Chia sẻ

Tre Làng

Vụ “về quê ăn Tết, khi trở lại không thấy nhà đâu” ở Hà Nội: VỪA ĂN CƯỚP VỪA LA LÀNG

Ong Bắp Cày

Việc nào đi việc đó, chúng tôi biết ơn các Thương binh, Liệt sĩ nhưng không chấp nhận những kẻ mượn danh Thương binh để ăn cướp của công làm của tư.

Ngày 13/2/2019, trên một số phương tiện thông tin truyền thông đăng tải bài viết với nội dung, tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên “về quê ăn Tết, khi trở lại không thấy nhà đâu” khiến dư luận bức xúc, tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội chĩa mũi dùi vào chính quyền.

Nội dung bài viết có ý lên án Tổ dân phố "tự ý phá dỡ nhà dân" làm sai pháp luật và đưa ra các chi tiết cho rằng "nhà bị phá dỡ" mà ông Phạm Công Thành kiện cáo là nhà đất hợp pháp của ông.

Dẫn lời ông Thành, tờ Kiến Thức cho rằng, "Ông Thành cho biết thêm, về nguồn gốc đất, toàn bộ nhà tạm, tường bao được xây dựng trên diện tích 150m2 do ông quản lý và sử dụng từ tháng 11/2015, sau khi nhận chuyển nhượng của ông Dũng (trú tại đường Bạch Đằng, Hà Nội). Trước đó, miếng đất và tài sản trên đất này được ông Dũng mua của người khác. Đất được khai hoang từ năm 1990, sử dụng ổn định, không có tranh chấp từ thời điểm đó đến khi chuyển nhượng cho ông Dũng. Toàn bộ việc mua bán được thực hiện bằng giấy viết tay".

Thực tế là thế nào?

Đến tìm hiểu tại các cơ quan chức năng, chúng tôi được biết, mảnh đất này thuộc khu vực thôn Bắc Cầu, Chính quyền đã có chủ trương giao đất cho nhân dân sử dụng từ năm 1990. Tuy nhiên vị trí này là khu vực nhiều hủm hố do khai thác đất làm gạch thủ công, nếu nhận sử dụng sẽ rất tốn kém do phải san lấp mặt bằng, do vậy không có ai đứng ra nhận.

Đến năm 1992, UBND xã và chính quyền thôn huy động người dân ra san lấp làm đường tạm đi ra bãi nhưng không lấp hết các hố nước ở đây.

Giữa năm 1996, hộ gia đình ông Khương làm đơn xin phép mượn tạm để làm nơi bán phở do gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Được chính quyền thôn đồng ý, gia đình ông Khương dựng lều bạt, cọc tre ngay trên miệng hố nước ở đây để bán phở kiếm sống.

Đến năm 2004, UBND phường đã đề nghị với cấp trên cải tạo khu đất trên để xây dựng Nhà văn hóa Tổ 36. Tuy nhiên, do diện tích nhỏ nên chính quyền Quận đã cho xây dựng Nhà văn hóa tại địa điểm khác.

1.
Trong hồ sơ địa chính mà hiện UBND phường đang lưu giữ những văn bản quan trọng sau đây:

- Bản đồ 1993-1996, không thể hiện số thửa. Mảnh đất này được ghi là đất trống không thể hiện diện tích ở tờ số 40. Một phần diện tích mảnh đất này được UBND xã Ngọc Thụy cấp đổi cho 2 hộ dân liền kề vì họ đã hiến đất để làm đường đi chung.

- Vị trí hiện trạng thể hiện khu đất mà ông Thành nhận là của ông rộng khoảng 150m vuông, xã Ngọc Thụy (nay là Phường Ngọc Thụy) vẫn liên tục quản lý cho đến nay và vẫn xử phạt các vi phạm hành chính khi có vi phạm.

- Theo thống kê của UBNDP, khu đất này là 1 trong số 97 khu đất công do UBND phường quản lý (tại vì trí đánh số 85). Đáng nói, đây cũng là vị trí đất đã không để phát sinh các vi phạm từ nhiều năm trở lại đây.

2.
Những cựu Tổ trưởng tổ dân phố, Đội trưởng đội sản xuất và người dân sống lâu năm ở đây nói gì?

Tại buổi họp quân dân chính ngày 12//2/2019 mới đây, các cổ cao niên, các lãnh đạo Tổ dân phố 36, nguyên các đội trưởng đội sản xuất, các trưởng thôn trước đây đều khẳng định không có việc ông Khương khai hoang mà là mượn đất công để bán hàng khi gia đình khó khăn. Đặc biệt, họ khẳng định gia đình ông Khương mượn mảnh đất đó vào khoảng năm 1996 - 1997 chứ không phải năm 1990 như ông Khương nói.

UBND phường đã đến làm việc với gia đình ông Khương và chính gia đình ông Khương đã khẳng định: Đây là đất công, gia đình ông chỉ mượn tạm để bán hàng trong lúc khó khăn.

Về việc chuyển nhượng, ông Khương khẳng định không chuyển nhượng đất mà chỉ chuyển nhượng cái lán bán phở để tiếp tục kinh doanh. Ông Khương không chuyển nhượng đất cho ông Thành vì ông biết rõ đây là đất công. 

Như vậy không có chuyện ông Thành mua đất của ông Dũng nào đó ở Ngô Quyền. Đây là thông tin bịa tạc.

Chú ý rằng, buổi làm việc này có biên bản kèm theo, chúng tôi sẽ công bố khi cần.

3.
UBND phường liên tục quản lý và liên tục xử lý vi phạm tại mạnh đất này. Trong khi đó, chính ông Thành lại là người vi phạm.

- Năm 2013, một số đối tượng đã đến dựng trộm một căn nhà tạm rộng khoảng 10m vuông. UBND phường đã nhiều lần xử lý, giải tỏa. Hiện UBND phường vẫn còn lưu giữ y nguyên các biên bản làm việc.

- Ngày 12/2/2018, chính ông Thành và một số đối tượng đã tập trung tại mảnh đất này, chuẩn bị vật tư, vật liệu xây dựng, nhiều tuýp sắt, gậy gộc, can xăng, dầu... với mục đích ngăn cản các lực lượng chức năng,...để tổ chức dựng tạm căn nhà lợp tôn rộng khoảng 150m vuông. 

Đây là mốc quan trọng đánh dấu việc gia đình ông Thành coi thường pháp luật, bất chấp luân lý, đạo đức, ngang nhiên chiếm đất công làm của riêng. 

UBND phường đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu gia đình ông Thành tự tháo dỡ. Tuy nhiên, ông Thành không chấp hành với lý do ông không có nhà ở.

- Ngày 11/2/2019, ông Thành có đơn kiện UBND phường. Ông cho rằng UBND phường đã tự ý phá dỡ nhà của ông khi ông đi vắng. 

- Cũng trong ngày 11/2/2019, một đoàn đại diện Tổ dân phố số 36 cũng đến UBND phường kiến nghị xử lý một số đối tượng đã ngang nhiên đến rào phần đất tại số nhà 297 mà nhân dân vẫn coi là đất công, và tổ chức dọn dẹp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chuẩn bị đón tết Kỷ Hợi. Đoàn đại diện cho biết, khi người dân ngăn cản các đối tượng lấn chiếm đất công, họ đã bị các đối tượng tự xưng là thương binh, xã hội đen dọa nát, đuổi đánh.

UBND phường đã tiếp nhận thông tin, giải thích cho đoàn và đang lên kế hoạch giải quyết theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định. Đoàn đã đồng thuận và ra về.

Nắm tình hình tịa khu vực được biết, chính người dân tổ dân phố số 36 đã họp bàn, đồng thuận tiến hành dọn dẹp vệ sinh khu vực đất công mà ông Thành lấn chiếm để làm lối đi chung cho người dân. Tất cả người dân đều khẳng định, khi dọn dẹp không hề có nhà ở hay tài sản gì ở đó như trình bày của ông Thành.

Về việc này, UBND đã yêu cầu Tổ dân phố giải trình và báo cáo bằng văn bản để UBND phường báo cáo cấp trên xin chủ trương giải quyết.

Sau khi ông Thành có đơn, ngày 12/3/2018, UBND phường đã mời ông Thành lên làm việc về nội dung đơn của ông; thông báo về những nội dung ông đang vi phạm, yêu cầu ông chấp hành. Nhưng ông Thành vẫn ngoan cố không thực hiện và thề sẽ "chiến đấu tới cùng".

Như vậy đã rõ, cái mà ông Thành gọi là nhà hay tài sản là không có thật. Nơi mà ông gọi là nhà của ông thực chất là đất công mà trên mảnh đất đó, ông có mua lại một cái lán bán hàng từ ông Khương. 

Tương tự như vậy, không có chuyện "Tổ dân phố 36 tự ý phá dỡ nhà dân" hay "hủy hoại tài sản của công dân" như tờ Kiến Thức đưa tin. Chỉ có chuyện người dân tổ 36 họp bàn, đồng thuận dọn dẹp vệ sinh khu vực đó để làm lối đi chung mà thôi.

Đúng là vừa ăn cướp vừa la làng. Việc nào đi việc đó, chúng tôi biết ơn các Thương binh, Liệt sĩ nhưng không chấp nhận những kẻ mượn danh Thương binh để ăn cướp của công làm của tư.

Đề nghị chính quyền quyết liệt giải quyết theo đúng các quy định của pháp luật, tránh để trường hợp này thành tiền lệ nguy hiểm.

Ảnh: Khu đất mà ông thành nói rằng có nhà và tài sản của ông, chỉ toàn cây cỏ hoang. Báo Kiến Thức chú thích ngôi nhà trong ảnh là nhà ông Thành, nhưng thực chất đó là nhà của một hộ dân khác.

3 nhận xét:

  1. Chuyện đất đai nguồn gốc chính họ khi chuyển nhượng không làm rõ với nhau, rồi bây giờ bị dỡ nhà thì lại kêu nhà nước dỡ nhà dân trái phép. Giấy tờ về đất quy định rõ ràng rồi, đất công thì do nhà nước quản lý, phải chấp nhận thôi

    Trả lờiXóa
  2. thế mới thấy rằng bây giời nhiều ông ngoa lắm, cứ nhận vơ rồi cứ nghĩ là vậy rồi thì cuối cùng cũng là của mình, nhưng rất tiếc là đời không như mơ, vừa ăn cắp vừa la làng, đất không hề có giấy tờ chứng thực, với lại các văn bản cũng ghi rõ là chính quyền cho mượn thì làm gì còn cãi được nữa

    Trả lờiXóa
  3. từ vụ viêc này ngoài việc chính là ông kia mượn đất của chính quyền ra , đến lúc bị thu hồi để làm đường đi ra thì chúng ta phải nói đến những cái tít được giật một cash giật mình của những nhà báo, cái tít đó có thể làm người ta hiểu nhầm vấn đề, và sai lệc sự việc

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog