó để thông qua các bộ luật, các luật, các Nghị quyết thì việc này được thực hiện theo hình thức giơ tay biểu quyết. Hình thức này vừa mất thời gian, vừa không thực chất bởi về cơ bản thì các đại biểu có thể đều giơ tay tán thành nhưng chưa chắc họ đã tâm phục, khẩu phục. Mặt khác, Đoàn thư ký kỳ họp cùng văn phòng Quốc hội cũng phải cắt cử người để đếm xem ai giơ tay, ai không giơ tay…

Theo TS Nguyễn Sỹ Dũng: Trước đó, sinh hoạt của QH thường có sự thống nhất rất cao. Mỗi khi biểu quyết, các ĐBQH thường nhất trí rất cao. Vì vậy, việc kiểm phiếu (nếu bỏ phiếu kín), hoặc đếm (nếu giơ tay) là khá đơn giản. Tuy nhiên, theo thời gian, hoạt động của QH ngày càng trở nên dân chủ hơn, các ĐBQH, vì thế, cũng thể hiện chính kiến nhiều hơn. Khi biểu quyết, số ĐB không tán thành cũng nhiều lên, lại xuất hiện thêm những ĐB không biểu quyết. Vì vậy, việc đếm thủ công không những mất nhiều thời gian mà nhiều khi còn không chính xác.

Chính vì mất thời gian, tốn nhân lực, nhiều khi không chính xác, lại phải đếm "xem ai giơ tay, ai không giơ tay" đã làm các Đại biểu cảm thấy không thoải mái khi thể hiện chính kiến. Điều này thôi thúc việc cải tiến, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc biểu quyết như rất nhiều Quốc hội trên thế giới đã làm.

Được sự chấp thuận của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Chính trị, Hệ thống bấm nút biểu quyết được Viện kỹ thuật thuộc Bộ Tư lệnh thông tin trang bị với công nghệ của Philips được triển khai và bắt đầu áp dụng vào kỳ họp cuối năm 1988 với 2 nút biểu quyết là tán thành và không tán thành. Ngay sau khi các đại biểu thực hiện, kết quả biểu quyết điện tử đã hiển thị ngay trên màn hình.

Tuy nhiên việc bấm 2 nút "tán thành" và "Không tán thành" lại chưa phản ánh được chính kiến của một số ĐBQH, bởi họ có thể chưa nghiên cứu kỹ vấn đề cần biểu quyết. Điều này lại đặt ra câu hỏi 2 nút hay 3 nút.

Năm 1992, bắt đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX, công nghệ “bấm nút” được nâng cấp lên mức hiện đại hơn với 3 nút là tán thành, không tán thành và không biểu quyết. Với 3 sự lựa chọn đó thì các đại biểu bày tỏ được thái độ của mình một cách rõ ràng hơn, dân chủ hơn. Song, nhận thức còn khác nhau nên việc này không thực hiện được ngay trong một kỳ họp giữa năm 1992, nhiệm kỳ khóa IX, và giải pháp tình thế là nút bấm không biểu quyết đã phải tạm thời bịt lại. Nguyên nhân vì nhiều người cho rằng, đại biểu bấm nút không biểu quyết là người không có ý thức xây dựng. Gay gắt hơn, có người còn nói, "tôi bầu anh làm ĐBQH để thế hiện chính kiến chứ không phải không có chính kiến".

Sau một kỳ họp, người ta nhận ra việc bỏ nút không biểu quyết là vô lý, vì đại biểu bấm nút không biểu quyết là thể hiện sự cân nhắc cẩn thận chứ không phải là vô ý thức, nên từ kỳ họp cuối năm 1992 cho đến nay đã giữ lại nút không biểu quyết.

Lược lại lịch sử phát triển của công nghệ bấm nút tại Quốc hội để thấy, trong một tình thế nào đó, ông Dương Trung Quốc đã buộc phải bộc lộ thái độ kéo lùi lịch sử để giữ thể diện cá nhân chứ không phải vì cái chung. Thật ra, ông cũng không muốn công khai nút bấm đâu, nhưng vì dân mạng đã có chứng cứ biết ông bấm nút chống lại Dự luật này, nên ông không còn đường nào khác ngoài cách "mượn gió bẻ măng" để chứng tỏ ta đây công khai minh bạch và có chính kiến, nhằm cố gắng vớt vát chút danh dự vốn đã ít ỏi, đồng thời lên gân với những người mà vì lý do cá nhân nên chống đối lại Luật an ninh mạng. Ý đồ sâu xa trong "Đề nghị" của ông cũng ít nhiều làm ảnh hưởng tới đoàn kết nội bộ trong Quốc hội, nhưng không làm ảnh hưởng đáng đến nguyện vọng của cử tri. Người viết tin đề nghị quay lại hình thức giơ tay "để cử tri có thể biết rõ là ai tán thành, ai phản đối" của ông sẽ trở nên lạc lõng vì không phù hợp với thời đại.

Xin hỏi, ông Dương Trung Quốc muốn biết ai đồng ý, ai không đồng ý để làm gì?

Với việc biểu quyết điện tử hoàn toàn có thể cho biết được xem ai tán thành, ai phản đối bất kể họ ngồi ở đâu trong hội trường bởi mỗi đại biểu đều được phát một thẻ định danh để cắm vào khe cắm bên cạnh các nút bấm. Khi các ĐBQH “bấm nút” thì hệ thống điện tử đều có ghi tên tuổi các ĐBQH tán thành, không tán thành, không biểu quyết. Tức là, đối với máy tính, ai biểu quyết thế nào đều có hết. Vấn đề còn lại là có nên công bố danh sách cụ thể này hay không mà thôi. Nếu công khai như vậy thì ĐBQH có dám thẳng thắn thể hiện chính kiến của mình hay không, nhất là khi “bấm nút” chống. Nếu công khai danh tính biểu quyết, trên thực tế, rất dễ dẫn đến hạn chế quyền tự do của ĐB. 

***
Về ông Đại Biểu Dương Trung Quốc [Copy of Le Phuoc Son]

- Là 1 trong 2 đại biểu không bỏ phiếu tán thành Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013.

- Là đại biểu đề nghị nên có Luật Mại dâm.

- Là đại biểu không ủng hộ Dự luật Đơn vị Hành chính Kinh tế Đặc biệt ("nổi tiếng" với ý DI DÂN!).

- Là 1 trong 15 đại biểu không bấm nút tán thành Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018.

- Là người có quan hệ phức tạp với những phần tử chống phá VN (hình 2)..v.v...

Việc tán thành hay không tán thành là quyền của đại biểu, nhưng với những gì ông ấy đã làm (cho các cuộc biểu tình, bạo loạn), liệu có xứng đáng là đại biểu Quốc hội không?

2 nhận xét:

  1. Nặc danh16:31 14/6/18

    Lược lại lịch sử phát triển của công nghệ bấm nút tại Quốc hội để thấy, trong một tình thế nào đó, ông Dương Trung Quốc đã buộc phải bộc lộ thái độ kéo lùi lịch sử để giữ thể diện cá nhân chứ không phải vì cái chung. Thật ra, ông cũng không muốn công khai nút bấm đâu, nhưng vì dân mạng đã có chứng cứ biết ông bấm nút chống lại Dự luật này, nên ông không còn đường nào khác ngoài cách "mượn gió bẻ măng" để chứng tỏ ta đây công khai minh bạch và có chính kiến, nhằm cố gắng vớt vát chút danh dự vốn đã ít ỏi, đồng thời lên gân với những người mà vì lý do cá nhân nên chống đối lại Luật an ninh mạng. "Đề nghị của ông cũng ít nhiều làm ảnh hưởng tới đoàn kết nội bộ trong Quốc hội, nhưng không làm ảnh hưởng đến nguyện vọng của cử tri. Người viết tin đề nghị quay lại hình thức giơ tay "để cử tri có thể biết rõ là ai tán thành, ai phản đối" của ông sẽ trở nên lạc lõng vì không phù hợp với thời đại.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta nói nhiều đên cách mạng công nghệ 4.0, áp dụng công nghệ vào trong mọi lĩnh vực, đời sống của xã hội, thời đại ngày nay ngành nghề nào mà không áp dụng công nghệ coi như là lạc hậu, là đi ngược lại với xu thế của thời đại. Và việc Quốc hội "bấm nút" thông qua dự thảo luật là điều dễ hiểu mà thôi, suốt nhiều năm trước đó để thông qua các bộ luật, các luật, các Nghị quyết thì việc này được thực hiện theo hình thức giơ tay biểu quyết. Hình thức này vừa mất thời gian, vừa không thực chất bởi về cơ bản thì các đại biểu có thể đều giơ tay tán thành nhưng chưa chắc họ đã tâm phục, khẩu phục. Mặt khác, Đoàn thư ký kỳ họp cùng văn phòng Quốc hội cũng phải cắt cử người để đếm xem ai giơ tay, ai không giơ tay… Bây giờ mà chúng ta còn bỏ lại công nghệ đi làm những việc thừa thãi, mất thời gian thế này nữa thì đúng là đi ngược lại với sự phát triển của thế giới rồi ạ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog