Chia sẻ

Tre Làng

Vườn rau Lộc Hưng & luận điệu xuyên tạc của Trương Duy Nhất

Trong bài viết “VÌ SAO LỘC HƯNG?” của Trương Duy Nhất có đoạn viết thế này: 

“Vì sao Lộc Hưng, và vì sao lại xảy ra ngay lúc này?

"Chính trị, phải biết nhìn ra những điểm nhạy cảm như Lộc Hưng để tránh.

Thử hỏi: “Bên thắng cuộc” đã làm gì để gần nửa thế kỷ qua, một thế hệ những phế binh “thua cuộc” vẫn không thể “hòa nhập”, không người thân, không gia đình, không nơi trú ngụ?

Không giang tay giúp đỡ, thì chí ít cũng đừng đẩy họ vào cảnh khốn cùng thêm, như hôm qua ở Lộc Hưng.

Một chính thể nhân bản là phải nhằm hướng đến điều đó, làm được điều đó. Hòa hợp hóa giải, cũng bắt đầu từ đó. Ngó chi xa.

Nhìn ở khía cạnh này, khát vọng “hòa hợp chính trị”, gần nửa thế kỷ qua vẫn là con số zero”.

Này bạn Trương Duy Nhất, tôi nói những điều ra đây chắc bạn hiểu vì bạn là người con của Quảng Nam. Tôi với bạn cùng quê xứ, chỉ khác một điều là tôi sinh ra, lớn lên, đi theo cách mạng, chiến đấu tại xứ này. Ngày hòa bình tôi được học hành nghiêm túc, phục vụ tại đất này đến già. Bạn thì được sinh ra ở miền Bắc do cha đi tập kết giống như cha tôi, nhưng cha tôi đã chết, ông già bạn khỏe mạnh, cụ sinh ra anh em bạn, đó là cái phước, mừng bạn may mắn hơn tôi. Sau ngày hòa bình, ông già bạn về quê. Từ đó anh em của bạn ăn học và ra công tác tại Quảng Nam – Đà Nẵng quê mình.

Tôi có đôi điều vòng vo như vậy là để nói rằng tôi biết bạn không ít và cũng khẳng định rằng bạn không thể có một thực tế như tôi về cuộc sống của người miền Nam trước năm 1975 và cũng không có thực tế bằng tôi liền ngay sau những năm 1975.

Hòa hợp và hòa giải dân tộc đã thực hiện một cách hết sức nhân đạo, nhân văn ngay sau khi “bên thắng cuộc”, đó là bên của ông già bạn, ông già tôi và trong đó có tôi, đồng đội tôi, của bên Bác Hồ lãnh đạo. Những kết quả rõ ràng mang dấu ấn lịch sử được tôi tóm tắt giản dị, thẳng thắn như người Quảng mình thường xử sự như sau:

1- Tam Kỳ – tỉnh lỵ Quảng Tín giải phóng vào ngày 24 tháng 3 năm 1975, Đà Nẵng giải phóng vào ngày 29 tháng 3 năm 1975. Ngay lúc đó và sau đó những người “bên thắng cuộc” lập tức thực hiện chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc được quán triệt rất sâu sắc ở chiến khu trước giờ xuất trận. Ai vi phạm sẽ bị kỷ luật, cao hơn là ở tù mặc dầu trước đó anh có thành tích nhiều bao nhiêu đi nữa. Cách mạng hết sức khoan dung, không có một sự trả thù nào cả, nếu có lập tức bị xử lý ngay. Vì vậy những người lính thường, không có nợ máu được ở nhà làm ăn như mọi công dân tự do; ai có chức sắc tập trung cải tạo tùy theo mức độ cấp bậc, thời gian tham gia chế độ ngụy Sài Gòn. Trên cả tỉnh chỉ có một vài trường hợp cách mạng tử hình vì tội ác quá lớn, giết hại biết bao người dân, cán bộ cách mạng như Nguyễn Vĩnh Liệu và vài trường hợp khác. Tập trung cải tạo lúc đó là nhằm ổn định tình hình chính trị khi mới giải phóng, chế độ nào cũng phải vậy. Thứ nữa, tập trung họ vào nơi cải tạo là để giữ mạng sống cho chính họ. Nếu để họ ở nhà người dân giận dữ đập chết họ lúc đêm hôm, vì họ thù những người này đến tận cổ. Tại sao vậy? Tại vì trong 20 năm những người này đã giết, đàn áp người thân của họ ngay trước mắt họ. Dân gian ta có câu “Nợ máu phải trả bằng máu” khiến họ tìm cách vượt qua qui định chính sách của Đảng, Nhà nước, Mặt trận để trả thù nhà.

Cuối cùng là không có chuyện tắm máu khi “Việt cộng” tràn tới khắp núi non, làng quê, phố thị trên đất Tam Kỳ, Điện Bàn, Quảng Nam, Đà Nẵng và toàn miền Nam như bọn ngụy Sài Gòn tuyên truyền.

2- Liền sau đó ta bắt đầu phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Trong các làng xã không phân biệt phía này phía kia, nhân dân đã đoàn kết cùng nhau chia sẻ để ổn định đời sống, con cái của hai phía đã cùng nhau đến trường kiếm cái chữ sau bao năm chiến tranh tàn khốc không có điều kiện học hành; cùng nhau sinh hoạt đoàn thể trong hội nông dân, thanh niên, phụ nữ; cùng nhau đá bóng, biểu diễn văn nghệ; tự nguyện đi thanh niên xung phong khai hoang vỡ hóa, đắp đập làm thủy lợi, tấn công đồng cỏ, gở phá bom mìn để sản xuất lúa khoai, cùng nhau tự nuôi sống, cho con cháu ăn học thành tài.

3- Khi có chủ trương xây dựng hợp tác xã, họ đã cùng nhau xây dựng hợp tác xã. Nhiều người trước đó là lính ngụy, công chức ngụy được tín nhiệm làm kế toán trưởng, phó chủ nhiệm HTX, trưởng đội bảo vệ thực vật, trưởng đội thú y xã và HTX. Nhiều người trong họ và con cháu họ được làm cán bộ xã, huyện, tỉnh ở những ngành chuyên môn ít liên quan chính trị. Họ đã làm việc chung với chúng tôi trong HTX, trong cơ quan, trường học. Nhất là trường học, có rất nhiều giáo viên con em của người “phía bên kia” họ ở thành phố không bom đạn, có điều kiện đi học hết đệ tứ, tú tài, đại học, lúc này họ ra để dạy học con em của nhân dân và cả của người “bên thắng cuộc”. Trong cuộc sống đời thường, cùng làm việc, công tác trong đất nước hòa bình, chúng tôi và họ không nhắc chuyện cũ để cùng nhau xây dựng quê hương. Thậm chí chúng tôi quên mất thân phận trước đây: anh – tôi là ai.

4- Thời kỳ khoán hộ rồi đến chia ruộng về cho từng hộ như bây giờ (1989-1992), thì chia ruộng theo khẩu của từng hộ. Ở quê tôi và trên toàn Quảng Nam, những gia đình tham gia cách mạng hy sinh gần hết trong chiến tranh, có con muộn, rất ít con nên được chia ít đất; có người ra đi luôn không có phần ruộng đất tại quê nhà mặc dầu trước đó họ là trung nông, phú nông thậm chí là địa chủ, nhưng giờ về quê không có chỗ để làm cái nền nhà lập bàn thờ cha mẹ ở quê, phải mua lại đất. Những người tham gia chế độ cũ thường nhiều con, nhiều cháu, nhiều khẩu, nhiều lao động, được chia ruộng nhiều, làm ăn khá lên hơn những nhà có người hoặc nhiều người tham gia cách mạng đấy bạn. Trong giai đoạn này có cái này là không nên nhưng sau đó đã sửa: Con em ngụy có lý lịch hơi nặng nề thì không hoặc ít được xã chứng giấy cho đi học đại học. Về việc này có một số người vượt biên ở giai đoạn này ôm hận và cứ tưởng sau này ở Việt Nam mình cũng làm như vậy, họ thù hận muôn đời mà cố tình không thấy “bên thắng cuộc” đã sửa từ rất lâu rồi.

5- Hiện nay những gia đình trước đây ở “phía bên kia” có nhiều con cháu ăn học thành đạt trở thành trí thức. Họ công tác ở trong các cơ quan Nhà nước, trường học, bệnh viện. Họ là công chức, viên chức Nhà nước; họ là những doanh nhân thành đạt, họ là bộ đội thậm chí có người đã thành lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp Nhà nước, trường học, bệnh viện và các tổ chức khác. Cơ hội trở thành công chức, viên chức Nhà nước trong dân không kể phía này phía kia hiện nay là như nhau, không phân biệt, thậm chí con của cả cha lẫn mẹ trước đây tham gia kháng chiến không được vào biên chế mà con em những người “phía bên kia” thi cao điểm hơn được vào.

6- Trong cơ chế thị trường hiện nay cạnh tranh khá sòng phẳng, ai có tài, làm ăn đúng luật pháp thì phát triển, thì vươn lên. Dẫu còn chỗ này chỗ khác chưa thỏa mãn, song cái chung nhất là như thế đó. Đó là thực tế, tại sao bạn TDN nói hòa giải chính trị sau 43 năm là con số không?

Tôi xin thưa, nếu như trong chế độ Mỹ – ngụy trước đây mà anh ăn nói như vậy, lên mạng xã hội nói như vậy thì lập tức một tên đại diện xã, một tên công an quận nó cũng có thể đập đầu anh bằng búa, hoặc bỏ bao tời trôi sông ngay. Nó thủ tiêu anh ngay! Anh đừng lợi dụng tự do một cách quá đáng mà nhân chuyện này phủ nhận toàn bộ chính sách lớn và thực tế về cuộc hòa giải, hòa hợp mang tầm lịch sử. Anh đừng ăn cháo đái bát như vậy nhé, nó rất xa lạ với người Việt, với người Quảng Nam quê anh và tôi. Cái gì cũng có giá của nó, nói ác ở ác rồi sẽ có ngày hứng hậu quả, người không trả thì trời cũng trả.

Phạm Thông

1 nhận xét:

  1. Một số kẻ như Trương Duy Nhất chưa biết sự việc cụ thể thế nào lại giở mấy cái trò bậy bà chửi bới này nọ, mị dân. Hắn rảnh quá chẳng có gì làm hay sao. Nếu rảnh quá thì tốt nhất nên xem lại quy chế của ,lịch sử sử dụng khu đất đi. Đừng ngồi không biết gì rồi phát biểu này nọ làm hoang mang quần chúng như vậy. Loại như hắn ta nên ngậm mồm vào.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog