Chia sẻ

Tre Làng

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẶC KHU VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA


1. CAMPUCHIA:

Như tút trước đã nêu, đến nay Nhà nước Campuchia đã thành lập 38 đặc khu kinh tế, trên cơ sở pháp lý là Luật đầu tư năm 2005. Quá trình này bắt đầu được khởi động từ năm 2008 với việc ra đời của đặc khu Sihanoukville. Đây là đặc khu lớn nhất của quốc gia này với diện tích 525 hecta trong giai đoạn phát triển đầu tiên.

Những địa phương có nhiều đặc khu kinh tế nhất là tỉnh Svay Rieng với 09 đặc khu (tổng vốn đầu tư trên 337 triệu đô-la Mỹ); tỉnh Preah Sihanouk với 07 đặc khu (tổng vốn đầu tư trên 720 triệu đô-la Mỹ); tỉnh Koh Kong với 06 đặc khu (tổng vốn đầu tư 327 triệu đô-la Mỹ).

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank - ADB), 09 đặc khu được khảo sát trong một nghiên cứu tạo ra khoảng 68.000 việc làm trong năm 2014. Riêng đặc khu kinh tế Phnom Penh có khả năng cung cấp 80.000 việc làm tại hơn 200 công ty, nhà xưởng.


2. LÀO:

Một “người anh em” khác của khu vực Đông Dương cũng đã thành lập 10 đặc khu kinh tế. Đáng chú ý, hai đặc khu đầu tiên của Lào là Savan-Seno (tỉnh Savannakhet) và Boten Beautiful Land (tỉnh Louangnamtha) được thành lập vào năm 2003 (trước khi mạng xã hội Facebook ra đời 04 năm và trước khi cộng đồng mạng Việt Nam biết đến danh từ “đặc khu kinh tế” những 15 năm).

Thời hạn giao đất, cho thuê đất tối đa của từng đặc khu là khác nhau, thường dao động từ 50 đến 75 năm. Riêng đặc khu Phoukhyo (tỉnh Khammuane) và đặc khu Thatluang Lake (ngay thủ đô Vientiane) là 99 năm. Đây cũng là con số mà gần đây nổi lềnh bềnh trên mạng xã hội Việt Nam.

Trong số 10 đặc khu kinh tế của Lào, có 02 đặc khu do chính phủ đầu tư 100%, 02 do tư nhân Trung Quốc, 02 theo hình thức hợp tác công - tư giữa chính phủ với tư nhân Lào hoặc Trung Quốc, 04 đặc khu còn lại do các nhà đầu tư tư nhân Lào hoặc đến từ Đài Loan, Việt Nam và Malaysia.
Tổng số vốn đầu tư vào 10 đặc khu nêu trên là trên 4,296 tỷ đô-la Mỹ, trong đó có 01 đặc khu do tư nhân Trung Quốc đầu tư với số vốn 1,6 tỷ đô-la và 01 đặc khu do tư nhân Việt Nam đầu tư với số vốn 1 tỷ đô-la, đều ở thủ đô Vientiane.


3. THÁI LAN:

Chính sách về đặc khu kinh tế của quốc gia này được ban bố lần đầu tiên vào năm 2015 dựa trên niềm tin của chính phủ về tiềm lực mạnh mẽ của 10 khu vực nhằm kết nối với các quốc gia láng giềng trong quan hệ thương mại, kinh tế và đầu tư. Với sự gần gũi với các quốc gia láng giềng, các đặc khu kinh tế sẽ thụ hưởng nhiều lợi ích từ thị trường lao động rộng lớn ở các khu vực lân cận. Chính phủ Thái Lan cũng nới lỏng những quy định về lao động nước ngoài nhằm hỗ trợ các đặc khu này.

Năm 2015, tổng vốn đầu tư vào các đặc khu kinh tế là 280,1 triệu baht trước khi nhảy vọt lên mức 8,31 tỷ baht vào năm 2016 (tăng gần 30 lần trong vòng 01 năm).

10 đặc khu kinh tế của quốc gia này được thành lập ở 10 tỉnh khác nhau, gồm: Tak, Mukdahan, Sa Kaeo, Trat, Songkhla, Chiang Rai, Nong Khai, Nakorn Phanom, Kanchanaburi, and Narathiwat.


4. Hàn Quốc:

Tại thời điểm năm 2016 có 07 đặc khu kinh tế. Các đặc khu này tiền thân là các “Export Processing Zones” (tạm dịch Khu vực chế biến xuất khẩu) tại giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa và đột phá về kinh tế. Từ những năm 1970, khi mô hình đặc khu kinh tế bắt đầu nhận được sự quan tâm của toàn cầu, Hàn Quốc cũng đã thiết kế mô hình đặc khu kinh tế đầu tiên của mình với tên gọi “Masan Export Processing Zones”, sau đó đổi thành “Masan Free Trade Zone” (khu vực tự do thương mại Masan) năm 1970.

Thế kỷ 21 là thời điểm chính phủ Hàn Quốc tiến hành cải cách các đặc khu kinh tế truyền thống như các khu công nghiệp hỗn hợp để thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ.

Các đặc khu kinh tế ở Hàn Quốc được thiết kế lại theo các loại sau: (1) Khu vực thương mại tự do, (2) Khu vực kinh tế tự do, (3) Khu vực đầu tư nước ngoài, (4) Đặc khu Saemangeum, (5) Thành phố doanh nghiệp, (6) Đặc khu dành cho nghiên cứu và phát triển, (7) Vành đai Doanh nghiệp Khoa học Quốc tế, (8) Đặc khu kinh tế phục vụ phát triển khu vực.

Về hiệu quả, chính các đặc khu kinh tế này là nhân tố chính đưa nền kinh tế Hàn Quốc nhảy vọt, trở thành một trong những cường quốc về kinh tế và công nghệ như hiện nay.


5. NHẬT BẢN:

Sau câu chuyện thành công của Trung Quốc và Hàn Quốc trong việc thành lập các đặc khu kinh tế, Nhật Bản bắt đầu chú ý đến mô hình này. Sáng kiến này được đưa ra vào cuối tháng 12 năm 2011, gần 30 năm sau mô hình đầu tiên của Trung Quốc. Trong tiếng Nhật, đặc khu kinh tế thường được biết đến với tên gọi Sogo Tokku (hay “Comprehensive Special Zones”, tạm dịch là Khu vực đặc biệt toàn diện).

Chỉ trong thời gian ngắn, các đặc khu kinh tế đã nhanh chóng trở thành yếu tố cốt lõi trong chiến lược tăng trưởng kinh tế cấp bách của quốc gia này. Những lợi ích đặc biệt được dành cho các đặc khu bao gồm miễn giảm thuế và hỗ trợ tài chính nhằm gia tăng đầu tư nước ngoài cho khu vực.

Trước đó, trong vòng 10 năm kể từ 2003, Nhật Bản đã thành lập hơn 1000 khu vực đặc biệt (special zones, khác với mô hình đặc khu kinh tế). Tuy nhiên, hiệu quả của mô hình này là rất thấp và có đóng góp giới hạn vào nền kinh tế.

Theo tài liệu tìm được, Nhật Bản có 03 đặc khu kinh tế là Ota, Tsukuba và Fukuoka.


Còn tiếp...



ThíchHiển thị thêm cảm xúcBình luậnChia sẻ

3 nhận xét:

  1. NHiều người vẫn chưa nhận thức được những vai trò to lớn mà đặc khu kinh tế mang lại. HỌ còn nghe theo những thông tin sai lệch báo chí để rồi không có cái nhìn đúng đắn về vấn đề. THử xem các nước khác như THái LAn, CAm pu chia đấy xem, họ có bị đồng hóa như bọn dân chủ rởm suốt ngày kêu ca hay không. Dự thảo này đã được tính toán kĩ lưỡng , cân nhắc kĩ càng rồi. NHững người không biết gì về làm ăn kinh tế, về pháp luật không nên có những phát biểu ngu ngốc để rồi lại làm dư luận lao đao.

    Trả lờiXóa
  2. Chính xác là mở mồm ra lúc nào cũng đòi nước mình phát triển cho bằng khu vực nhưng mà đưa cái dự luật đặc khu ra thảo luận cái là không cần tìm hiểu nghe người ta kích cái là thi nhau làm ầm lên nào là bán nước, bán đất cho tàu này nọ, đúng là sinh ra để cho người ta xỏ mũi mà

    Trả lờiXóa
  3. Luật Đặc khu là một cái cớ kích động dư luận rất lớn, đánh vào tâm lý của mọi tầng lớp nhân dân, từ già trẻ gái trai đều bị kích động bởi hành vi xuyên tạc của đám phản động, tuy rằng đây mới chỉ là dự luật chưa được thông qua, cũng chưa được thực hiện lấy ý kiến toàn dân. việc đưa dự thảo Luật Đặc khu mang tính chất nhạy cảm, dễ bị nhiều đối tượng xấu lợi dụng kích động.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog