Chia sẻ

Tre Làng

VỀ PHÁT BIỂU CỦA ĐỖ MINH TUẤN VỀ ĐỀ XUẤT CHIA SẺ DỮ LIỆU CÔNG DÂN CỦA HÀ NỘI

LâmTrực@

Một con rận chính hiệu. Địa chỉ FB đây:
https://www.facebook.com/daodiendominhtuan

Các anh chị đã nghe các cụ nói "Câm hay nói, què hay đi "chưa? Nếu chưa thì đây là những giải thích ý nghĩa nhất.

Tôi muốn nói đến trường hợp của anh Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Ca này khó chữa. 

Chịu khó vào trang FB của anh này, các anh chị sẽ thấy đó là điển hình của sự hằn học với chế độ; điên cuồng xuyên tạc để thể hiện cái tôi đồng thời kích động chống đối. 

Bình luận về Đề xuất chia sẻ Dữ liệu dân cư của Hà Nội, Đỗ Minh Tuấn thể hiện sự mông muội trong tư duy, sự hằn học trong thái độ và có cả sự kẻ cả, bề trên với người đọc. Nhưng thực ra, (1) anh ta không hiểu gì mà nhắm mắt nói bừa, và (2) anh ta hiểu nhưng cố tình xuyên tạc do tâm thế thù hận, bất mãn.

Ngay sau đây, tôi chia sẻ nguyên văn những status do chính Đỗ Minh Tuấn viết kèm theo ảnh chụp màn hình để đề phòng anh ta xóa đi. Vấn đề chính mà Đỗ Minh Tuấn không hiểu hoặc cố tình bóp méo là (1) Chia sẻ dữ liệu công dân là MUA BÁN thông tin cá nhân, MUA BÁN QUYỀN LỰC của các nhóm lợi ích; (2) những thông tin chia sẻ là bí mật của cá nhân, bí mật đời tư; (3) huyên thiên về hệ lụy; và (4) anh Tuấn lợi dụng việc mổ xẻ vấn đề này để xuyên tạc vu cáo lãnh đạo đảng, nhà nước và chính quyền. Sau 6 status này sẽ là phần phân tích đúng sai.

#1:
“Đây là BUÔN DÂN, đi kèm với BÁN NƯỚC đây mà! Ai cho phép chúng buôn bán dữ liệu cá nhân? 

Đây là việc rất nguy hại cho an ninh cá nhân của công dân. Không thể chia sẻ dữ liệu để kẻ gian có thể sử dụng làm giả các giấy tờ, chiếm dụng các Tài khoản ngân hàng, phá hoại các quan hệ gia đình, khủng bố y học bằng những thông tin cá nhân liên quan đến nhóm máu của công dân, mạo danh, mạo tư cách pháp nhân hay quảng cáo theo sở thích đối tượng... làm phiền nhân dân và nhiều nguy cơ phi truyền thống khác liên quan đến công nghệ Big Data có thể phát sinh từ việc buôn bán dữ liệu xâm phạm quyền riêng tư của người dân. Việc buôn bán này phải được sự đồng thuận của nhân dân, có chữ ký đồng ý của từng người, và phải cam kết trách nhiệm không được dùng vào các việc có hại cho nhân đân. Phải phán ứng mạnh mẽ và đồng loạt như việc chặt cây để chặn tay chúng lại." 

#2

"Truyện này của Phạm Lưu Vũ là chuyện xưa phóng tác, nhưng chính là lời cảnh báo về hậu quả khủng khiếp của mà những kẻ bán bí mật đời tư sẽ phải chịu theo đúng luật trời. Đây là thông điệp gửi đến Nguyễn Đức Chung để khuyên anh ta hãy tỉnh táo dẹp ngay vụ buôn bán bí mật đời tư của công dân. Vì chắc chắn nếu anh ta thực thi vụ này vì tối mắt với 300 tỷ /năm thu về cho Hà Nội (chưa kể tiền lót tay 30% theo thông lệ cho riêng người ký quyết định), thì anh ta sẽ phải gánh chịu số phận của một con tin thế chấp cho cái dây củi tươi 3X và chịu quả báo về vụ biến ân thành oán trong vụ giở mặt lật lọng ở Đồng Tâm."

#3

Vậy là báo chí cũng đã lên tiếng về vụ buôn bán trắng trợn, xâm hại bí mật đời tư của công dân mà Hà nội đang xin Thủ tướng. 300 tỷ là lý thuyết, thực ra lót tay cho các cấp từ Chính phủ trở xuống cũng phải mất 100 tỷ là ít. Vậy ngoài việc trắng trợn xâm hại bí mật cá nhân của công dân, đây còn là vụ mua bán quyền lực của nhóm lợi ích. Chúng hay vẽ ra các việc bất chấp ý dân để lấy tiền đút túi và hối lộ, một công đôi việc. UBND Hà Nội nếu cứ tiếp tục xâm phạm lợi ích của dân và hoạt đọng kiểu nhóm lọi ích mà TW Đảng và Chính phủ bật đèn xanh thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Hay đây là cái bẫy của các cấp chiến lược muốn gài để có cớ sờ gáy Nguyễn Đức Chung trong chiến lược đưa tiếp củi tươi và đệ tử của củi tươi vào lò của ông Tổng Trọng? 

#4

VNTB - CHÍNH QUYỀN THỦ ĐÔ "GIÀNH ĂN" VỚI CÔNG AN HÀ NỘI?

Thảo Vy (VNTB) Thông tin ông cựu giám đốc sở công an Hà Nội nói rằng, Hà Nội chuẩn bị bán thông tin cá nhân mà chính quyền thành phố Hà Nội đã thu thập trong dân chúng thủ đô, cho thấy dường như ngân quỹ của bộ máy hành chính Hà Nội đã cạn kiệt nên tìm mọi cách vơ vét nguồn thu.

Viettel đã chi tiền để thu thập dữ liệu về dân cư?...Đọc tiếp

#5

Dữ liệu cá nhân là của người dân hay của chính quyền? Một ông thợ ảnh chụp chân dung hay ảnh cưới có quyền đem bán ảnh ấy không? Ai kiểm soát việc này? Việc mua bán này theo quy định pháp lý nào? Trong gói dữ liệu đó có các thông tin của các lãnh đạo và quan chức không? Kim Joung Un khi sang Hàn Quốc hay Sing dự Hội nghị thượng đỉnh còn mang theo toallet di động để giữ bí mật các thông tin cá nhân về sức khoẻ của mình. Phân của Kim Jung un được thế giới tôn trọng vì bản lĩnh đàng hoàng của ông ta. Phân của các vị chức quyền ở ta chắc cũng không được ai tôn trọng, ngoài ban bảo vệ sức khoẻ TW. Nhưng cũng không vì thế mà hèn hơn Bắc Hàn, hãy cứ thờ miễn phí các dữ liệu ấy của lãnh đạo, không nên tranh thủ đánh quả, lấy ngân sách mua bán dữ liệu về các vị. Có thể những người đánh quả vụ này lập luận rằng thông tin cá nhân của các vị lãnh đạo quan trọng hơn, các chỉ số về phân, máu và bố mẹ, vợ con các vị có gíá hơn, thậm chí là vô giá, ngân sách không mua nổi, nên chỉ lấy của dân bán cho nhau thôi! Nói như thế thì tỏ ra phân biệt đối xử công khai trong một chế độ luôn leo lẻo nói rằng phải "Lấy dân làm gốc". Tốt nhất là không nên lạm quyền để mua bán dữ liệu cá nhân của người dân, điều đó sẽ vi phạm trắng trợn quyền công dân đã ghi trong Hiến pháp.

#6

Không được chia sẻ dữ liệu của dân như một cách kinh doanh. Bao nhiêu nguy cơ và phiền toái dân sẽ phải gánh chịu từ sự chia sẻ rmua bán bí mật cá nhân này. Đừng có mua bán quyền sống quyền riêng tư của người dân để lấy tiền chia chác. Dân đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước rồi, không phải kinh doanh nhân dân kiếm tiền thêm nữa! Thủ tướng không nên ký cái này. Chính phủ kiến tạo không thể buôn bán vặt kiếm ăn bừa bãi thế!

Tạm thế đã. Bấy nhiêu status ấy cũng đủ để cho anh ta đi bóc lịch chăn kiến mút mùa. Nhưng anh ta cũng có thể sẽ thoát nếu như tâm thần có vấn đề.

Nói nhanh thế này: 

Việc chia sẻ dữ liệu cá nhân qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được các nước văn minh làm từ lâu. Thậm chí là ở Đức, Mỹ và một số nước khác đều đã xuất hiện các công ty mua bán các dữ liệu này theo khuôn khổ luật pháp. Ở Việt Nam, chia sẻ dữ liệu công dân là một chủ trương đúng đắn để các tổ chức và cá nhân có thông tin thống nhất, chính xác, nhanh chóng, tiện lợi, đỡ phiền hà bởi các thủ tục hành chính.

Việc chia sẻ dữ liệu công dân hoàn toàn không phải là MUA BÁN thông tin cá nhân hay bí mật đời tư của công dân, và nó cũng không phải được tiến hành với mục đích THU TIỀN cho Hà Nội. Chia sẻ dữ liệu thì các cơ quan tổ chức phải trả một lượng phí nhất định là nhằm hoàn thiện, bổ sung, cập nhật và quản lý...cho hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Không cá nhân nào bỏ được đồng xu nào vào túi riêng, bởi tất cả đều được giao dịch qua hệ thống máy móc và phần mềm điện tử. 

Việc đề xuất thu phí của Hà Nội thực ra không phải là của Hà Nội mà đó là quy định của pháp luật. Vào năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định 90, tại điều 8 đã nêu: các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về dân cư nhằm phục vụ những mục đích chính đáng của mình nhưng phải nộp lệ phí. Bộ Tài chính chủ trì, thống nhất với Bộ Công an quy định cụ thể đối tượng, mức thu và việc quản lý, sử dụng lệ phí cung cấp dữ liệu về dân cư. Như vậy, việc chia sẻ dữ liệu công dân và thu phí là theo quy định của pháp luật.


Đề xuất của Hà Nội có vài vấn đề cần hiểu cho đúng: (1) không phải là bán dữ liệu cá nhân. Tiền thu được từ các dịch vụ này là lệ phí; (2) Các dữ liệu cá nhân được cung cấp hoàn toàn không phải là bí mật đời tư của cá nhân đó, mà là thông tin công khai giống như trên thẻ căn cước; (3) Việc xây dựng, chia sẻ dữ liệu công an chính là giảm bớt các thủ tục hành chính mà mỗi cá nhân, hay mỗi cơ quan, tổ chức vẫn phải thực hiện nhiều lần cho một hoạt động nào đó. Nhờ nó mà tình trạng lót tay, hạch sách người dân... sẽ được loại trừ; (4) Tiết kiệm, và tránh trùng dẫm trong việc quản lý dữ liệu dân cư; (5) Thông tin cực kỳ chính xác và thống nhất. Điểm này có lợi cho các doanh nghiệp, các đơn vị hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cũng như quản lý cán bộ.

Với phân tích trên, hẳn các bạn đã phần nào hiểu Đạo diễn là ai.

4 nhận xét:

  1. Quả đúng như vậy,
    Đề xuất của Hà Nội có vài vấn đề cần hiểu cho đúng: (1) không phải là bán dữ liệu cá nhân. Tiền thu được từ các dịch vụ này là lệ phí; (2) Các dữ liệu cá nhân được cung cấp hoàn toàn không phải là bí mật đời tư của cá nhân đó, mà là thông tin công khai giống như trên thẻ căn cước; (3) Việc xây dựng, chia sẻ dữ liệu công an chính là giảm bớt các thủ tục hành chính mà mỗi cá nhân, hay mỗi cơ quan, tổ chức vẫn phải thực hiện nhiều lần cho một hoạt động nào đó. Nhờ nó mà tình trạng lót tay, hạch sách người dân... sẽ được loại trừ; (4) Tiết kiệm, và tránh trùng dẫm trong việc quản lý dữ liệu dân cư; (5) Thông tin cực kỳ chính xác và thống nhất. Điểm này có lợi cho các doanh nghiệp, các đơn vị hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cũng như quản lý cán bộ.

    Trả lờiXóa
  2. Việc chia sẻ dữ liệu cá nhân qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được các nước văn minh làm từ lâu. Thậm chí là ở Đức, Mỹ và một số nước khác đều đã xuất hiện các công ty mua bán các dữ liệu này theo khuôn khổ luật pháp. Ở Việt Nam, chia sẻ dữ liệu công dân là một chủ trương đúng đắn để các tổ chức và cá nhân có thông tin thống nhất, chính xác, nhanh chóng, tiện lợi, đỡ phiền hà bởi các thủ tục hành chính.

    Trả lờiXóa
  3. Với việc chia sẻ dữ liệu dân cư thì cơ sở dữ liệu dân cư sẽ được tích hợp vào một trung tâm dữ liệu để dùng chung. Các đơn vị như phòng công chứng, ngân hàng khi làm các dịch vụ liên quan cho người dân chỉ cần truy xuất thông tin trên mạng để tiến hành. Và như vậy người dân sẽ không phải lúc nào cũng kè kè bên mình chứng minh thư hoặc các giấy tờ khác có liên quan nữa mà khi đến làm việc chỉ cần cung cấp mã số cá nhân để các đơn vị liên quan truy xuất là xong. Một đạo diễn như Đỗ Minh Tuấn thì biết cái gì mà nói.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi thấy rằng chia sẻ dữ liệu dân cư là một hình thức mới, đi đầu trong cải cách hành chính và thực sự nó rất hữu ích cho cuộc sống chúng ta ngày nay. Nếu chính sách này chính thức được thông qua thì nó quả thực tiết kiệm rất nhiều thời gian cho người dân và các cơ quan. Cá nhân tôi ủng hộ chính sách này.. Còn những kẻ thiếu hiểu biết như đạo diễn Đỗ Minh Tuấn thì đâu nhận ra tính tích cực của chính sách này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog