Chia sẻ

Tre Làng

PHẢI BẮT ĐƯỢC CON BƯỚM CHÚA, XÃ HỘI MỚI THẬT SỰ TRONG SẠCH


Đại biểu Quốc hội cho rằng việc kỷ luật hàng loạt tướng lĩnh cao cấp trong quân đội và công an vừa qua là chuyện bình thường và chừng nào phải “bắt được con bướm chúa” thì mới có một xã hội thực sự trong sạch.

“Phải bắt được con bướm chúa”

Liên quan đến việc một số tướng lĩnh cấp cao của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng vừa bị xử lý kỷ luật, trả lời PV VTC News, ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Khóa 14, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng đây là “chuyện bình thường” và “không phải là vấn đề nhạy cảm”.

"Thực ra chúng ta cứ tự xem đấy là vùng cấm, chứ tôi cho rằng đó là chuyện bình thường. Chỉ có những gì thuộc về bí mật quân sự, bí mật an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư cá nhân... thì mới là vùng cấm, còn sai phạm của cán bộ thì tại sao lại có thể xem đó là vùng cấm được.

Nếu chúng ta coi đó là vùng cấm thì tức là từ trước đến nay đã có tình trạng bao che cho nhau, o bế nhau, dẫn đến tình trạng cấp dưới nói dối, báo cáo sai lên cấp trên, rồi nhiều cơ quan Nhà nước nói dối nhân dân.

Bây giờ không còn chuyện đó nữa. Chúng ta đang mong muốn xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng văn minh, đồng nghĩa với việc phải xây dựng một xã hội dân chủ và việc công khai sai phạm của các quan chức bây giờ là chuyện rất bình thường. Không nên coi đó là một vấn đề khó khăn hay là nhạy cảm”.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, điều quan trọng là phải bắt được những “con sâu lớn”, “con bướm chúa” thì mới có một xã hội thực sự trong sạch. 

Bắt được nhiều sâu, bắt được những con sâu lớn, bắt được con bướm chúa, bắt hết được những con vi trùng gây bệnh có tính chất là nguy hiểm thì lúc đó chúng ta mới có một xã hội thực sự trong sạch

“Chừng nào mà trong công cuộc phòng chống tham nhũng, chúng ta bắt được nhiều sâu, bắt được những con sâu lớn, bắt được con bướm chúa, bắt hết được những con vi trùng gây bệnh có tính chất là nguy hiểm thì lúc đó chúng ta mới có một xã hội thực sự trong sạch, một “cơ thể nhà nước” khỏe mạnh”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.

Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, lẽ ra đây là công viêc mà Đảng và nhà nước phải làm từ trước rồi, nếu trước kia làm quyết liệt thì đã không dẫn đến tình trạng này.

“Có những người mà trước kia chúng ta cứ ca ngợi là có công lao to lớn thì bây giờ lại trở thành những kẻ phản bội lại nhân dân, rồi có những ông trước kia trong lý lịch, khi khai hồ sơ cán bộ để bổ nhiệm thì khai rất rất hay nhưng bây giờ lại té ra là không phải vậy.

Đấy là điều đau đớn, nó thể hiện sự lỏng lẻo trong tổ chức và quản lý cán bộ, thậm chí là bao che cho nhau, ca tụng lẫn nhau, nâng nhau lên, dìm người khác xuống để đưa những người không xứng đáng vào. Để những người này đứng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp là điều đáng tiếc trong công tác cán bộ. Chúng ta đã để tình trạng này xảy ra trong một thời gian rất dài”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhận xét.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, hình ảnh và uy tín của lực lượng vũ trang, cụ thể là công an và quân đội phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ đứng đầu. Hình ảnh công an và quân đội hiện nay, phụ thuộc rất nhiều vào những tấm gương của những người lãnh đạo của lực lượng này.

"Vi phạm của những tướng lĩnh vi phạm vừa qua đã diễn ra trong một thời gian dài. Có người nắm vị trí vô cùng quan trọng, thậm chí là vị trí trọng yếu quốc gia như Tổng cục Tình báo, Quân chủng Phòng không. Điều này khiến cử tri lo ngại còn có những sai phạm khác liên quan đến các lãnh đạo cấp cao khác, ở các cấp ngành khác hay không?

Điều này cũng là dễ hiểu. Đây cũng là vấn đề mà Đảng cần cân nhắc để có hướng xử lý vụ việc trong thời gian tới” - ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng khẳng định quan điểm của Đảng rất rõ. Đó là Đảng xác định không có vùng cấm trong xử lý cán bộ vi phạm.

"Bây giờ chúng ta đã tấn công vào những nơi từ trước đến nay chúng ta có quen gọi là “nhạy cảm”. Những nơi mà tưởng chừng không bao giờ chạm được vào thì bây giờ chúng ta làm được. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng, của Bộ Chính trị và Ban Bí thư trong việc làm trong sạch, lành mạnh bộ máy đội ngũ cán bộ Nhà nước.

Có thể nói là từ việc xử lý, kỷ luật một loạt cán bộ cấp cao trong hệ thống an ninh quốc phòng vừa qua cho thấy sự cần thiết của việc rà soát lại công tác cán bộ, phải đánh giá lại chất lượng công tác cán bộ và giám sát chất lượng cán bộ. Đây là những điều mà có lần tôi đã từng nêu tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa 14".

Vị đại biểu Bến Tre khẳng định không phải chỉ là quy định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về rà soát hơn 1.000 cán bộ cấp cao do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý, mà phải làm tất cả các khâu, các cấp các ngành mà phải đánh giá lại toàn bộ công tác cán bộ, chất lượng cán bộ ở mỗi cấp.

"Hiện chúng ta đã làm về bộ máy tổ chức hành chính rồi, vậy thì còn công tác cán bộ cũng cần thiết phải làm cho đồng bộ. Thực tế cho thấy, thời gian qua, công tác giám sát và kiểm tra cán bộ của chúng ta còn rất lỏng lẻo”, ông Nhưỡng nói.

Xử lý công khai 

Cũng liên quan đến vấn đề một số tướng lĩnh cấp cao bị đề nghị xử lý kỷ luật trong thời gian qua, trả lời PV VTC News, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho rằng việc công khai xử lý vi phạm là cần thiết, bởi xử lý công khai thì các thế lực xấu không có cơ hội lợi dụng, xuyên tạc.

“Theo tôi, mỗi sai phạm như vậy nếu để kéo dài sẽ tác động, ảnh hưởng xấu, nên khi đã phát hiện, có đủ cơ sở, chứng cứ để kết luận thì nên kết luận sớm và xử lý nghiêm minh, công khai, lấy lại trật tự kỷ cương trong Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, đồng thời tránh các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc.

Tất cả những vụ việc vừa qua đều dân chủ, minh bạch, công khai, đúng người, đúng tội. Xử lý nghiêm minh cán bộ vi phạm thì sẽ nâng cao được uy tín của Đảng, Nhà nước, được sự đồng lòng ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân”, ông Phúc nói.

Nhận xét về việc có cả tướng lĩnh đang giữ chức vụ Thứ trưởng nhưng vẫn bị kỷ luật, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng không có gì “đáng ngạc nhiên”, bởi vi phạm thì phải xử lý.

“Theo tôi, đến cấp Bộ trưởng còn bị kỷ luật thì nói gì đến cấp Thứ trưởng. Quan trọng là phải giữ nghiêm kỷ cương phép nước và kỷ luật trong Đảng.

Vụ việc trên không có gì đáng ngạc nhiên cả. Điển hình là Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT còn bị kỷ luật cả về Đảng và kỷ luật hành chính, cho thôi giữ chức Bộ trưởng, thì điều này cũng hết sức bình thường, càng củng cố lại quan điểm là không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ".

PGS Nguyễn Trọng Phúc lấy dẫn chứng việc Bộ Công an đã kỷ luật Tổng Cục trưởng Phan Văn Vĩnh, Cục trưởng Nguyễn Thanh Hóa, giờ đến lượt Thứ trưởng Bộ Công an.

Những sai phạm đã rõ ràng, đã có kết luận rồi thì cứ theo quan điểm của Đảng mà xử lý. Có như vậy mới không sợ mất uy tín, củng cố được niềm tin, tin cậy của Đảng viên, nhân dân với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

"Từ trước đến nay, ta cứ hay xử lý nội bộ, gần đây chúng ta công khai trước các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở đây có hai vấn đề là kỷ luật trong Đảng và xử lý hành chính nhà nước, những ai thuần túy chỉ làm công tác Đảng thì kỷ luật Đảng, còn ai gắn với cơ quan nhà nước thì phải xử lý hành chính nhà nước. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì phải xử lý theo đúng tội danh quy định của pháp luật" - ông Phúc nói. 

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng: "Trước giờ ta vẫn hay dựa vào tập thể, cái gì cũng đổ cho tập thể mà không ai chịu trách nhiệm cả. Việc xử lý cán bộ cấp cao vừa qua đã thể hiện sự đề cao trách nhiệm cá nhân, có công thì tuyên dương, khen thưởng, còn có tội thì phải chịu trách nhiệm. 

Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Khóa 12 này tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cao cấp chiến lược, có phẩm chất, năng lực, có tầm chiến lược. Vậy nhưng bây giờ, chúng ta vẫn phải xử lý một số cán bộ có chức, có quyền, điều này là không mong muốn. Nhưng đây là việc hết sức cần thiết trong điều kiện xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay”.

Xử lý nghiêm minh không sợ mất uy tín

Trả lời PV VTC News, ông Lê Như Tiến, nguyên ĐBQH Khóa 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: "Trong chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Đảng đã khẳng định không có “vùng cấm”. Ai có vi phạm là xử lý, không phân biệt là dân thường hay công an, quân đội.

Vừa qua, một số người nắm giữ vị trí trọng trách quan trọng trong Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bị đưa ra kỷ luật khiến nhiều người lo ngại việc xử lý cán bộ cấp cao như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống cấp dưới, ảnh hưởng uy tín... 

"Tôi ủng hộ việc xử lý quyết liệt, không có vùng cấm. Không chừa một ai, hễ đã vi phạm. Chúng ta xử lý nghiêm minh thì không việc gì sợ mất uy tín cả.

Qua vụ này cho thấy sự quyết liệt vào cuộc của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng và xử lý cán bộ vi phạm, đó là đã vi phạm là phải xử lý, cho dù đó là ai. Điều này càng thể hiện rõ quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay", ông Tiến nói.

14 nhận xét:

  1. Tham nhũng ,hối lộ ,buôn lập, bảo kê, biểu tình... Thiếu đảo chính là chế độ Thiên tài Đảng ta iu việt như Việt Nam cộng hoà. Cố lên.

    Trả lờiXóa
  2. Công cuộc phòng chống tham nhũng trong thời gian gần đây không chỉ có những chuyển biến tốt mà đó sẽ mang lai khởi sắc mới trong hệ thống chính trị, những vị quan tham trong bộ máy sẽ biết được cái kết cục, cho dù ông có về hưu đi chăng nữa thì đã phạm tội thì đều được đưa ra xử lí, đó là luật nhân quả.

    Trả lờiXóa
  3. Những vi phạm trong bộ máy cán bộ thì nhất định phải xử lí, nếu không xử lí cứ để đó thì hậu quả về sau sẽ lớn đến mức nào, trong khi đó những con sâu bé khác sẽ nhìn vào sự thờ ơ mà tiếp tục lớn mạnh lên dần, sâu già chưa thành bướm thì đã có sâu non lớn lên, ai sẽ là người đứng ra trách nhiệm điều đó khi hậu quả do nhân dân ghánh vác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng như vậy với những phát biểu rất thẳng thắn và nghiêm túc như thế sẻ góp phần nhìn nhận ra vấn đề và có cách giải quyết đúng đắn. Việc xử lí các cán bộ cấp cao trong công an quân đội là một việc làm bình thường chúng ta đang mong muốn xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng văn minh, đồng nghĩa với việc phải xây dựng một xã hội dân chủ và việc công khai sai phạm của các quan chức bây giờ là chuyện rất bình thường. Không nên coi đó là một vấn đề khó khăn hay là nhạy c

      Xóa
  4. " Con bướm chúa " chính là cơ chế của nhà nước còn quá nhiều lỗ hổng . nếu không giết chết cái cơ chế này thì cuộc chống tham nhũng của ông tổng Trọng chỉ là dạng sâu nọ cắn sâu kia , sâu to nuốt sâu bé , sâu đói tấn công sâu no ..v..v..

    Trả lờiXóa
  5. SỰ quyết liệt vào cuộc của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng và xử lý cán bộ vi phạm, đó là đã vi phạm là phải xử lý, cho dù đó là ai. Điều này càng thể hiện rõ quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

    Trả lờiXóa
  6. Qua vụ này cho thấy sự quyết liệt vào cuộc của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng và xử lý cán bộ vi phạm, đó là đã vi phạm là phải xử lý, cho dù đó là ai. Điều này càng thể hiện rõ quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Việc xử lí các cán bộ cấp cao trong công an quân đội là một việc làm bình thường chúng ta đang mong muốn xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng văn minh, đồng nghĩa với việc phải xây dựng một xã hội dân chủ và việc công khai sai phạm của các quan chức bây giờ là chuyện rất bình thường. Không nên coi đó là một vấn đề khó khăn hay là nhạy cảm.

    Trả lờiXóa
  7. Tất cả mọi công dân đều bình đắng trước Pháp luât, những quán thăm con phải xử nặng hơn vì biét rõ luật mà vẫn vì phạm

    Trả lờiXóa
  8. Thiết nghĩ cỡ như mấy tướng bị kỷ luật vừa rồi đã có thể coi là bướm chúa, mối chúa rồi mà ý đại biểu là còn có người cầm đầu to hơn nữa sao, thế thì bướm chúa phải giữ chức vụ cấp trung ương sao? Dù sao thì muốn làm trong sạch xã hội, tạo ra môi trường của những lãnh đạo có tâm, liêm khiết thì bướm chúa có to cỡ nào cũng phải nhổ sạch.

    Trả lờiXóa
  9. tin rằng trong thời gian tới đảng sẽ có những bước đi mạnh dạn hơn nữa trong công cuộc đáu tranh với tệ nạn tham nhũng nói riêng các vi phạm nghiêm trọng nói chung trong nội bộ, không có cái kim nào có thể giấu lâu trong bọc hết

    Trả lờiXóa
  10. Đúng vậy, đấu tranh với tham nhũng là không được có vùng cấm nào cả, tham nhũng là chuyện thường ngày vẫn có tại sao phải coi nó là vùng cấm, cứ đấu tranh để loại bỏ và trong sạch Đảng thì chẳng có vùng cấm ở đâu, Củi đã nung thì gần lò cũng phải cháy, các tướng mà tham nhũng ko phục vụ nhân dân cứ coi chừng

    Trả lờiXóa
  11. Việc xử lí kỉ luật hàng loạt tướng công an và quân đội vừa qua thể hiện sự nghiêm minh trong xử lí kỉ luật Đảng viên của Đảng ta và không có vùng cấm trong xử lí kỉ luật cán bộ. Đây là điều hết sức bình thường và không có gì nhạy cảm ở đây cả. Tuy nhiên sự kiện trên chứng tỏ sự không bình thường trong cơ chế quản lí cán bộ của Đảng ta, thể hiện sự lỏng lẻo trong kiểm soát quyền lực của giới cán bộ cấp cao cần phải được nhìn nhận nghiêm túc.

    Trả lờiXóa
  12. Cán bộ Đảng viên làm sai thì đương nhiên phải chịu hình thức xử lí kỉ luật của Đảng, thậm chí phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ sai phạm nghiêm trọng đến đâu. Sự kiện xử lí kỉ luật Đảng đối với hàng loạt tướng Công an, quân đội trong thời gian qua, đặc biệt là trong cùng một Tổng cục, một binh chủng chứng tỏ là đang tồn tại rất nhiều nhóm lợi ích đang thao túng thượng tầng chính trị Việt Nam, một nguy cơ lớn mà Đảng ta phải đối mặt hiện nay.

    Trả lờiXóa
  13. Đảng ta cần phải thẳng tay loại trừ những con sâu bệnh đang dần hủy hoại cơ thể, huỷ hoaị tổ chức theo cách không hề khoan nhượng, phải biết nén chịu đau thương để tiêu diệt những ung nhọt trong cơ thể của mình. Việc đánh hổ lớn, loại trừ những con bướm chúa là vô cùng khó khăn nhưng nhất quyết phải làm cho bằng được để làm trong sạch bộ máy của ta. Về lâu về dài cần phải tìm ra được lỗi hệ thống để giải quyết căn cơ, dứt điểm nhóm lợi ích để triệt tiêu cơ chế hình thành nên những con bướm chúa.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog