Chia sẻ

Tre Làng

MỘT GÓC NHÌN VỀ BIỂU TÌNH CHỐNG BỌN KHỰA GÂY HẤN

Sau 10 lần xuống đường biểu tình phản đối bọn Khựa gây hấn trên vùng biển thân yêu của chúng ta. Ai ai cũng biết đó là một cách biểu thị tình yêu của người dân với tổ quốc, với dân tộc. Những người đi biểu tình chân chính, dưới cái nhìn chân chính, họ thật đáng khâm phục.
Biểu tình - Suy cho cùng thì đó là một cách – Vâng, chỉ là một cách người dân biểu thị lòng yêu nước của mình.
Thế nhưng, gần đây các cuộc tuần hành hay biểu tình gì đấy đã có chiều hướng chuyển từ việc phản đối bọn Khựa sang phản đối chính quyền, chống Nhà nước. Lúc đầu, đối tượng phản đối là bọn Khựa. Sau này, đối tượng mà một số kẻ “té nước theo mưa” nhắm đến không phải (hoặc không chỉ) là bọn Khựa, mà là chính quyền. Bằng chứng ư? Đó chính là yêu sách đòi quyền biểu tình được ghi trong Hiến pháp, mà hiện giờ chưa có luật. Chẳng lẽ bọn Khựa lại cho họ cái quyền đó? Đám này dẫn ra một loạt những hình ảnh biểu tình ở nước ngoài để minh chứng cho đòi hỏi của họ. Nhưng thực sự họ không hiểu gì (Họ đéo hiểu gì – Xin lỗi bạn đọc) về biểu tình ở nước ngoài cả. Sự thật là với hành vi của mình khi tham gi biểu tình (Với khẩu hiệu quá khích, chửi rủa chế độ…), nếu ở nước Mỹ văn minh kia, họ vô khám lâu rồi.
Chắc chắn là không ít người nhìn thấy trong số những người tham dự biểu tình, có nhiều vị trí thức tên tuổi và lòng yêu nước của họ là chân chính khiến chúng ta nể phục. Cũng không ít kẻ trong số đó lại tham dự với hy vọng đánh bóng tên tuổi, và một bộ phận không nhỏ là mù quáng.
Sau mỗi cuộc biểu tình, trên trang mạng của một nhà thơ xuất hiện bài viết cùng hình ảnh đính kèm kể lại chuyến xuống đường của ông với một số trí thức và cán bộ lão thành. Bài viết nhận được nhiều phản hồi, được chia sẻ nhiều và số lượng người xin làm “bạn ảo” trên mạng xã hội ấy với nhà thơ cũng tăng vọt. Tự nhiên, người ta liên tưởng tới chiêu “tự lăng –xê” của một số ca sỹ quá đát hoặc người đẹp hạng ruồi. Thật đáng buồn và nực cười! Và nhà thơ ít người biết đến kia có lẽ cũng không phải là người duy nhất đi biểu tình với mục đích tìm cách “lộ hàng” như vậy.

Thật ra, với một cá nhân thôi người ta không thể đánh giá cả một cộng đồng. Trong số những trí thức xuống đường biểu tình, vẫn có những trí thức thực sự đang cảm nhận trong lòng sự an nguy của vận nước. Song cũng có một sự thật rất khác mà họ dường như (cố tình) không nhận ra. Đó là nếu họ ở vị thế của người lãnh đạo một quốc gia nhỏ bên cạnh một quốc gia đang vươn tới tầm siêu cường, phản ứng mềm mỏng hay cứng rắn có thể quyết định sinh mệnh của một dân tộc.

Tôi dám chắc là nếu được hỏi có nên đi biểu tình chống Khựa xâm lược, gây hấn không thì ý kiến “Có” không vượt trội so với ý kiến “Tôi không biểu tình nhưng nếu cần tôi sẽ cầm súng” hoặc “Tôi có hơn một cách để biểu thị lòng yêu nước của mình mà không nhất thiết phải xuống đường biểu tình”. Bạn không thể nói rằng những người không xuống đường biểu tình là những người không yêu nước. Những người như vậy hiểu rằng biểu tình để cho bọn Khựa thấy sức mạnh dân tộc Việt Nam, nhưng cũng đã và đang tìm cách cống hiến trí tuệ và sức lực cho việc bảo vệ lợi ích dân tộc. Chỉ có điều, họ không “khoe hàng” để đánh bóng tên tuổi của mình. Trước bọn xâm lược bẩn thỉu, đê tiện và hèn hạ, họ chọn con đường không ngoan hơn, xứng đáng hơn.

Trong khi đó, một số người được coi là trí thức đã làm gì? Họ hô hào khá mạnh mẽ, tham gia nhiệt tình bất chấp việc xuống đường ngày càng được quản lý chặt chẽ bởi chính quyền. Thậm chí, có một số đã sử dụng các diễn đàn cá nhân để lên án chính quyền bằng hai cáo buộc “ngăn cản người dân thể hiện lòng yêu nước” và “lên án báo chí hèn nhát khi đánh tráo khái niệm”. Số khác, ngay tại trang web của mình, tự nguyện làm người dẫn đường chỉ lối cho người biểu tình mà không biết rằng họ đã đi quá xa và đang bị lợi dụng. Nực cười và đáng thương hơn nữa, một nhân sĩ lại còn công khai cả giờ giấc và nội dung gặp gỡ an ninh để chứng tỏ mình anh hùng. Đáng thương thay!
Không khó để nhận ra rằng, đó chỉ là chỉ dấu để đòi hỏi sự dân chủ hay chẳng qua chỉ là chút chiêu thức PR của những người đã qua thời. Bạn đọc hãy tự trả lời câu hỏi này. Tôi không có ý quy chụp và càng không có ý định ám chỉ ai ở diễn đàn này.

Trước 1975, ở miền Bắc, những cái tên của nhóm nhân văn giai phẩm đối với lớp trí thức cũ cũng vô cùng cao qúy. Họ như một tầng lớp elite của xã hội được nhiều người ngưỡng vọng trong im lặng. Nhưng xét cho cùng, về thực tài, về nền tảng kiến thức, văn hoá và sáng tạo, chỉ số ít trong số họ mới là elite đúng nghĩa. Thời thế tạo anh hùng, phương ngữ cổ ấy chưa lạc hậu ở bất kỳ thời đại nào. Thực chất, chính biến cố nhân văn giai phẩm đã biến họ thành những “anh hùng văn hóa” được cộng đồng phong tặng thầm lặng. Thử hỏi, nếu không có biến cố ấy, mấy người trong số họ được đặt ở vị trí cao qúy kia? Nên nhớ, sau thời cởi trói văn nghệ, số “nhân sỹ” nhân văn giai phẩm có tác phẩm đúng nghĩa là cao qúy chưa đếm đủ đầu ngón tay.

Lớp trí thức giao thời, tức kế tục lớp nhân văn giai phẩm, cũng vậy thôi. Họ không đóng góp được cho nền văn hóa Việt nhiều xứng tầm họ đang được “ngưỡng vọng”. Và khi họ không có thành qủa, họ phải tìm một cách khác để cái tên mình còn được đứng trong hàng ngũ đáng ngưỡng vọng ấy. Và không có cách nào ngắn nhất, hay nhất là bằng cách tỏ ra mình là người “hơi có chút bất đồng chính kiến”.

Nếu là một giáo dân, sẽ không có gì khiến người giáo dân ấy nổi danh hơn việc chống lại nhà thờ và nếu là một công dân bình thường, chẳng có gì nổi danh hơn bằng việc chống lại chính quyền. Đầy rẫy người cứ nhắc đến Nietzsche là nói ông lừng danh với tuyên ngôn chống Chúa, tuyên phán “Chúa đã chết” trong khi họ không hiểu thực sự Nietzsche ám chỉ điều gì trong ba chữ ấy. Nói tóm lại, khi không có gì trong tay để tạo nên một vị thế cho mình, có một bộ phận (nhỏ thôi) những trí thức đang loay hoay tìm cách tỏ ra rằng mình là người chống chính quyền. Hiểu theo một cách khác, họ đang cố ý tìm một “tai nạn” với chính quyền để đánh bóng cho chính bản thân mình.

Còn nhớ, Trần Vàng Sao nổi lên với bài thơ yêu nước nhưng ông càng nổi hơn với cuốn hồi ký bị đánh cắp và được phát tán trên mạng. Đọc tập thơ của ông do NXB Giấy Vụn ấn hành, thật ra thấy thơ ông cũng không xuất sắc đến mức ông có thể thành một “nhân vật” như thế. Nhưng ông vẫn là một nhân vật vì chính cuốn hồi ký kia đã cho thấy ông “có một tai nạn với chính quyền”.

Xin mượn câu kết của một Bloger nổi tiếng: Phải chăng, có một số nhỏ trí thức Việt nam đang đi tìm hình của mình theo cách ấy? Và để khép lại, có lẽ nên nhận xét về thời đại này ở đất Việt là thời đại “Có những anh hùng từ tai nạn sinh ra”…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog